Ads 468x60px

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

KINH MÂN CÔI (3) (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


…Có thể nói, cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi không có gì bất lợi và bất tiện. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã dạy : “Đó là kinh dành cho mọi hạng người không phân biệt , dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục, dù là những con người đạo đức thánh thiện hay những con người yếu đuối tội lỗi, dù là những bậc trí thức uyên thâm hay những con người bình dân ít học.

Kinh Mân Côi là lời kinh dễ đọc, dễ dùng, nhưng có tác dụng rất thực tế và rất sâu. Trước hết, xét về số lượng lời kinh, đọc ít cũng được, đọc nhiều cũng được. Có người chỉ đọc mười kinh, có người đọc những 150 kinh. Đọc ở nhà cũng được, khi đi đường cũng được. Lúc nằm ngủ cũng được, khi thức dậy cũng được. Khi mệt nhọc cũng được, lúc khoẻ khoắn cũng đuợc.
Mức độ cơ bản nhất của việc đọc kinh Mân Côi là tay cầm tràng hạt mà lòng nghĩ tới Chúa, nghĩ tới Đức Mẹ. Nhờ kinh Mân Côi, chúng ta tiếp xúc với Mẹ Maria, với Chúa Giê-su. Có khi chỉ là một tiếp xúc rất sơ đẳng, sự tiếp xúc của lòng muốn. Có những con người rất yếu đuối và hay chia trí, đầu óc bị chi phối bởi trăm công nghìn việc, cầm tràng hạt với thiện chí muốn gặp Chúa. Có những con người rất cao siêu thanh thoát, tay cầm tràng hạt mà tâm hồn say sưa ngay ngất kết hiệp với Chúa. Đối với những tâm hồn đạo đức thánh thiện, các kinh kính mừng là những nốt nhạc đệm cho bài tình ca của linh hồn.
Kinh Mân Côi còn quý giá về một phương diện khác nữa, đó là bản tóm lược sách Tin Mừng. Những người Kitô hữu đích thực phải là những con người thấm nhuần Tin Mừng. Lần hạt Mân Côi là một cách rất thực tế, rất phù hợp với tâm thể lý của con người, giúp cho việc từ từ thấm nhuần các chân lý Phúc Âm, các mầu nhiệm trong Lịch Sử Cứu Độ.”
​Lần chuỗi Mân Côi là đọc lại lời kinh Chúa Giêsu dạy (Lạy Cha), lập lại lời chào của thiên thần (Kinh Mừng) liên lĩ, nên lời kinh không khuyếm khuyết này, theo Tông thư Kinh Mân Côi, “là một phương tiện hữu hiệu nhất để cổ võ các tín hữu dấn thân chiêm niệm mầu nhiệm Kitô giáo…” (số 5) ; là cách thế “đã được các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi (ĐTC Gioan Phaolô II) nhiều lần đề nghị như một lời kinh cầu cho hoà bình… là một trợ giúp hữu hiệu chống lại những tác động huỹ hoại của cơn khủng hoảng đặc trưng (của gia đình) trong thời đại chúng ta.” (số 6) ; “Kinh Mân Côi cũng là và luôn luôn là lời kinh của gia đình và cho gia đình. Lời kinh này đã một thời hết sức thân thiết với các gia đình Kitô giáo và hẳn đã làm cho các gia đình xích lại gần nhau… Gia đình mà cầu nguyện chung thì ở chung với nhau…:” (số 41) Đó là lý do “Cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi cho con cái và hơn thế nữa, với con cái, dạy dỗ chúng từ thuở ấu nhi biết dừng lại mỗi ngày để cầu nguyện…là một trợ giúp thiêng liêng mà ta không thể hạ giá.” (số 42)
Ý thức sự kỳ diệu của của Kinh Mân Côi, Bạn và tôi, chúng ta cùng làm cho lời kêu gọi của vị giáo hoàng vĩ đại “không rơi vào quên lãng!”, “Hãy cầm lấy lại Chuỗi Mân Côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá Kinh mân côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày của anh chị em.” (Tông thư Kinh Mân Côi, số 43)
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện bằng lời kinh của Chân phước Bartolo Longo vị tông đồ của Kinh Mân Côi, lời kinh mà ĐTC Gioan Phaolô coi như của ngài để kết thúc Tông Thư Kinh Mân Côi : “Ôi tràng hạt Mân Côi của Đức Ma-ri-a, sợi dây êm ái nối kết chúng tôi với Thiên Chúa, mối ràng buộc chúng tôi với các thiên thần, đồn lũy ơn cứu độ chống lại các cuộc tấn công của Hoả ngục, bờ bến an toàn tránh khỏi đắm chìm đồng loạt, chúng tôi không bao giờ từ bỏ bạn. Bạn là nguồn an ủi chúng tôi trong giờ lâm tử : nụ hôn cuối cùng của chúng tôi dành cho bạn khi từ giã cõi đời. Và lời nói cuối cùng thốt lên từ môi miệng chúng con sẽ là danh dịu êm của Mẹ, ôi Nữ Vương Mân côi ở Pompei, lạy Mẹ rất dấu yêu, Nơi trú ẩn của những người tội lỗi, ôi Đấng an ủi tuyệt hảo của kẻ ưu phiền. Nguyện Mẹ được chúc phúc ở mọi nơi, hôm nay và mãi mãi, dưới trần gian và trên các tầng trời.” Amen.
Bình An, ngày 14/10/2005
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy







Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần V- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

Thứ hai, Tuần V- Mùa PS



Đọc tiếp »

CÙ MI TÔN VINH ĐỨC MẸ (14-5-2022)






Đọc tiếp »

THÁNH THỂ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

Viết 17 năm rồi, nay nhờ Facebook loan truyền và nhắc nhớ để chúng ta quí trọng THÁNH LỄ, THÁNH THỂ và RƯỚC LỄ:
“Nếu Phụng Vụ thánh chiếm ưu vị trong đời sống Giáo Hội, thì có thể nói rằng trái tim và trung tâm của phụng vụ là Bí Tích Thánh Thể, bởi vì Thánh Thể là nguồn suối ban sinh khí, khả năng thanh luyện và bổ dưỡng chúng ta, thành ra chúng ta không còn sống cho chính mình nữa, nhưng sống cho Thiên Chúa, và chúng ta sống liên kết rất mật thiết với nhau nhờ lòng mến.” (ĐTC Phaolô VI, Thông điệp Mầu Nhiệm Đức Tin, số 2).
Giáo Lý Toàn Cầu (GLTC) số 1324 đã nhắn lại lời dạy của Hiến Chế Giáo Hội : “Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu” (x.Lumen Gentium.11). Tựa đề của Thông điệp thứ 14 : “Giáo Hội từ Thánh Thể” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II làm rõ hơn nữa tầm quan trọng số một của Bí Tích cực thánh này, rằng : “Giáo Hội múc nguồn sống từ Thánh Thể”, “Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể”.
Thánh Thể không chỉ cao cả, quan trọng mà còn “Phong phú vì được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau, mỗi danh hiệu gợi lên một số khía cạnh : Lễ Tạ Ơn ; Bửa Ăn Của Chúa ; Lễ Bẻ Bánh ; Cuộc Tưởng Niệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại ; Hy Lễ Thánh ; Hy tế Thánh Lễ ; Hy Lễ Ca Ngợi ; Hy Lễ Thiêng Liêng ; Hy Lễ Tinh Tuyền và Thánh Thiện.” (x. GLTC số 1328-1330)
Chính Chúa Giêsu-Đấng Thánh, Chí Thánh, ngàn trùng Chí Thánh (Isaia ) hiện diện thật sự trong hình bánh rượu của Thánh Thể mà Đức Phaolô VI gọi là “hiện diện thực tại tuyệt vời, hoặc nói theo phép “hoán xưng” thì đây là hiện diện bằng bản thể và bởi vì do cách hiện diện này, Đức Kitô, Thiên Chúa làm người hiện diện toàn vẹn.” (Mysterium Fidei, số 40). Do đó, phải dành cho việc tôn thờ Thánh Thể bằng một hành vi phụng tự cao nhất dành cho Thiên Chúa, Đấng mà thời Cựu Ước thấy Ngài thì phải chết theo quan niệm “kính nhi viễn chi”, trừ Môsê được diện đối diện. Và đây là lý do tại sao Giáo Luật qui định một số khoản luật chặt chẻ tránh sự phạm thánh này :
Nơi lưu giữ Thánh Thể phải có phép của Bản Quyền Sở Tại với sự bảo quản đặt biệt. (x. Gl. 934) “Không ai được phép giữ Thánh Thể trong mình hoặc đem đi đường với mình ; trừ nhu cầu mục vụ khẩn trương đòi hỏi, và phải giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận” (Gl. 935).
Và để tránh tình trạng này, Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã nhắc : “Mọi tín hữu luôn luôn có quyền chọn rước lễ nơi miệng. Nếu người rước lễ muốn nhận Thánh Thể trong tay, nơi những miền mà Hội Đồng Giám Mục cho phép, với sự xác nhận của Tông Toà, thì người ta có thể ban Mình Thánh cho họ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người rước lễ phải nuốt ngay Bánh Thánh trước mặt thừa tác viên, để đừng ai rời đi mà vẫn cầm Mình Thánh trong tay. Nếu có nguy cơ phạm thánh, thì không được cho rước lễ trong tay tín hữu.” ( Redemptionis Sacramentum. Số 92) và “người nào không có chức tư tế mà dám cử hành hy tế Thánh Thể sẽ bị tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh.” (Gl. 1378 # 3)
Mọi tín hữu phải ngăn chặn kịp thời những hành vi có thể đưa đến việc xúc phạm Thánh Thể. Đối lại, phải dành cho Bí Tích Cực Thánh này sự tôn thờ xứng hợp : “Trong thánh lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Đức Kitô dưới hình bánh rượu, bằng cách bái gối hay cúi đầu để tỏ lòng tôn thờ Chúa. “Hội Thánh Công Giáo luôn tôn thờ Thánh Thể không chỉ trong mà còn ngoài thánh lễ nữa, bằng cách bảo quản cẩn thận bánh rượu đã truyền phép, đặt Mình Thánh cho giáo dân tôn thờ cách long trong, rước kiệu Mình Thánh”. (Mysterium Fidei, 56 ; GLTC 1378)
Và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người sáng kiến và công bố thành lập Năm Thánh Thể ao ước : “Cha không đòi hỏi chúng con làm những điều quá đặc biệt bề ngoài cho bằng những sáng kiến làm thay đổi nội tâm. Nếu thành quả đạt được giúp các cộng đoàn cử hành thánh lễ ngày Chúa Nhật cách sốt sắng, cũng như thực hiện các giờ chầu Thánh Thể sau các thánh lễ thì quả là Năm Thánh Thể thành công mỹ mãn và là hồng ân lớn lao.” (Mane Nobiscum Domine, số 29)
Chúa Nhật Chầu Lượt giáo xứ Bình An-Phan Thiết
20/02/2005
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

