Ads 468x60px

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

XIN CHÚA CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)


“... Thực tế mà chúng ta đang trải qua trên khắp thế giới do đại dịch làm cho thông điệp này, sứ mệnh thiết yếu này của Giáo hội, đặc biệt phù hợp. Tiếng nói của ông Gióp, vang dội trong phụng vụ hôm nay, một lần nữa diễn giải thân phận phàm nhân của chúng ta, rất cao cả trong phẩm giá, nhưng đồng thời lại rất mỏng giòn. Đứng trước dịch bệnh, trong tâm hồn chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi: “tại sao?”.
Và đối với câu hỏi này, Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, không trả lời bằng một lời giải thích : vì chúng ta có phẩm giá cao cả và thân phận quá mong manh; Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi ‘tại sao’ này bằng một lời giải thích, nhưng bằng một sự hiện diện đầy yêu thương, cúi xuống, cầm tay nâng lên, như Người đã làm với mẹ vợ ông Phêrô (x. Mc 1:31). Cúi xuống để nâng người kia lên.
Chúng ta đừng quên rằng cách chính đáng duy nhất để nhìn một người từ trên xuống là khi anh chị em đưa tay ra đỡ họ dậy. Đó là cách duy nhất. Và đây là sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao phó cho Giáo hội. Con Thiên Chúa bày tỏ Quyền Uy Chúa Tể của Ngài không phải “từ trên xuống”, không phải từ xa, nhưng khi cúi xuống, đưa tay ra; Ngài thể hiện Quyền Uy Chúa Tể Càn Khôn của mình trong sự gần gũi, dịu dàng, trong lòng trắc ẩn. Gần gũi, dịu dàng, từ bi là phong cách của Chúa. Thiên Chúa đến gần, và Ngài đến gần với sự dịu dàng và lòng thương cảm. Chúng ta đọc bao nhiêu lần trong Tin Mừng, trước một vấn đề sức khỏe hay bất kỳ vấn đề nào: “Người động lòng trắc ẩn”. Lòng thương cảm của Chúa Giêsu, sự gần gũi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu là phong cách của Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta rằng lòng trắc ẩn này bắt nguồn sâu xa từ mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha. Tại sao? Trước khi trời sáng và sau khi mặt trời lặn, Chúa Giêsu lui vào thanh vắng một mình cầu nguyện (câu 35). Từ đó Ngài rút ra sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh, rao giảng và chữa bệnh.
Cầu xin Đức Mẹ giúp chúng ta để Chúa Giêsu chữa lành chúng ta, chúng ta luôn cần điều này, tất cả mọi người; để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể trở thành chứng nhân cho sự dịu dàng chữa lành của Thiên Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần V - TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

XIN CHÚA LÊN THUYỀN TRỐNG RỖNG CỦA CON… (ĐTC Phanxicô, 06/02/2022)


