Ads 468x60px

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC GỬI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI !

THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/2021

Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chi Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0g ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?

Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Saigon khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.

Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”. Tôi kêu gọi tín hữu Công giáo, mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)

 Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm th tc vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp. 

Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào VN khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng Ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.

Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.

Thân ái và trân trọng kính chào.

Đã ký và đóng dấu

+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Tổng Giám mục Huế
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Thương quá Sài Gòn ơi! - Thư kêu gọi của Chủ tịch Hội đồng Giám mục gửi đồng bào Công giáo Việt Nam (https://hdgmvietnam.com/)

 


THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI !

THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/202

Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chi Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0g ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

(đọc tiếp)

Đọc tiếp »

“GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA HẰNG NGÀY”

 Theo lời dạy của Đức giám mục Phan Thiết- Giuse Đỗ Mạnh Hùng vào ngày 09/07/2020, xin được chia sẻ cho mọi gia đình “GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA HẰNG NGÀY”, để “Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119, 105)






Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ THÁNG 7 & 8







Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

CHÚA NHẬT XV-MÙA TN-B

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

THứ bảy, Tuần XIV-Mùa TN

Đọc tiếp »

Mt 10:

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng : “Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.17 “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho các dân ngoại. 19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì : 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.

21 “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
23 “Khi người ta bắt bớ anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em : anh em chưa đi hết các thành của Ít-ra-en, thì Con Người đã đến.”
Jesus said to his Apostles: “Behold, I am sending you like sheep in the midst of wolves; so be shrewd as serpents and simple as doves. But beware of men, for they will hand you over to courts and scourge you in their synagogues, and you will be led before governors and kings for my sake as a witness before them and the pagans. When they hand you over, do not worry about how you are to speak or what you are to say. You will be given at that moment what you are to say. For it will not be you who speak but the Spirit of your Father speaking through you. Brother will hand over brother to death, and the father his child; children will rise up against parents and have them put to death. You will be hated by all because of my name, but whoever endures to the end will be saved." When they persecute you in one town, flee to another. Amen, I say to you, you will not finish the towns of Israel before the Son of Man comes."
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

XÂY NHÀ CHÚA (1Sb, 22, 5-19)


“Vua Đa-vít nói : “Sa-lô-môn con ta còn trẻ người non dạ, và ngôi nhà sắp xây kính ĐỨC CHÚA phải được cả thiên hạ coi là thật nguy nga, lẫy lừng và tráng lệ. Nào ta hãy chuẩn bị cho nó !” Thế là vua Đa-vít chuẩn bị hết sức chu đáo trước khi qua đời. 6 Vua gọi thái tử Sa-lô-môn đến và truyền phải xây một ngôi nhà kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en. 7 Vua Đa-vít nói với Sa-lô-môn : “Con ơi, cha đã dự định xây một ngôi nhà kính danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha. 8 Nhưng có lời ĐỨC CHÚA phán với cha rằng : ‘Ngươi đã đổ máu quá nhiều và đã nhiều phen giao chiến, nên sẽ không được xây nhà kính danh Ta. Trước mặt Ta, ngươi quả đã làm cho đất thấm đầy những máu. 9 Này, đứa con ngươi đã sinh ra đó, nó sẽ là người của bình an, và Ta sẽ cho nó được bình an tư bề, không bị địch thù quấy nhiễu. Vì thế nó mới mang tên là Sa-lô-môn. Suốt cuộc đời nó, Ta sẽ ban cho Ít-ra-en được an cư lạc nghiệp. 10 Nó sẽ xây nhà kính danh Ta ; nó sẽ là con đối với Ta, Ta sẽ là cha đối với nó. Ngai vàng của nó trên vương quốc Ít-ra-en, Ta sẽ củng cố đến muôn đời.’