KINH MÂN CÔI (2) (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


“…Bông hồng đỏ mà thánh Louis Maria Grignion De Montfort dành cho Người Tội Lỗi : “Hỡi những người tội lỗi nam cũng như nữ, tôi là một kẻ tội lỗi nặng nề hơn anh chị em, tôi tặng anh chị em bông hồng đỏ thắm máu Chúa Giêsu Kitô để đội vòng hoa này cho anh chị em, và cứu vớt những linh hồn anh chị em… Nếu các bạn trung thành đọc Kinh Mân Côi cách sốt sắng cho đến chết, thì

dầu các bạn tội lỗi nhiều, các bạn hãy tin tôi, “các bạn sẽ nhận được vòng hoa bất diệt” (1 Cr 9, 25)… bạn lần chuỗi Mân Côi mọi ngày cách sốt sắng cho đến chết, để nhận ra chân lý và được ơn thống hối cùng ơn tha thứ mọi tội lỗi của mình.”
Điều mà thánh nhân đã nói, tôi thấy ứng nghiệm khi giải tội cho các hối nhân, những người hơn 10 năm không lãnh bí tích, được thúc đẩy xưng tội sau khi cầu nguyện dưới chân tượng Mẹ Tàpao. Họ lần chuổi Mân Côi như bông hồng dâng Mẹ, và Mẹ Tàpao đã tặng lại bông hồng ấy cho họ, những bông hồng thắm Máu Cứu Độ thứ tha của Con Mẹ.
​Với những Tâm Hồn Đạo Đức, thánh nhân nhắn nhủ : “Hởi những linh hồn sùng đạo và được Chúa Thánh Thần soi sáng, chắc các bạn vui được tôi tặng các bạn một cây hồng nhỏ để đem trong trong vườn linh hồn các bạn… Bạn hãy trồng nó vào trong linh hồn bạn bằng cách quyết tâm lần chuỗi Mân Côi mọi ngày. Bạn hãy vun tưới nó bằng cách trung thành lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, bạn sẽ thấy nó như hạt giống, nay tuy còn bé nhỏ, nhưng với thời gian, nó sẽ lớn thành một cây to, chim trời là những tâm hồn lành thánh đã bay cao trên đường suy niệm, sẽ đến làm tổ cư trú ở đó, và nhờ đậu ở trên cao mà tránh khỏi nanh vuốt thú dữ trên mặt đất. Và sẽ được nuôi dưỡng bằng trái cây tốt lành là chính Chúa Giêsu Kitô. Xin chúc tụng danh Ngài đến muôn đời. Amen”.
​Cả Trẻ Nhỏ cũng được thánh nhân tặng một nụ hồng : “Này các con nhỏ của Cha, Cha tặng các con những nụ hồng xinh đẹp đó là những hạt của xâu chuỗi Mân Côi… Hai bé gái là hai chị em ruột đang ngồi trước cửa nhà và lần chuỗi cách sốt sắng, thì một Bà xinh đẹp xuất hiện rồi cầm tay dắt em đi theo Bà (Bà đưa đến một nơi tuyệt đẹp, được cho ăn ngon)… Việc này xảy ra tại Paraguay. Các con nhỏ của Cha, các con hãy bắt chước hai bé gái này, các con hãy lần chuỗi Mân Côi mọi ngày cách sốt sắng, các con sẽ được lên thiên đàng gặp Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong cuộc sống vĩnh hằng.”
​Phải chăng, vì sự kỳ diệu của Kinh Mân Côi dành cho mọi hạng người mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lập Năm Mân Côi từ 10/2002 - 10/2003 để toàn thể Giáo Hội “Đọc Kinh Mân Côi chính là suy niệm với Đức Maria dung nhan Đức Kitô”, để “Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Maria” (x. số 13), để “Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Maria” (x. số 14), để “Được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cùng với Đức Mẹ” (x. số 15), để “Cầu nguyện với Đức Kitô cùng với Mẹ Maria” (x. số 16), và để “Loan báo Đức Kitô cùng với Đức Maria” (x.số 17). Giúp thực hiện triệt để chỉ thị ấy, ngài đã “giao phó đề nghị mục vụ này cho sáng kiến của mỗi cộng đoàn Giáo Hội.” (Tông thư Kinh Mân Côi, số 3).
Trong Tông thư đặc biệt dành cho Đức Mẹ trên, Đức Thánh Cha đã bác bỏ những “ý kiến bác bẻ Kinh Mân Côi” khi lập lại tư tưởng Đức Phaolô VI rằng : “kinh này không những không đối lập với phụng vụ, nhưng hỗ trợ, bởi vì nó dẫn nhập rất tốt và làm vang dội lại phụng vụ, bằng cách giúp cho dân chúng tham gia trọn vẹn và có chiều sâu, và thu nhận hoa quả của nó trong đời sống hằng ngày.” Ngài cũng nói kinh này không trở ngại cho phong trào đại kết (x. số 4)…
Tháng Mân Côi 2005
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

KHÓ KHĂN KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 12/05/2021)