“Chúa Giê-su lên thuyền của Si-môn. Để làm gì? Để giảng dạy. Người xin lên chiếc thuyền, không phải chiếc thuyền đầy cá mà là chiếc thuyền trở về trống trơn, sau một đêm vất vả và thất vọng. Đó là một hình ảnh đẹp đối với chúng ta. Mỗi ngày, con thuyền cuộc sống của chúng ta cũng rời bờ để ra biển các hoạt động thường ngày; Mỗi ngày chúng ta cố gắng “đánh bắt xa bờ”, nuôi dưỡng ước mơ, thực hiện các dự án, sống tình yêu trong các mối tương quan của chúng ta. Nhưng thường, giống như Phêrô, chúng ta chứng kiến “suốt đêm trắng lưới”, thất vọng vì làm việc chăm chỉ mà không thấy kết quả như mong đợi: “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được gì” (Lc,5,5). Chúng ta thường ở lại với cảm giác thất bại, trong khi tâm hồn thì sinh ra thất vọng và cay đắng; hai nỗi thống khổ hết sức nguy hiểm.
Rồi Chúa làm gì? Người chọn lên thuyền của chúng ta. Từ đó Người muốn loan báo Tin Mừng. Chính chiếc thuyền trống rỗng đó, biểu tượng cho sự bất lực của chúng ta, trở thành “ngai toà” của Chúa Giêsu, thành bục giảng mà từ đó Người công bố Lời. Đây là điều mà Chúa yêu thích làm: Chúa là Chúa của sự ngạc nhiên, của những phép lạ trong sự ngạc nhiên, Chúa bước vào con thuyền của cuộc đời chúng ta khi chúng ta không có gì để dâng Người; bước vào khoảng trống của chúng ta và lấp đầy chúng với sự hiện diện của Người; dùng sự nghèo khó của chúng ta để loan báo sự giàu có của Người, sự khốn khổ của chúng ta để loan báo lòng thương xót của Người.
Chúng ta hãy nhớ điều này: Thiên Chúa không muốn một con tàu du lịch, nhưng một con thuyền tồi tàn “ọp ẹp” là đủ cho Người, miễn là chúng ta chào đón Người. Nhưng tôi tự hỏi, liệu chúng ta có để Người bước lên con thuyền cuộc đời mình không? Chúng ta có dành cho Người chút ít chúng ta có không? Đôi khi chúng ta cảm thấy không xứng đáng với Người vì chúng ta là tội nhân. Nhưng đây là một lối biện minh mà Chúa không thích, vì nó đẩy chúng ta ra xa Người! Người là Thiên Chúa của sự gần gũi, của lòng cảm thương, của sự dịu dàng. Người không tìm kiếm chủ nghĩa hoàn hảo, nhưng tìm sự chào đón. Người cũng nói với bạn: “Hãy để Ta bước vào con thuyền cuộc đời của con, như nó là”.
Như vậy Chúa đã xây dựng lại sự tin cậy của Phêrô. Khi đã lên thuyền, sau khi rao giảng, Người nói với ông: “Hãy ra chỗ nước sâu” (Lc 5,4). Đó không phải là thời điểm thích hợp để đánh cá, trời đã sáng, nhưng Phêrô đã tin cậy Chúa Giê-su, điều đó không dựa trên chiến lược của những thợ đánh cá, những điều mà ông biết rõ, nhưng dựa vào sự mới lạ của Chúa Giê-su. Chúng ta cũng vậy: nếu chúng ta đón Chúa vào thuyền của chúng ta, chúng ta có thể ra chỗ nước sâu. Với Chúa Giêsu, chúng ta chèo thuyền trong biển đời mà không sợ hãi, không thất vọng khi không đánh bắt được gì và cũng không đầu hàng vì “không còn làm được gì nữa”. Trong cuộc sống cá nhân cũng như trong đời sống của Giáo hội và xã hội, luôn luôn có một điều gì đó cao đẹp và can đảm còn có thể làm được. Chúng ta luôn có thể bắt đầu lại, Chúa luôn mời gọi chúng ta quay trở lại sân chơi bởi vì Người mở ra những khả thể mới. Vì vậy, chúng ta hãy đón nhận lời mời: chúng ta hãy xua đuổi sự bi quan và ngờ vực, để ra khơi với Chúa Giêsu! Rồi chiếc thuyền nhỏ trống rỗng của chúng ta cũng sẽ chứng kiến ​​một mẻ cá kỳ diệu.
Chúng ta hãy cầu xin với Mẹ Maria: một cách khác biệt, Mẹ đã đón Chúa vào thuyền cuộc đời, xin Mẹ khích lệ chúng ta và cầu bầu cho chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 06/02/2022)
Đọc tiếp »

NĂM MỚI, LÀM MỚI LẠI CUỘC SỐNG…

Dt 13:
1 Thưa anh em, anh em hãy giữ mãi tình huynh đệ. 2 Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết. 3 Anh em hãy nhớ đến các người bị xiềng xích, chẳng khác gì anh em cũng bị xiềng xích với họ ; anh em hãy nhớ đến những người bị hành hạ, chẳng khác gì mình với họ chỉ là một thân thể. 4 Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế, vì Thiên Chúa sẽ xét xử các kẻ gian dâm và ngoại tình. 5 Trong cách ăn nết ở, anh em đừng có ham tiền, hãy coi những gì mình đang có là đủ, vì Thiên Chúa đã phán : Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi !, 6 đến nỗi chúng ta có thể tin tưởng mà nói : Có Chúa ở cùng tôi mà bênh đỡ, tôi chẳng sợ gì. Hỏi người đời làm chi tôi được ?
7 Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. 8 Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.
Let brotherly love continue.
Do not neglect hospitality, for through it some have unknowingly entertained angels.
Be mindful of prisoners as if sharing their imprisonment, and of the ill-treated as of yourselves, for you also are in the body.
Let marriage be honored among all and the marriage bed be kept undefiled, for God will judge the immoral and adulterers.
Let your life be free from love of money but be content with what you have, for he has said, "I will never forsake you or abandon you."
Thus we may say with confidence: "The Lord is my helper, (and) I will not be afraid. What can anyone do to me?"
Remember your leaders who spoke the word of God to you. Consider the outcome of their way of life and imitate their faith.
Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever.
Đọc tiếp »

CÁC CON NGHỈ ĐI, ĐỂ THẦY LÀM…

Mc 6:
30 Khi ấy, các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. 31 Người bảo các ông : “Anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. 32 Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. 33 Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. 34 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
The Apostles gathered together with Jesus and reported all they had done and taught. He said to them, "Come away by yourselves to a deserted place and rest a while." People were coming and going in great numbers, and they had no opportunity even to eat. So they went off in the boat by themselves to a deserted place. People saw them leaving and many came to know about it. They hastened there on foot from all the towns and arrived at the place before them. When he disembarked and saw the vast crowd, his heart was moved with pity for them, for they were like sheep without a shepherd; and he began to teach them many things.
Đọc tiếp »