11 Này con, giờ đây xin ĐỨC CHÚA ở với con, cho con hoàn thành tốt đẹp công trình xây dựng Nhà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của con, như Người đã phán về con. 12 Chỉ mong sao ĐỨC CHÚA ban cho con được khôn ngoan sáng suốt khi đặt con lãnh đạo Ít-ra-en, để con tuân giữ lề luật của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của con. 13 Chắc chắn con sẽ thành công, miễn là con để tâm thi hành các quy tắc và luật lệ mà ĐỨC CHÚA đã chỉ thị cho ông Mô-sê truyền lại cho Ít-ra-en. Phải can đảm và cương quyết ! Đừng sợ hãi, đừng nao núng ! 14 Này, cha đã làm hết sức để chuẩn bị cho nhà của ĐỨC CHÚA một trăm ngàn nén vàng, một triệu nén bạc, còn đồng và sắt thì nhiều cân không hết, gỗ và đá, cha cũng đã chuẩn bị, nhưng con phải gom thêm nữa. 15 Con có sẵn nhiều công nhân : thợ đá, nghệ nhân chạm trổ gỗ đá và đủ thứ thợ cao tay trong mọi ngành nghề. 16 Còn vàng, bạc, đồng, sắt thì nhiều vô kể. Đứng lên ! Bắt tay vào việc đi ! Xin ĐỨC CHÚA ở với con !”
17 Vua Đa-vít truyền cho tất cả các thủ lãnh trong Ít-ra-en phải giúp thái tử Sa-lô-môn : 18 “ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các ngươi, không ở với các ngươi sao ? Người lại đã chẳng cho các ngươi được yên ổn tư bề đó sao ? Bằng chứng là Người đã trao vào tay ta cư dân xứ này khiến họ phải thần phục ĐỨC CHÚA và dân của Người. 19 Giờ đây, hãy hết lòng hết dạ tìm kiếm ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các ngươi. Đứng lên đi, xây thánh điện của ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, rồi đưa Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA với tất cả các đồ thánh dùng trong việc thờ phượng vào ngôi nhà đã được xây cất kính danh ĐỨC CHÚA.”
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Thứ tư,Tuần XVI- MTN

Đọc tiếp »

Sm 18,6-17.24 – 19,5

Quân binh ra ngoài đồng nghênh chiến với Ít-ra-en, và cuộc giao tranh xảy ra trong rừng Ép-ra-im. 7 Tại đó, quân binh Ít-ra-en bị bề tôi vua Đa-vít đánh bại. Hôm ấy là một ngày đại bại : hai mươi ngàn người chết tại đó. 8 Cuộc giao tranh tản ra khắp xứ, và ngày hôm ấy quân binh chết vì rừng nhiều hơn là chết vì gươm.