“... Cầu nguyện chắc chắn mang lại sự bình an lớn lao, nhưng qua cuộc chiến đấu bên trong, đôi khi có khó khăn, khó khăn này có thể theo ta suốt cả một thời gian dài trong cuộc sống. Cầu nguyện không phải là một điều dễ dàng, và đây là lý do tại sao chúng ta trốn tránh nó. Mỗi khi chúng ta muốn cầu nguyện, ngay lập tức chúng ta được nhắc nhớ nhiều hoạt động khác, những hoạt động ngay lúc đó dường như quan trọng hơn và cấp bách hơn. Điều này cũng xảy ra với tôi nữa! Nó xảy ra với tôi. Tôi đi cầu nguyện một chút… nhưng không, tôi phải làm điều này điều nọ… Chúng ta chạy trốn khỏi cầu nguyện, tôi không biết tại sao, nhưng nó là như thế. Hầu như luôn luôn, sau khi ngừng cầu nguyện, chúng ta nhận ra những điều đó không chính yếu chút nào, và chúng ta có thể đã lãng phí thời gian. Đó là cách Kẻ Thù lừa phỉnh chúng ta.
Mọi người nam nữ tin Chúa tường trình không những niềm vui của cầu nguyện, mà cả sự tẻ nhạt và mệt mỏi mà nó có thể mang lại: đôi khi phải chiến đấu khó khăn mới duy trì được thời gian và cách thức cầu nguyện. Một số vị thánh, liên tiếp trong nhiều năm, tìm bất cứ sự hài lòng nào trong cầu nguyện, nhưng không tri nhận được tính hữu ích của nó. Im lặng, cầu nguyện và tập trung là những thao tác khó khăn, và đôi khi bản chất con người nổi loạn. Thà chúng ta ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chứ không phải ở đó, trong hàng ghế nhà thờ, cầu nguyện. Những ai muốn cầu nguyện phải nhớ rằng đức tin không dễ dàng, và đôi khi nó tiến bước trong bóng tối gần như hoàn toàn, không có điểm quy chiếu nào. Có những khoảnh khắc trong đời sống đức tin tối tăm, và do đó một số thánh nhân gọi đây là “đêm tối”, bởi vì chúng ta không nghe thấy gì. Nhưng tôi tiếp tục cầu nguyện.
Sách Giáo lý liệt kê một loạt dài những kẻ thù của việc cầu nguyện, những kẻ thù gây khó khăn cho việc cầu nguyện, khiến chúng ta gặp khó khăn (xem số 2726-2728)...
Tuy nhiên, các kẻ thù tồi tệ nhất của việc cầu nguyện tìm thấy trong chính chúng ta. Sách Giáo lý mô tả chúng như sau: “chán nản vì khô khan, buồn phiền vì mình không tiến dâng tất cả cho Chúa, (vì chúng ta có nhiều của cải), thất vọng vì Chúa không theo ý mình, kiêu ngạo nên chai lỳ trong tình trạng bất xứng của tội nhân, dị ứng với việc cầu nguyện vì cho rằng cầu nguyện là xin xỏ và việc cho không của Chúa” (2728)...
Trong thời gian thử thách, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta không đơn độc, có đấng nào đó đang trông coi chúng ta và bảo vệ chúng ta. Thánh Antôn Tu Viện trưởng, người sáng lập ra phong trào đơn tu Kitô giáo, cũng phải đối đầu với thời kỳ khủng hoảng ở Ai Cập, khi việc cầu nguyện trở thành một cuộc đấu tranh khó khăn. Người viết tiểu sử của ngài, Thánh Atanasiô, Giám mục Alexandria, kể lại một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc đời của vị thánh ẩn tu khi ngài khoảng ba mươi lăm tuổi, một thời kỳ trung niên mà đối với nhiều người thường có khủng hoảng. Thánh Antôn đã bị xáo trộn bởi thử thách, nhưng đã chống lại. Cuối cùng khi đã thanh thản trở lại, ngài hướng sang Chúa của mình với giọng điệu gần như trách móc: “Nhưng lạy Chúa, lúc ấy Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không đến ngay để chấm dứt sự đau khổ của con? ” Và Chúa Giêsu trả lời: “Antôn, Ta ở đó. Nhưng Ta đợi xem con chiến đấu”(Hạnh thánh Antôn, 10)...
Nếu trong giây phút mù mịt, chúng ta không thể nhìn thấy sự hiện diện của Người, thì trong tương lai chúng ta sẽ nhìn thấy. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ lặp lại cùng một câu mà tổ phụ Gia-cốp đã nói vào một ngày nọ: “Quả thật, Chúa đang ở nơi này; mà tôi đã không biết điều đó ”(St 28, 16). Vào cuối cuộc đời của chúng ta, khi nhìn lại, chúng ta cũng sẽ có thể nói: “Tôi từng nghĩ tôi ở một mình, nhưng không, tôi đã không ở một mình: Chúa Giêsu ở với tôi”. Tất cả chúng ta sẽ có thể nói điều ấy.” (ĐTC Phanxicô, 12/05/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT V- PS C



Đọc tiếp »