GIÁO LÝ và HUẤN QUYỀN (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)


“Điểm thứ hai: dạy giáo lý và tương lai. Năm ngoái là năm kỷ niệm lần thứ 50 tài liệu Il rinnovamento della catechesi (“Đổi mới việc dạy giáo lý”), mà qua đó, Hội đồng Giám mục Ý đã thừa nhận những định mức của Công đồng. Về phương diện này, tôi xin nhắc lại lời lẽ của Thánh Phaolô VI, ngỏ với Đại hội của Hội Đồng Giám Mục Ý lần đầu tiên sau Công đồng Vatican II: “Chúng ta phải nhìn Công đồng với lòng biết ơn Thiên Chúa và tin tưởng vào tương lai của Giáo hội; đây sẽ là sách giáo lý vĩ đại của thời đại mới” (23 tháng 6 năm 1966). Trở lại với chủ đề này, nhân dịp Đại hội Giáo lý Quốc tế lần thứ nhất, ngài nói thêm: “Đây là một trách vụ luôn được tái sinh và liên tục đổi mới để việc dạy Giáo lý hiểu các vấn đề vốn nảy sinh từ trong lòng con người, ngõ hầu dẫn họ trở lại cội nguồn tiềm ẩn của họ: hồng phúc tình yêu vốn tạo dựng và cứu rỗi” (25 tháng 9 năm 1971).Vì vậy, việc dạy giáo lý được Công đồng gợi hứng luôn biết lắng nghe trái tim con người, luôn biết chú tâm lắng nghe, luôn tìm cách đổi mới chính nó.
Huấn quyền là đây: Công đồng là huấn quyền của Giáo hội. Một là anh chị em sống với Giáo hội và do đó anh chị em vâng theo Công đồng, còn nếu anh chị em không vâng theo Công đồng hoặc anh chị em giải thích nó theo cách riêng của anh chị em, như anh chị em muốn, anh chị em không sống với Giáo hội. Chúng ta phải đòi hỏi và khắt khe về điểm này. Không nên thương lượng để Công đồng phải thêm điều này điều nọ... Không, Công đồng là như thế. Và chúng ta có kinh nghiệm về vấn đề này, về việc lựa lọc đối với Công đồng, một việc vốn được lặp đi lặp lại với các Công đồng khác trong suốt lịch sử. Khiến tôi liên tưởng đến một nhóm giám mục, sau Công đồng Vatican I, đã để cho một nhóm giáo dân, nhiều nhóm, tiếp tục “giáo lý chân chính” không phải của Vatican I: “Chúng tôi mới là những người Công Giáo chân chính”. Ngày nay, họ phong chức cho phụ nữ. Những thái độ nghiêm khắc nhất, để bảo vệ đức tin, nhưng không có Huấn quyền của Giáo hội, sẽ chỉ dẫn anh chị em đến hủy hoại. Xin đừng nhượng bộ những ai cố gắng trình bày một thứ giáo lý không phù hợp với Huấn Quyền của Giáo Hội.” (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần V - TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

VUA ĐAVIT HOÁN CẢI, LÀM VIỆC LÀNH

Hc 47:
8Trong hết mọi việc làm,
Vua Đavít dùng lời tôn vinh chúc tụng
mà ngợi khen Đấng Thánh Tối Cao ;
với trọn cả tâm tình, ông hát lên những khúc thánh thi
tỏ lòng yêu mến Đấng tạo thành ông.
9Ông cắt đặt ca viên,
để trước bàn thờ, họ hát những bài ca thánh thót.
10Ông tổ chức cho các ngày lễ tăng thêm vẻ huy hoàng,
và sắp xếp cho lễ lạt được hoàn hảo,
để trong những ngày ấy, Danh Thánh được ca khen
và từ sáng sớm, lời chúc tụng vang lên trong đền thánh.
11Đức Chúa đã xoá bỏ tội lỗi của ông
và nâng cao uy thế ông luôn mãi.
Thiên Chúa đã thiết lập với ông một giao ước :
cho vương quyền ông muôn năm tồn tại,
và ban cho ông ngai vinh hiển trong Ít-ra-en.
With his every deed David offered thanks to God Most High, in words of praise. With his whole being he loved his Maker and daily had his praises sung; He added beauty to the feasts and solemnized the seasons of each year With string music before the altar, providing sweet melody for the psalms. So that when the Holy Name was praised, before daybreak the sanctuary would resound. The Lord forgave him his sins and exalted his strength forever; He conferred on him the rights of royalty and established his throne in Israel.
Đọc tiếp »

DẠY GIÁO LÝ (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)