9 Áp-sa-lom bị bề tôi vua Đa-vít bắt gặp. Áp-sa-lom đang cưỡi con la và con la đi vào dưới một cây vân hương lớn, cành lá chằng chịt. Đầu y mắc vào cây vân hương và y bị treo giữa trời và đất, còn con la y cưỡi thì đi mất. 10 Một người trông thấy và báo tin cho ông Giô-áp : “Này, tôi thấy Áp-sa-lom treo trên một cây vân hương.” 11 Ông Giô-áp nói với người đã báo tin cho ông : “Này, anh đã thấy, sao anh không hạ nó ngay tại chỗ ? Như thế, hẳn ta đã phải cho anh mười se-ken bạc và một cái thắt lưng rồi !” 12 Người kia nói với ông Giô-áp : “Giả như người ta cân ngay vào tay tôi một ngàn se-ken bạc, tôi cũng không dám ra tay hại hoàng tử, vì chính tai chúng tôi đã nghe đức vua ra lệnh cho ông, ông A-vi-sai và ông Ít-tai rằng : ‘Hãy bảo toàn sinh mạng Áp-sa-lom cho ta !’ 13 Cho dù tôi liều mạng làm điều thất trung ấy, thì cũng chẳng có gì giấu được đức vua, còn ông, ông sẽ đứng xa.” 14 Ông Giô-áp nói : “Tôi không mất thời giờ với anh như thế nữa”, rồi ông cầm lấy ba cây thương trong tay, đâm vào tim Áp-sa-lom, khi y vẫn còn sống, treo trên cây vân hương. 15 Rồi mười thanh niên, người hầu cận của ông Giô-áp, xúm lại đánh Áp-sa-lom và giết y.
16 Ông Giô-áp cho thổi tù và, cùng lúc đó quân binh thôi không đuổi theo Ít-ra-en nữa, vì ông Giô-áp đã giữ quân binh lại. 17 Người ta đem Áp-sa-lom quăng vào một cái hố lớn trong rừng, rồi chất một đống đá rất lớn lên trên. Toàn thể Ít-ra-en đã chạy trốn, ai nấy về lều mình.
24 Vua Đa-vít đang ngồi giữa hai cửa thành. Người lính canh đi tới sân thượng cửa thành, trên tường thành. Anh ngước mặt lên nhìn thì thấy một người đang chạy một mình. 25 Người lính canh kêu lên và báo tin cho vua. Vua nói : “Nếu nó chỉ có một mình, tức là nó có tin mừng để báo.” Trong khi người này tiếp tục đi đến gần, 26 thì người lính canh thấy một người khác đang chạy. Anh gọi người giữ cửa và nói : “Kìa, một người nữa đang chạy một mình.” Vua nói : “Cả người ấy cũng báo tin mừng.” 27 Người lính canh nói : “Tôi thấy kiểu chạy của người thứ nhất như kiểu chạy của anh A-khi-ma-át, con ông Xa-đốc.” Vua nói : “Anh ta là một người tốt, anh đến để đem tin mừng, tin tốt đấy !”
28 A-khi-ma-át kêu lên và nói với vua : “Kính chúc bình an !” Rồi anh sấp mặt xuống đất lạy vua và nói : “Chúc tụng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngài, đã nộp những kẻ giơ tay chống lại đức vua là chúa thượng của con !” 29 Vua hỏi : “Cậu Áp-sa-lom có được bình an không ?” A-khi-ma-át trả lời : “Con thấy có đông người xôn xao khi ông Giô-áp sai một tôi tớ đức vua và tôi tớ ngài đây, nhưng con không biết có chuyện gì.” 30 Vua nói : “Hãy lui ra một bên và đứng đó.” Anh lui ra một bên và đứng chờ.
31 Bấy giờ người Cút đến. Người Cút nói : “Xin đức vua là chúa thượng tôi nghe tin mừng. Hôm nay ĐỨC CHÚA đã phân xử để ngài thoát khỏi tay tất cả những kẻ đứng lên chống lại ngài.” 32 Đức vua hỏi người Cút : “Cậu Áp-sa-lom có được bình an không ?” Người Cút trả lời : “Ước chi các kẻ thù của đức vua là chúa thượng tôi và mọi kẻ đứng lên chống lại ngài để làm hại ngài, đều phải chung một số phận như cậu ấy !”
19 1 Vua Đa-vít run rẩy, đi lên lầu trên cửa thành và khóc. Vua vừa đi vừa nói : “Áp-sa-lom con ơi, con ơi, Áp-sa-lom con ơi ! Phải chi cha chết thay con ! Áp-sa-lom con ơi, con ơi !” 2 Người ta báo cho ông Giô-áp : “Kìa đức vua đang khóc, đang khóc thương Áp-sa-lom !” 3 Hôm ấy, chiến thắng đã trở thành tang tóc cho toàn thể quân binh, vì hôm ấy, quân binh được nghe nói rằng : “Đức vua buồn phiền vì mất con.” 4 Hôm ấy, quân binh lén lút vào thành như một đám quân binh lén lút về, xấu hổ vì đã trốn chạy trong khi giao chiến. 5 Còn vua thì che mặt và lớn tiếng kêu : “Áp-sa-lom con ơi, Áp-sa-lom con ơi, con ơi !”
Đọc tiếp »

ÔN DỊCH THỜI VUA ĐAVIT (2Sm 24, 10-17)


“Vua Đa-vít áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua thưa với ĐỨC CHÚA : “Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành dộng rất ngu xuẩn.”