KINH MÂN CÔI (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Giảng lễ tại Tàpao ngày 13/05/2022, Đức Cha Giuse, Giám Mục Phan Thiết đã nhắc đến lời mời gọi của Đức Mẹ Fatima hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Vì thế, xin đăng lại bài viết tháng Mân Côi 2005 vừa nhờ Facebook lưu vừa khích lệ việc lần hạt hằng ngày:
“…Được xuất hiện sớm nhất khoảng thế kỷ XII với hình thức suy niệm Năm Sự Vui và Năm Sự Mừng, đến thế kỷ XIII-XIV, các tu sĩ dòng Phanxicô và dòng Tôi Tớ Đức Mẹ cổ động suy niệm Năm Sự Thương, rồi thánh Đaminh (1172-1221) được coi như người Đức Mẹ dùng để truyền bá lần hạt Mân Côi, và nhờ các tu sĩ trong dòng hoàn thành chuỗi với 150 kinh Mân Côi (song hành với 150 thánh vịnh) kèm theo nhiều câu suy niệm ; cuối cùng, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm vào Năm Sự Sáng, Kinh Mân Côi tuy đơn sơ, bình dân đến nổi có người coi thường như thể là hình thức cầu nguyện chỉ dành cho bà già quê ít học, nay được mọi thành phần Dân Chúa ý thức và thực hành.
​Chính ĐTC Gioan Phaolô II, người con của Đức Mẹ, mở đầu Tông Thư Kinh Mân Côi rằng : “Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, dần dần được hình thành trong Ngàn năm thứ hai dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này, vì mang lại hoa quả thánh thiện. Nó dễ dàng hoà nhập vào cuộc hành trình thiêng liêng của đời sống ki-tô hữu, đời sống này sau hai ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu…” (số 1)
​Sức mạnh của Kinh Mân Côi, sự kỳ diệu của Kinh Mân Côi không chỉ thể hiện ở tính lịch sử ngày lễ Mẹ Mân Côi 07/10 hàng năm được ĐTC Piô V, xuất thân từ dòng Đaminh lập ra vào năm 1572 để kỷ niệm chiến thắng của hạm đội Công Giáo trên dân Thổ Nhĩ Kỳ ở vịnh Lepanto ngày 07/10/1571, nhờ sự bầu cử của Mẹ, mà là sức mạnh chống trả cám dỗ, hoán cải tâm hồn, bảo vệ hạnh phúc gia đình, xây dựng hoà bình thế giới.
​Thánh Bênađô nói : “Kinh Mân Côi có sức xua đuổi ma quỷ, làm cho hoả ngục phải run sợ trước thánh danh Chúa Giêsu và Đức Maria”. Với thánh Gioan Kim Khẩu thì : “Thiên Chúa cai trị vũ trụ, nhưng dường như Người chịu thua những ai lấy Kinh Mân Côi mà cầu nguyện”.
​Trong tác phẩm Bí Quyết Diệu Kỳ của Kinh Mân Côi, thánh Louis Maria Grignion De Montfort gởi đến những lời khuyên đọc Kinh Mân Côi cho Linh Mục như là bông hồng trắng : “Thưa quí Linh Mục, những thừa tác viên của Đấng Tối Cao, những vị rao giảng chân lý, những tiếng kèn đồng của Tin Mừng… xin đặt vào lòng quí Cha, để quí Cha lo thực hành việc đọc Kinh Mân Côi và nếm những hoa trái ngọt ngào. Xin đặt vào miệng quí Cha để giảng cho người ta biết vẻ tuyệt hảo của lời kinh này, và nhờ đó mà người ta trở về với Chúa. Xin quí Cha đừng coi việc đạo đức này là nhỏ mọn và không mấy quan trọng, như quần chúng và một số vị thông thái kiêu căng vẫn nghĩ, vì đây là việc đạo đức lớn lao, cao trọng và thần thánh…”