“Dạy Giáo lý là làm vọng lại Lời Chúa. Trong việc chuyển tải đức tin, Kinh thánh - như Tài liệu Căn bản nhắc nhớ - là “Sách”; không phải trợ khoản, mặc dù nó có thể là trợ khoản đầu hết ”(CEI, Il rinnovamento della catechesi, n. 107). Vì thế, việc dạy Giáo lý là “làn sóng dài” của Lời Chúa, để chuyền tải niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống. Nhờ tường thuật khi dạy giáo lý, Sách Thánh trở thành “môi trường” để chúng ta cảm nhận một phần của cùng lịch sử cứu độ, gặp gỡ những chứng nhân đức tin đầu tiên. Dạy Giáo Lý là cầm tay người khác và đồng hành với họ trong lịch sử này. Nó gợi hứng cho một cuộc hành trình, trong đó mỗi người tìm thấy nhịp điệu riêng của mình, vì đời sống Kitô hữu thậm chí không san bằng hay tiêu chuẩn hóa, nhưng đúng hơn, nâng cao tính độc đáo của mỗi con cái Thiên Chúa. Dạy Giáo lý cũng là một hành trình khai tâm mầu nhiệm, diễn tiến trong cuộc đối thoại liên tục với phụng vụ, một môi trường trong đó các biểu tượng tỏa sáng mà không áp đặt, nói với đời sống và ghi dấu ấn nó bằng dấu ấn ơn thánh.
Trọng tâm của mầu nhiệm là giáo lý sơ truyền (kerygma-giáo lý sơ khởi của các tông đồ); và giáo lý sơ truyền là một con người: đó là chính Chúa Giêsu Kitô. Dạy Giáo lý là nơi đặc biệt để cổ vũ cuộc gặp gỡ bản thân với Người. Do đó nó phải được đan xen với các mối liên hệ bản thân. Không có việc dạy giáo lý thật sự nếu không có chứng từ của những người nam nữ bằng xương bằng thịt. Ai trong chúng ta không nhớ ít nhất một giáo lý viên của mình? Tôi thì tôi nhớ: Tôi nhớ vị nữ tu đã chuẩn bị cho tôi Rước lễ lần đầu và việc này rất tốt đối với tôi. Họ là những người chủ đạo đầu tiên của việc dạy Giáo lý, những sứ giả của Tin Mừng, thường là những giáo dân, những người đã quảng đại dấn thân để chia sẻ vẻ đẹp của việc đã gặp gỡ Chúa Giêsu. “Giáo lý viên là ai? Họ là những người giữ cho ký ức về Thiên Chúa luôn sống động; họ giữ cho nó sống động trong chính họ”- họ là “những nhà tưởng niệm” lịch sử cứu độ - “và họ có thể hồi sinh nó trong những người khác... Giáo lý viên là một Kitô hữu đặt sự tưởng niệm này phục vụ việc rao truyền, không tự tỏ ra quan trọng, không nói về bản thân họ, nhưng nói về Thiên Chúa, về tình yêu và sự trung thành của Người ”(Bài giảng nhân “Ngày dành cho Giáo lý viên” trong Năm Đức tin, ngày 29 tháng 9 năm 2013).
Để làm điều đó, ta nên nhớ rằng “giáo lý sơ truyền kêu gọi phải nhấn mạnh tới các yếu tố cần thiết nhất ngày nay: nó phải phát biểu tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa vốn có trước bất cứ nghĩa vụ luân lý và tôn giáo nào từ phía chúng ta; nó không nên áp đặt sự thật nhưng kêu gọi tự do của người ta, như Chúa Giêsu đã làm; nó phải được đánh dấu bằng niềm vui, sự khích lệ, sự sống động và sự cân bằng hài hòa, vốn không giảm thiểu việc giảng giải một số học thuyết mà đôi khi có tính triết học hơn là truyền giảng tin mừng. Tất cả những điều này đòi hỏi ở phía người rao giảng tin mừng một số thái độ có thể cổ vũ tính cởi mở đối với sứ điệp: sự dễ gần gũi, sự sẵn sàng đối thoại, sự kiên nhẫn, sự nồng nhiệt và chào đón không có tính phán xét ”(Tông huấn Evangelii gaudium, 165). Chúa Giêsu đã có tất cả các điều này. Đó là toàn bộ địa dư nhân tính mà giáo lý sơ truyền, la bàn không thể sai lầm của đức tin, giúp ta khám phá...” (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần V - TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

TỘI LỖI, ÔN DỊCH THỜI VUA ĐAVIT

2Sm 24:

10 Vua Đa-vít áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua Đa-vít thưa cùng Đức Chúa : “Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy Đức Chúa, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành động rất ngu xuẩn.” 11 Sáng hôm sau, khi vua Đa-vít dậy, đã có lời Đức Chúa phán với ngôn sứ Gát, thầy chiêm của vua Đa-vít, rằng : 12 “Hãy đi nói với Đa-vít : Đức Chúa phán thế này : ‘Ta đưa ra cho ngươi ba điều. Ngươi hãy chọn lấy một trong ba, và Ta sẽ thực hiện cho ngươi.’” 13 Vậy ông Gát đến gặp vua Đa-vít, báo cho vua và nói : “Ngài muốn điều gì xảy ra : hoặc bảy năm đói trong toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo ngài, hoặc ba ngày ôn dịch ? Bây giờ xin ngài suy nghĩ xem tôi phải trả lời thế nào cho Đấng đã sai tôi.” 14 Vua Đa-vít nói với ông Gát : “Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay Đức Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm !”