11 Sáng hôm sau, khi vua Đa-vít dậy, đã có lời ĐỨC CHÚA phán với ngôn sứ Gát, thầy chiêm của vua Đa-vít, rằng : 12 “Hãy đi nói với Đa-vít : ĐỨC CHÚA phán thế này : Ta đưa ra cho ngươi ba điều. Ngươi hãy chọn cho mình một trong ba, và Ta sẽ thực hiện.” 13 Ông Gát đến gặp vua Đa-vít, báo cho vua và nói : “Ngài muốn điều gì xảy ra : hoặc ba năm đói trong toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo ngài, hoặc ba ngày ôn dịch ?
Bây giờ xin ngài suy nghĩ và xem tôi phải trả lời Đấng đã sai tôi như thế nào.” 14 Vua Đa-vít nói với ông Gát : “Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay Thiên Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm !”15 ĐỨC CHÚA giáng ôn dịch xuống Ít-ra-en từ sáng hôm đó cho đến lúc đã định, và từ Đan tới Bơ-e Se-va, có bảy mươi ngàn người trong dân đã chết. 16 Thiên sứ đưa tay về phía Giê-ru-sa-lem để tiêu diệt thành, nhưng ĐỨC CHÚA hối tiếc vì tai hoạ đó, và Người bảo thiên sứ có nhiệm vụ tiêu diệt dân : “Đủ rồi ! Bây giờ rút tay lại.”
Sứ giả ĐỨC CHÚA đang ở gần sân lúa của ông A-rau-na, người Giơ-vu-xi. 17 Vua Đa-vít thưa với ĐỨC CHÚA, khi thấy thiên sứ có nhiệm vụ đánh phạt dân, ông nói : “Ngài coi, chính con đã phạm tội, chính con có lỗi ; nhưng đàn chiên đó đã làm gì ? Xin tay Ngài cứ đè trên con và nhà cha con !”
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XIV-Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Mt 9:

9 Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.

10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. 11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng : “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” 12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
As Jesus passed by, he saw a man named Matthew sitting at the customs post. He said to him, "Follow me." And he got up and followed him.
While he was at table in his house, many tax collectors and sinners came and sat with Jesus and his disciples.
The Pharisees saw this and said to his disciples, "Why does your teacher eat with tax collectors and sinners?"
He heard this and said, "Those who are well do not need a physician, but the sick do.
Go and learn the meaning of the words, 'I desire mercy, not sacrifice.' I did not come to call the righteous but sinners."
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

HÃY CHẤM DỨT CHIA RẼ


“Trích thư của thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng, gửi tín hữu Cô-rin-tô :