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

CHÚA KITÔ HIỆN DIỆN TRONG PHỤNG VỤ


Hiến chế Phụng Vụ của công đồng Vaticanô II dạy :
“Công cuộc cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn bị như thế đã được tiên báo trong dân Cựu Ước qua những kỳ công của Chúa, nay được Chúa Kitô hoàn tất, nhất là nhờ mầu nhiệm phục sinh gồm cuộc Khổ Nạn hồng phúc, việc sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển của Người…” (số 5)
“…để chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô

hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện trong hy lễ, không những trong con người thừa tác viên, “vì như xưa Người hiến mình trên thập giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của linh mục”, mà nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình Thánh Thể.
Người hiện diện trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế ai rửa tội là chính Chúa Kitô rửa tội. Người hiện diện trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội. Sau hết, Người hiện diện khi Giáo Hội cầu khẩn và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa : “Đâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18, 20). (số 6)
Vậy, bạn hãy quí trọng và siêng năng tham dự phụng vụ cách sốt sắng, vì “Phụng vụ là chóp đỉnh sinh hoạt của Giáo Hội đồng thời cũng là nguồn mạch các nhân đức.” (lời giới thiệu).







Đọc tiếp »

HÃY YÊU THƯƠNG NHAU

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.12 “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.16 “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
Jesus said to his disciples: "As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love. If you keep my commandments, you will remain in my love, just as I have kept my Father's commandments and remain in his love. I have told you this so that my joy may be in you and your joy may be complete." This is my commandment: love one another as I love you. No one has greater love than this, to lay down one's life for one's friends. You are my friends if you do what I command you. I no longer call you slaves, because a slave does not know what his master is doing. I have called you friends, because I have told you everything I have heard from my Father. It was not you who chose me, but I who chose you and appointed you to go and bear fruit that will remain, so that whatever you ask the Father in my name he may give you. This I command you: love one another."
Đọc tiếp »