15 Đức Chúa giáng ôn dịch xuống Ít-ra-en từ sáng hôm đó cho đến lúc đã định, và từ Đan tới Bơ-e Se-va, có bảy mươi ngàn người trong dân đã chết. 16 Thiên sứ đưa tay về phía Giê-ru-sa-lem để tàn phá thành, nhưng Đức Chúa hối tiếc vì tai hoạ đó, và Người bảo thiên sứ có nhiệm vụ tiêu diệt dân : “Đủ rồi ! Bây giờ rút tay lại.”
Afterward, however, David regretted having numbered the people, and said to the LORD: "I have sinned grievously in what I have done. But now, LORD, forgive the guilt of your servant, for I have been very foolish."
When David rose in the morning, the LORD had spoken to the prophet Gad, David's seer, saying:
"Go and say to David, 'This is what the LORD says: I offer you three alternatives; choose one of them, and I will inflict it on you.'"
Gad then went to David to inform him. He asked: "Do you want a three years' famine to come upon your land, or to flee from your enemy three months while he pursues you, or to have a three days' pestilence in your land? Now consider and decide what I must reply to him who sent me."
David answered Gad: "I am in very serious difficulty. Let us fall by the hand of God, for he is most merciful; but let me not fall by the hand of man."
Thus David chose the pestilence. Now it was the time of the wheat harvest when the plague broke out among the people. (The LORD then sent a pestilence over Israel from morning until the time appointed, and seventy thousand of the people from Dan to Beer-sheba died.)
But when the angel stretched forth his hand toward Jerusalem to destroy it, the LORD regretted the calamity and said to the angel causing the destruction among the people, "Enough now! Stay your hand."
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

CÁC THÁNH THÔNG CÔNG (ĐTC Phanxicô, 02/02/2022)


“Vậy thì “sự hiệp thông của các thánh” là gì? Sách Giáo lý của Hội thánh Công Giáo khẳng định: “Hiệp thông các thánh là Hội thánh” (số 946). Anh chị em hãy xem đây là một định nghĩa đẹp đẽ xiết bao! "Hiệp thông các thánh là Giáo hội". Điều đó có nghĩa gì? Phải chăng có nghĩa là Giáo hội được dành cho những người hoàn thiện? Không. Nó có nghĩa là cộng đồng của những tội nhân được cứu

rỗi [Nó là : peccatori salvati, các tội nhân được cứu rỗi]. Giáo hội là cộng đồng của những người tội lỗi được cứu rỗi. Định nghĩa này quả đẹp đẽ. Không ai có thể loại mình ra khỏi Giáo hội, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội được cứu rỗi. Sự thánh thiện của chúng ta là hoa trái của tình yêu thương của Thiên Chúa thể hiện trong Chúa Kitô, Đấng thánh hoá chúng ta bằng cách yêu thương chúng ta trong cảnh khốn cùng của chúng ta và cứu chúng ta khỏi điều đó.
Thánh Phaolô nói rằng luôn nhờ ơn Người, chúng ta tạo thành một thân thể duy nhất, trong đó Chúa Giêsu là đầu và chúng ta là chi thể (x. 1Cr 12,12). Hình ảnh Nhiệm thể Chúa Kitô và hình ảnh thân thể này ngay lập tức làm chúng ta hiểu ý nghĩa của việc ràng buộc với nhau trong sự hiệp thông: Chúng ta hãy lắng nghe điều Thánh Phaolô nói: “Nếu một chi thể đau khổ”, Thánh Phaolô viết, “tất cả các chi thể cùng đau khổ; và nếu một chi thể được vinh danh, tất cả các chi thể sẽ vui mừng với họ. Giờ đây, anh em là thân thể của Đức Kitô và, mỗi người tùy theo phần của mình mà là chi thể của Người ”(1Cr 12,26-27). Đây là điều Thánh Phaolô nói: tất cả chúng ta là một thân thể, tất cả được hiệp nhất nhờ đức tin, nhờ phép rửa… Tất cả trong sự hiệp thông: hiệp nhất trong hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô. Và đấy là sự hiệp thông của các thánh.
Anh chị em thân mến, niềm vui và nỗi buồn chạm vào cuộc sống của tôi ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cũng như niềm vui và nỗi buồn chạm vào cuộc sống của anh chị em bên cạnh chúng ta cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi không thể thờ ơ với người khác, bởi vì tất cả chúng ta đều ở trong một thân thể, trong sự hiệp thông. Theo nghĩa này, ngay cả tội lỗi của một cá nhân cũng luôn ảnh hưởng đến mọi người, và tình yêu của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nhờ sự hiệp thông của các thánh, sự kết hợp này, mọi chi thể của Giáo hội đều gắn bó với tôi một cách sâu xa. Nhưng tôi không nói “với tôi” bởi vì tôi là Giáo hoàng; [Tôi nói] với mỗi người chúng ta, ngài được ràng buộc, chúng ta được ràng buộc, và được ràng buộc một cách sâu sắc và mối ràng buộc này mạnh mẽ đến mức không thể bị phá vỡ ngay cả bởi sự chết. Ngay cả bởi sự chết.
Thật vậy, sự hiệp thông của các thánh không chỉ liên quan đến những anh chị em đang ở bên cạnh tôi trong thời điểm có tính lịch sử này, hoặc những người sống trong thời điểm lịch sử này, nhưng cũng liên quan tới những người đã kết thúc cuộc hành trình của mình, cuộc hành hương dương thế và vượt qua ngưỡng cửa của cái chết. Họ cũng đang hiệp thông với chúng ta. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xem xét điều này, trong Chúa Kitô, không ai có thể thực sự tách chúng ta ra khỏi những người chúng ta yêu thương bởi vì mối dây liên kết là mối dây hiện sinh, mối dây bền chặt trong chính bản chất của chúng ta; chỉ có cách sống với nhau mới thay đổi, nhưng không gì và không ai có thể phá vỡ mối ràng buộc này.” (ĐTC Phanxicô, 02/02/2022)
Đọc tiếp »