“Có lời chép rằng : Anh em hãy liên kết với các thánh, vì ai gắn bó với các ngài sẽ được nên thánh. Và ở nơi khác cũng có lời rằng : Lạy Chúa, Ngài giữ tín trung với kẻ tín trung, xử tuyệt hảo với người tuyệt hảo, ở liêm khiết cùng ai liêm khiết, nhưng dùng mưu mẹo với kẻ gian ngoan. Vậy chúng ta hãy liên kết với những kẻ tín trung và những người công chính, vì họ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn.
Tại sao anh em lại tranh giành, giận dữ, chia rẽ, bè phái và gây chiến với nhau ? Chẳng phải chúng ta chỉ có một Thiên Chúa, một Đức Ki-tô, một Thần Khí duy nhất sao ? Thần Khí là Đấng ban ân sủng đã được đổ tràn trên chúng ta. Và chẳng phải chúng ta có cùng một ơn gọi trong Đức Ki-tô sao ? Sao chúng ta lại chặt lìa và xâu xé chi thể của Đức Ki-tô ? Sao chúng ta lại sách động cuộc nổi loạn chống lại Hội Thánh là thân thể mình ? Làm như thế, chúng ta trở thành những kẻ mất trí đến độ quên rằng mình là chi thể của nhau.
Hãy nhớ lại những lời của Đức Giê-su, Chúa chúng ta. Người đã nói : Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. Tình trạng chia rẽ giữa anh em làm cho bao người hư hỏng, nhiều người nản chí, lắm kẻ lung lay, và xô đẩy tất cả chúng ta rơi vào cảnh buồn bã u sầu. Thế mà cho đến nay, anh em vẫn còn nổi loạn.
Hãy cầm lấy bức thư của thánh Phao-lô tông đồ mà đọc. Khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, điều trước tiên người viết cho anh em là gì ? Được Thiên Chúa linh hứng, người đã viết thư cho anh em, đề cập đến chính mình, đến ông Kê-pha và ông A-pô-lô, vì lúc đó, giữa anh em đã có chia rẽ và óc bè phái. Nhưng sự chia rẽ lúc bấy giờ còn nhẹ tội, vì anh em dựa vào hai vị Tông Đồ là những chứng nhân có thế giá, và vào một con người được các ngài chứng nhận. Ta hãy mau chấm dứt tình trạng chia rẽ này. Hãy sấp mình dưới chân Chúa và hãy khóc lóc kêu xin Người đoái thương cho chúng ta được hoà giải với Người. Xin Người đưa chúng ta trở về với nếp sống yêu thương huynh đệ xưa kia, một nếp sống cao đẹp và tinh tuyền.”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

CHÚA NHẬT XIV-MÙA TN-B

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

Tb 4,16-17.19-20

Điều con không thích kẻ khác làm cho mình, thì cũng đừng bao giờ làm cho người ta. Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Biết ai khôn ngoan, thì tìm đến mà bàn hỏi. Hãy chúc tụng Chúa trong mọi nơi mọi lúc, xin Người dạy con biết theo nẻo chính đường ngay, và giúp con thành công trong mọi điều con toan tính.

Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần XIII-Mùa TN

Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT PHAOLÔ (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)


“Tông đồ Phaolô cũng cảm nghiệm được sự tự do mà Chúa Kitô mang lại cho ngài. Thánh nhân được giải phóng khỏi hình thức nô lệ áp bức nhất, đó là chế độ nô lệ đối với bản thân mình.

Từ Saulô, tên của vị vua đầu tiên của Israen, thánh nhân trở thành Phaolô, có nghĩa là “nhỏ bé”. Ngài cũng được giải thoát khỏi lòng nhiệt thành tôn giáo đã khiến ngài trở thành một người nhiệt thành bảo vệ các truyền thống của tổ tiên mình (xem Gl 1:14) và là một kẻ bắt bớ độc ác các Kitô hữu. Thánh nhân đã được giải thoát. Việc tuân thủ các nghi thức tôn giáo và sự kiên quyết bảo vệ truyền thống, thay vì khiến thánh nhân mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và của anh chị em mình, đã khiến ngài cứng lòng: thánh nhân là một người theo trào lưu chính thống. Thiên Chúa đã giải thoát ngài khỏi điều này, nhưng Người không miễn trừ cho ngài những yếu đuối và gian khổ là những điều đã làm cho sứ mạng loan báo Tin Mừng của thánh nhân thêm nhiều thành quả: sự căng thẳng của việc tông đồ, sự ốm yếu về thể xác (x. Gl 4, 13-14); bạo lực và bách hại, đắm tàu, đói khát, và như chính Người nói với chúng ta, là một cái gai đau đớn trong da thịt (x. 2Cr 12, 7-10).
Do đó, Phaolô nhận ra rằng “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1:27), để chúng ta có thể làm được mọi sự nhờ Đấng củng cố chúng ta (x. Pl 4:13), và điều đó không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu của Người (x. Rm 8:35-39). Vì lý do này, vào cuối đời - như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai – Thánh Phaolô đã có thể nói: “Chúa đã đứng về phía tôi” và “Ngài sẽ giải cứu tôi khỏi mọi sự tấn công của ma quỷ” (2Tm 4:17). Thánh Phaolô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua: đó là Chúa giải thoát ngài.
Anh chị em thân mến, Giáo hội nhìn lên hai nhân vật vĩ đại này của đức tin này và thấy hai vị Tông đồ đã giải phóng sức mạnh của Tin Mừng trong thế giới của chúng ta, chỉ vì trước hết chính các ngài đã được giải thoát nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Giêsu không xét đoán họ hay làm nhục họ. Thay vào đó, ngài chia sẻ cuộc sống của họ với sự trìu mến và gần gũi. Ngài ủng hộ họ bằng lời cầu nguyện của mình, và thậm chí đôi khi trách móc họ để khiến họ thay đổi. Với ông Phêrô, Chúa Giêsu nhẹ nhàng nói: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin”. (Lc 22:32). Và với Phaolô, Chúa nói: “Saulô, Saulô, sao ngươi bắt bớ ta?” (Công vụ 9: 4). Ngài cũng làm như vậy với chúng ta: Ngài bảo đảm với chúng ta về sự gần gũi của Ngài bằng cách cầu nguyện và chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha, và nhẹ nhàng khiển trách chúng ta mỗi khi chúng ta đi chệch hướng, để chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh trỗi dậy và tiếp tục cuộc hành trình…” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)