TÌNH HUYNH ĐỆ NHÂN LOẠI (ĐTC Phanxicô, 14/05/2020)


“Hôm nay, Uỷ ban cao cấp về tình huynh đệ nhân loại đã mời gọi một ngày cầu nguyện, ăn chay, để cầu xin lòng thương xót Chúa trong thời khắc bi thảm của đại dịch này. Chúng ta đều là anh em. Thánh Phanxicô Assisi nói: “Tất cả là anh em”. Và vì điều này, những người nam nữ thuộc mọi niềm tin tôn giáo, hôm nay, hãy tham gia cầu nguyện và làm việc hãm mình đền tội, để cầu xin ân sủng chữa lành khỏi đại dịch này...
Đại dịch này diễn ra quá bất ngờ, kinh hoàng và nhiều người chết, thậm chí là chết trong cô đơn, mà chúng ta gần như bất lực không thể làm gì. Chúng ta hãy nghĩ về những người đau khổ, về hậu quả kinh tế, về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tất cả cùng nhau cầu nguyện với Chúa...
Mọi người cầu nguyện lên cùng Chúa hết khả năng có thể của mình. Tất cả chúng ta đoàn kết như anh em, cầu nguyện theo văn hóa và tôn giáo của chúng ta, kêu cầu sự tha thứ vì tội lỗi của chúng ta, khẩn xin Chúa ngăn chặn đại dịch này...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta và thương xót chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 14/05/2020)
Đọc tiếp »

THÁNH MATHA, TÔNG ĐỒ



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

MỪNG LỄ MẸ FATIMA 13/05/2022 (Hôm nay 13/05, lễ Đức Mẹ Fatima nhớ chuyến hành hương một mình đến Fatima (Bồ Đào Nha) 11 năm trước…)





Đọc tiếp »

THẦY LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
Jesus said to his disciples: "I am the true vine, and my Father is the vine grower. He takes away every branch in me that does not bear fruit, and everyone that does he prunes so that it bears more fruit. You are already pruned because of the word that I spoke to you. Remain in me, as I remain in you. Just as a branch cannot bear fruit on its own unless it remains on the vine, so neither can you unless you remain in me. I am the vine, you are the branches. Whoever remains in me and I in him will bear much fruit, because without me you can do nothing. Anyone who does not remain in me will be thrown out like a branch and wither; people will gather them and throw them into a fire and they will be burned. If you remain in me and my words remain in you, ask for whatever you want and it will be done for you. By this is my Father glorified, that you bear much fruit and become my disciples."
Đọc tiếp »

Ở LẠI TRONG CHÚA (ĐTC Phanxicô, 13/05/2020)


“Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo và các giáo sư là những người đang phải tìm ra những hướng đi mới trong việc học tập và giảng dạy: xin Chúa giúp họ trên hành trình này, cho họ lòng can đảm và ban cho họ những thành công lớn...
“Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái” (Ga 15, 5)
Đời sống Kitô hữu là một sự “ở lại” trong Chúa Giêsu. Chúa sử dụng hình ảnh của cây nho. Sự “ở lại” này không phải là một sự “ở lại” thụ động, không phải là ngủ yên trong Chúa: nhưng đó là một sự “ở lại” tích cực và cũng có một mối quan hệ hỗ tương. Nói cách khác, Chúa cũng “ở lại” trong chúng ta. Đó là một mầu nhiệm của cuộc sống, một mầu nhiệm đẹp. Đời sống Kitô hữu còn bao gồm sự “ở lại” hỗ tương này. Chúng ta không thể làm gì nếu không có Chúa Giêsu...
Thật là tốt cho chúng ta khi suy nghĩ về điều này: chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu vẫn ở trong chúng ta. Chúng ta cần đến ơn sự cứu rỗi, và Chúa ở lại trong chúng ta để ban cho chúng ta sức mạnh làm chứng cho Ngài để Giáo hội phát triển. Đó là một mối quan hệ của sự thân mật, mầu nhiệm, không thể diễn tả hết bằng lời: điều đó không chỉ dành cho các nhà thần bí, điều đó còn dành cho tất cả chúng ta.
Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để con có hể làm bất cứ điều gì Chúa nói với con”. Đó là một cuộc đối thoại thân mật giúp chúng ta hiểu và cảm nhận mầu nhiệm của việc “ở lại” này.” (ĐTC Phanxicô, 13/05/2020)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