Thứ 6, 4tn

Bđ1-Dt 13
Thưa anh em, anh em hãy giữ mãi tình huynh đệ. 2 Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết. 3 Anh em hãy nhớ đến các người bị xiềng xích, chẳng khác gì anh em cũng bị xiềng xích với họ ; anh em hãy nhớ đến những người bị hành hạ, chẳng khác gì mình với họ chỉ là một thân thể.
4 Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế, vì Thiên Chúa sẽ xét xử các kẻ gian dâm và ngoại tình. 5 Trong cách ăn nết ở, anh em đừng có ham tiền, hãy coi những gì mình đang có là đủ, vì Thiên Chúa đã phán : Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi !, 6 đến nỗi chúng ta có thể tin tưởng mà nói : Có Chúa ở cùng tôi mà bênh đỡ, tôi chẳng sợ gì. Hỏi người đời làm chi tôi được ?
7 Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. 8 Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.
Let brotherly love continue.
Do not neglect hospitality, for through it some have unknowingly entertained angels. Be mindful of prisoners as if sharing their imprisonment, and of the ill-treated as of yourselves, for you also are in the body.
Let marriage be honored among all and the marriage bed be kept undefiled, for God will judge the immoral and adulterers. Let your life be free from love of money but be content with what you have, for he has said, "I will never forsake you or abandon you." Thus we may say with confidence: "The Lord is my helper, (and) I will not be afraid. What can anyone do to me?"
Remember your leaders who spoke the word of God to you. Consider the outcome of their way of life and imitate their faith.
Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever.
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ HÀNH ĐỘNG TRONG PHỤNG VỤ (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)


“Phụng vụ, chính vì chiều kích khách quan của nó, đòi phải được cử hành cách sốt sắng, để ơn thánh được tuôn đổ trong nghi thức không bị phân tán nhưng thay vào đó vươn tới cảm nghiệm của mọi người. Sách Giáo lý giải thích điều đó rất hay đã viết: “Cầu nguyện nội tâm hóa và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành”. Nhiều lời cầu nguyện của Kitô giáo không bắt nguồn từ phụng vụ, nhưng tất cả những lời cầu nguyện đó, nếu muốn là Kitô giáo, đều giả định phụng vụ, nghĩa là qua trung gian bí tích của Chúa Giêsu Kitô. Mỗi khi chúng ta cử hành Phép Rửa, hoặc truyền phép bánh và rượu trong Phép Thánh Thể, hoặc xức dầu thánh cho thân thể của một người bệnh, thì Chúa Kitô ở đấy! Chính Người hành động và hiện diện giống như khi Người chữa lành chân tay yếu ớt của một người bệnh, hoặc như trong Bữa Tiệc Ly, Người đã ban giao ước của Người là sẽ cứu rỗi thế giới.
Lời cầu nguyện của Kitô hữu biến sự hiện diện bí tích của Chúa Giêsu thành của riêng họ. Điều ở bên ngoài chúng ta trở thành một phần của chúng ta: phụng vụ phát biểu điều này cả bằng cử chỉ ăn uống rất tự nhiên. Thánh lễ không thể chỉ là việc “lắng nghe”: cũng không chính xác khi nói, “Tôi đi xem lễ”. Thánh lễ không thể chỉ “đi xem”, như thể chúng ta chỉ là khán giả của một điều gì đó trôi tuột đi mà không có sự tham gia của chúng ta. Thánh lễ luôn được cử hành, và không những bởi linh mục chủ tế mà thôi, mà còn bởi tất cả các Kitô hữu đang trải nghiệm nó. Và trung tâm là Chúa Kitô! Tất cả chúng ta, trong sự đa dạng của các ơn phúc và thừa tác vụ, tham dự vào hành động của Người, bởi vì Người, Chúa Kitô, vốn là Nhân vật chủ đạo của phụng vụ.
Khi các Kitô hữu đầu tiên bắt đầu thờ phượng, họ đã làm như vậy bằng cách hiện thực hóa các việc làm và lời nói của Chúa Giêsu, với ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của họ, đạt được nhờ ơn thánh đó, sẽ trở thành của lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Cách tiếp cận này thật sự là một cái nhìn mới. Thánh Phaolô viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (12: 1). Cuộc sống được mời gọi trở thành việc thờ phượng Thiên Chúa, nhưng điều này không thể xảy ra nếu không có việc cầu nguyện, nhất là việc cầu nguyện của phụng vụ.
Ước gì suy nghĩ này giúp ích tất cả chúng ta khi tham dự phụng vụ : Thánh lễ và các bí tích. Tôi đi cầu nguyện trong cộng đoàn, tôi đi cầu nguyện với Chúa Kitô đang hiện diện. Chẳng hạn, khi chúng ta đi cử hành Phép Rửa, thì chính Chúa Kitô, Đấng hiện diện ở đó, làm Phép Rửa. “Nhưng thưa Cha, đây là một ý tưởng, một kiểu nói ví von”; “không, đây không phải là kiểu nói ví von. Chúa Kitô hiện diện và hành động trong phụng vụ, anh chị em cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng ở bên cạnh anh chị em.” ( ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần IV - TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