“Chúng ta cũng đã được Chúa động lòng, chúng ta cũng đã được giải thoát. Tuy nhiên, chúng ta cần được giải thoát hết lần này đến lần khác, vì chỉ một Giáo hội tự do mới là một Giáo hội đáng tin cậy.

Giống như Phêrô, chúng ta được kêu gọi để thoát khỏi cảm giác thất bại trước những cuộc đánh cá đôi khi thảm khốc của chúng ta. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi làm tê liệt chúng ta, khiến chúng ta tìm kiếm nơi ẩn náu trong an toàn của chính mình và cướp đi lòng can đảm dám nói lời tiên tri.
Giống như Phaolô, chúng ta được mời gọi để thoát khỏi sự phô trương bề ngoài giả hình, thoát khỏi sự cám dỗ để thể hiện mình với quyền lực thế gian hơn là với sự yếu đuối trong đó có không gian cho Thiên Chúa; thoát khỏi một lòng đạo vụ luật khiến chúng ta cứng nhắc và không linh hoạt; thoát khỏi những liên hệ nguy hiểm với quyền lực và khỏi nỗi sợ hãi bị hiểu lầm và tấn công.
Hai thánh Phêrô và Phaolô để lại cho chúng ta hình ảnh một Giáo hội được giao phó trong tay chúng ta, nhưng được Chúa hướng dẫn với lòng trung tín và tình yêu dịu dàng, vì chính Ngài là Đấng hướng dẫn Giáo hội. Một Hội Thánh yếu ớt, nhưng lại tìm thấy sức mạnh trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Hình ảnh của một Giáo hội được tự do và có khả năng mang đến cho thế giới sự tự do mà thế giới không thể tự nó ban cho: đó là tự do khỏi tội lỗi và cái chết, khỏi cam chịu, khỏi cảm giác bất công và mất hy vọng làm mất nhân tính cuộc sống của những người nam nữ trong thời đại chúng ta.
Chúng ta hãy hỏi, hôm nay trong lễ kỷ niệm này và cả sau đó nữa: các thành phố, xã hội của chúng ta và thế giới của chúng ta cần tự do đến mức nào? Bao nhiêu xiềng xích phải được phá vỡ và bao nhiêu cánh cửa đóng lại bấy lâu nay phải được mở toang! Chúng ta có thể giúp mang lại sự tự do này, nhưng chỉ khi trước tiên chúng ta để cho mình được tự do bởi sự mới mẻ của Chúa Giêsu, và bước đi trong sự tự do của Chúa Thánh Thần…
Chúng tôi cầu nguyện cho anh em, cho tất cả các mục tử, cho Giáo hội và cho tất cả chúng ta: để khi được giải thoát bởi Chúa Kitô, chúng ta có thể trở thành những Tông đồ của tự do trên khắp thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