LÊN NÚI VỚI MẸ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Hôm nay ngày 12/05/2022 bắt đầu lại cuộc hành hương đến núi Tàpao kính viếng Đức Mẹ. Cũng lạ là ở Việt Nam thì tên Mẹ gắn liền với tên núi rừng : Lavang, Bão Dâu, Tàpao, Núi Cúi...
Đọc lại bài viết "Lên Núi Với Mẹ" và xem lại hình mình đã chụp cách đây 16 năm, nhờ Facbook lưu giữ và nhắc nhớ mỗi dịp tháng Đức Mẹ về, ảnh quí này cũng có mẹ mình hành hương :
"…Núi non là nơi linh thiêng, nơi gặp gỡ giữa con người và thế giới thần linh trong quan niệm dân

gian và trong Kinh Thánh. Núi đồi cũng là nơi nương ẩn khi gặp thử thách, bách hại. Núi rừng còn là nơi thư giản, phục hồi sức khoẻ, giải toả những căng thẳng của cuộc sống.
Mỗi khi lên núi, chúng ta sống lại tâm trạng của tổ phụ Abram, lần đầu tiên gặp Chúa đã “sang miền núi, ở phía đông Bết-ên… tại đây ông dựng một bàn thờ kính Đức Chúa” (St 12,8). Trên núi, chúng ta nhớ lại mẫu gương đức tin của Abraham-Cha của kẻ tin, một đức tin mạnh đến nỗi thực hiện ý Chúa đòi hỏi quá sức mình : "Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho."(St 22, 2)
Khi lần theo những bậc tam cấp tiến lên núi, chúng ta hồi tưởng hình ảnh chiêm bao của Giacóp về “chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời”, và chúng ta cùng bước đi với các thiên thần của Chúa lên xuống (x St 27, 10-12), bước lên trong niềm tin tưởng “Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn.” (Xh23, 20) ; bước đi trong an bình vì “thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” (Tv 91, 12). Tâm trạng được đồng hành với thiên thần hộ thủ, được Chúa bảo vệ chở che, không chỉ dừng lại trong khi hành hương mà thôi, nhưng sẽ kéo dài suốt cuộc hành trình tại thế của người tín hữu, cho đến ngày “được vào ngụ trong nhà Chúa, được ở trên núi thánh của Ngài” (Tv 15, 1).
Lên núi cầu nguyện, là lúc chúng ta bắt chước Môsê đáp lời Chúa gọi : “Hãy lên núi với Ta và ở lại đó” (Xh 24, 12) để lãnh nhận thánh ý Chúa. Cắm trại trên núi, là sống lại thời gian 40 đêm ngày mà Môsê lưu lại trên núi Sinai để nhận Giao Ước Thập Giới. (x. Xh 24, 12 –18) ; 40 ngày đêm chay tịnh trong hoang địa của Chúa Giêsu trước khi bắt đầu sứ vụ (x. Mt 4, 1-11) ; hay có thể tìm được một nơi “ở đây thì tốt biết mấy” để cắm lều bên Chúa, như thánh Phêrô xưa được Chúa đưa riêng lên núi Tabor, dịp Chúa hiển dung. (x. Mt 17, 1-8)
Sống một mình trên núi, chống chọi với những thử thách khắc nghiệt, những mối nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta có thể liên tưởng đến cuộc chiến của một mình tiên tri Êlia với 450 tiên tri của thần Baan và Asêra, trên núi Cátmen, nơi Thiên Chúa biểu lộ quyền năng của Ngài vượt trên mọi thần lực, mà đáp lời khẩn cầu của Êlia. (x. 1V 18, 20-40)
Ngắm nhìn sự hùng vĩ của núi đồi, chúng ta hướng về viễn tượng của ngôn sứ Isaia “Trong tương lai, núi Nhà ĐỨC CHÚA, đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi.” (Is 2, 2) một viễn tượng lớn mạnh của Nước Trời như “hạt cải…thành cây” (x. Lc 13, 19) và sự bền vững của “Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16, 18) ; và chúng ta rủ nhau cùng hành hương gia nhập và tiến vào Nước Chúa : “Rằng, đến đây, ta cùng lên núi ĐỨC CHÚA, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời ĐỨC CHÚA phán truyền.” (Is 2, 3)..."
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

ĐOÀN CHIÊN CỦA CHÚA

Ga 10:
27 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời ; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29 Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30 Tôi và Chúa Cha là một.”
Jesus said: «My sheep hear my voice; I know them, and they follow me.
I give them eternal life, and they shall never perish. No one can take them out of my hand.
My Father, who has given them to me, is greater than all, and no one can take them out of the Father's hand.
The Father and I are one."
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.