NGÀY THẾ GIỚI TÌNH HUYNH ĐỆ NHÂN LOẠI


Ngày 04/02/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Imam Ahmad Al-Tayyib của đại học Al-Azhar ký Tài liệu về Tình Huynh đệ Nhân loại vì Hòa bình Thế giới và sự Chung sống. Kỷ niệm ngày này, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, ngày 21/12/2020, đã thiết lập ngày 04/02 hàng năm là Ngày Thế giới Tình Huynh đệ Nhân loại.
Lạy Chúa, xin giúp nhân loại cùng nhau sống trong ngôi nhà chung là Trái Đất thắm tình yêu thương. Ước gì mọi người không phân biệt quốc gia, lãnh thổ, chủng tộc, thể chế chính trị, tôn giáo… coi nhau như anh em, sống nền “ văn minh tình thương”, làm cho hành tinh xanh tràn đầy sự sống xinh đẹp và bình an. Amen.


Đọc tiếp »

PHỤNG VỤ (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)


“Trong lịch sử Giáo Hội, thường có cơn cám dỗ muốn thực hành một Kitô giáo thân mật tư riêng, vốn không thừa nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ công cộng. Thông thường, khuynh hướng này chủ trương đặc tính họ cho là thuần khiết hơn của một lòng đạo không phụ thuộc vào các nghi lễ bên ngoài, vốn bị coi là gánh nặng vô ích hoặc có hại. Trọng tâm của sự chỉ trích này không phải là một hình thức nghi lễ đặc thù, hay một cách thức cử hành đặc thù nào, mà là chính phụng vụ, hình thức phụng vụ của cầu nguyện.
Thật vậy, trong Giáo Hội, người ta có thể tìm thấy một số hình thức linh đạo đã không hòa nhập được thời điểm phụng vụ một cách thỏa đáng. Nhiều tín hữu, mặc dù siêng năng tham dự phụng vụ, nhất là Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng thay vào đó, họ đã rút tỉa nguồn nuôi dưỡng đức tin và đời sống thiêng liêng của họ từ các nguồn khác, thuộc loại sùng kính.
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã thực hiện được nhiều điều. Hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công đồng Vatican II đã trình bầy một điểm mấu chốt trong cuộc hành trình lâu dài này. Nó tái xác nhận một cách toàn diện và hữu cơ tầm quan trọng của phụng vụ thánh đối với đời sống của các Kitô hữu, những người nhận thấy ở đó sự trung gian khách quan phải có do sự kiện Chúa Giêsu Kitô không phải là một ý niệm hay một tình cảm, mà là một Ngôi vị sống động, và Mầu nhiệm của Người là một sự kiện lịch sử. Lời cầu nguyện của Kitô hữu phải nhờ các trung gian hữu hình: Sách Thánh, các Bí tích, các nghi thức phụng vụ, cộng đoàn.
Trong đời sống Kitô hữu, lãnh vực thể xác và vật chất không thể được miễn chước, vì trong Chúa Giêsu Kitô, nó đã trở thành con đường cứu rỗi. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta cũng phải cầu nguyện bằng thân thể mình: thân thể chúng ta đi vào việc cầu nguyện.
Do đó, không có linh đạo Kitô giáo nào không bén rễ vào việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Sách Giáo lý viết: “Sứ mạng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần là công bố, hiện thực và thông truyền mầu nhiệm cứu độ trong Phụng vụ của Hội Thánh; sứ vụ ấy được tiếp nối nơi tâm hồn người cầu nguyện (2655). Phụng vụ, tự nó, không chỉ là lời cầu nguyện tự phát, mà là một điều gì đó ngày càng độc đáo hơn: nó là một hoạt động làm nền tảng cho toàn bộ kinh nghiệm Kitô giáo và do đó, cả việc cầu nguyện nữa. Nó là biến cố, nó đang xảy ra, nó là sự hiện diện, nó là cuộc gặp gỡ. Nó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Kitô tự làm Người hiện diện trong Chúa Thánh Thần qua các dấu chỉ bí tích: do đó, các Kitô hữu chúng ta cần phải tham dự vào các mầu nhiệm Thiên Chúa. Tôi dám khẳng định rằng một Kitô giáo nếu không có phụng vụ là một Kitô giáo không có Chúa Kitô. Không có Chúa Kitô cách trọn vẹn. Ngay trong một nghi thức sơ sài nhất, chẳng hạn như nghi thức mà một số Kitô hữu đã cử hành và tiếp tục cử hành ở những nơi bị giam giữ, hoặc khi phải trú ẩn trong một căn nhà thời bách hại, Chúa Kitô thực sự hiện diện và ban chính Người cho các tín hữu của Người...” (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần IV - TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

MỒNG 3 TẾT : THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

MÙNG BA TẾT
THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM
-Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng trỉa và coi sóc vườn. (St 2,15)
-Thiên Chúa có quyền cho anh em được dư tràn mọi ân phúc: để anh em vừa luôn sung túc mọi mặt, vừa được dư dật để làm các việc phúc đức. (2Cr 9,8)
-Rộng rãi thì trời đãi
-Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy" (Ga 5,17)
-Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên










Đọc tiếp »

MỒNG 3 TẾT: THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM



Đọc tiếp »

MÙNG 2 TẾT TẠI ĐẤT THÁNH CÙ MI



THÁNH LỄ CẦU CHO TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ
Xuân Nhâm Dần 2022
Hc 44,1.10-15
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ. Các ngài là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

MỒNG 2 TẾT: CẦU CHO TỔ TIÊN, ÔNG BÀ, CHA MẸ


Mùng Hai Tết
Cầu cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ
Bài Ðọc 1: Hc 44,1.10-15
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ. Các ngài là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc 2: Ep 6,1-4.18.23.24
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông Ðồ các gửi tín hữu thành Êphêsô
Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả những ai yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu bất diệt.
Ðó là lời Chúa.










Đọc tiếp »

MỒNG MỘT TẾT CÙ MI VUI TẾT TRÀN ĐẦY ÂN SỦNG CHÚA MỪNG XUÂN CHAN CHỨA PHÚC LỘC TRỜI

Đọc tiếp »

NGÀY MỒNG 2 TẾT: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

KÍNH CHÚC NĂM MỚI BÌNH AN !


Văn hoá cổ truyền dân tộc khởi đầu nhịp sống mới, khởi đầu năm mới với 3 ngày Tết : mùng 1, mùng 2, mùng 3 rất linh thiêng ý nghĩa cho mọi hoạt động may mắn cả năm…
Thánh hoá văn hoá này, Giáo Hội cho chúng ta 3 thánh lễ đặc biệt :
-Mùng 1 : Cầu Bình An Năm Mới
-Mùng 2 : Kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ
-Mùng 3 : Thánh hoá công ăn việc làm
Chỉ có Chúa là nguồn bình an, Đấng ban bình an cho ta, nên nhìn 3 ngày Tết với 3 mối tương quan nền tảng đời người : Mùng 1 với Chúa, với Trời, “thuận Thiên”; Mùng 2 với Gia Đình; Mùng 3 với công việc.
Chúa (Trời)-Gia Đình-Công Việc. Hãy giữ trật tự ưu tiên này từng ngày sống, cho cả năm và suốt đời. Đừng làm đảo lộn, đừng để vì lập gia đình, lo gia đình mà xa Chúa bỏ Chúa; đừng quá ham công tiếc việc mà vô tâm hay làm tổn thương gia đình; lại càng không được vì làm ăn kinh tế mà bỏ lễ, bỏ cầu nguyện, coi công việc trọng hơn Chúa…
Kính chúc mọi người: Năm Mới Nhâm Dần và cả cuộc đời, luôn An Bình Hạnh Phúc, nhờ bản thân và gia đình thuận theo trật tự sống khôn ngoan : CHÚA (TRỜI)-GIA ĐÌNH-CÔNG VIỆC của ba ngày Tết mà hằng năm chúng ta cử hành !
Cha Sở Cù Mi
Mùng I Tết Nhâm Dần 2022
Đọc tiếp »

NGÀY MỒNG MỘT TẾT - THÁNH LÊ TÂN NIÊN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.