CHÚA KITÔ CHỮA LÀNH VÀ GIẢI THOÁT PHÊRÔ (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)


“Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai vị Tông đồ vĩ đại của Phúc âm và là hai trụ cột của Giáo hội. Hôm nay chúng ta mừng kính hai vị. Chúng ta hãy quan sát kỹ hơn hai chứng nhân đức tin này. Trọng tâm trong câu chuyện của các ngài không phải là năng khiếu và khả năng của chính các vị; nhưng là sự thay đổi cuộc đời sau khi đã gặp Chúa Kitô. Các ngài đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành và giải thoát. Sau đó, các ngài trở thành Tông đồ và các thừa tác viên mang đến tự do cho những người khác.

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được tự do vì các ngài đã được giải thoát. Chúng ta hãy suy nghĩ về điểm trung tâm này.
Thánh Phêrô, người đánh cá đến từ Galilê, được giải thoát khỏi cảm giác thiếu thốn và kinh nghiệm thất bại cay đắng, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Giêsu. Dù là một người đánh cá lành nghề, nhiều khi trong đêm khuya, thánh nhân đã nếm trải sự cay đắng thất vọng vì không đánh bắt được gì (x. Lc 5: 5; Ga 21: 5) và, khi thấy lưới trống của mình, ngài đã bị cám dỗ để gác mái chèo của mình lên. Dù mạnh mẽ và nóng nảy, nhưng Phêrô thường chịu khuất phục trước sự sợ hãi (x. Mt 14,30). Mặc dù là một môn đệ nhiệt thành của Chúa, thánh nhân vẫn tiếp tục suy nghĩ theo tiêu chuẩn thế gian, nên không hiểu và không chấp nhận ý nghĩa của thập giá Chúa Kitô (x. Mt 16,22). Ngay cả khi nói rằng mình đã sẵn sàng hiến mạng sống cho Chúa Giêsu, thì việc ai đó nghi ngờ ngài là một trong các môn đệ của Chúa Kitô cũng đã đủ để khiến ngài sợ hãi chối bỏ Thầy (x. Mc 14, 66-72).
Dù sao thì Chúa Giêsu cũng yêu Thánh Phêrô và sẵn sàng mạo hiểm với thánh nhân. Ngài khuyến khích Phêrô đừng bỏ cuộc, hãy thả lưới một lần nữa, bước đi trên mặt nước, tìm thấy sức mạnh để chấp nhận sự yếu đuối của mình, theo Ngài trên con đường thập tự giá, hiến mạng sống cho anh chị em mình, để chăn đàn chiên của Ngài. Bằng cách này, Chúa Giêsu giải thoát Phêrô khỏi sự sợ hãi, khỏi những tính toán chỉ dựa trên mối quan tâm của thế gian. Ngài đã mang lại cho thánh nhân dũng khí để mạo hiểm tất cả mọi thứ và niềm vui trở thành ngư phủ chài lưới người. Chính thánh Phêrô là người được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Ngài đã ban cho thánh nhân - như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng - chìa khóa để mở những cánh cửa dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa và sức mạnh để ràng buộc và tháo gỡ: để ràng buộc anh chị em của ngài với Chúa Kitô và nới lỏng những nút thắt và xiềng xích trong cuộc sống của họ. (x. Mt 16:19).
Tất cả những điều đó chỉ có thể xảy ra bởi vì - như chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu tiên - chính Phêrô đã được tự do. Những xiềng xích giam giữ thánh nhân trong tình trạng một tù nhân đã bị vỡ tan và, như vào đêm khi dân Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, ngài được bảo phải vội vàng trỗi dậy, thắt đai lưng và đi dép để đi ra ngoài. Sau đó, Chúa đã mở những cánh cửa trước mặt ngài (xem Cv 12: 7-10). Ở đây chúng ta thấy một lịch sử mới của việc mở cửa, giải phóng, xiềng xích bị phá vỡ, cuộc di cư ra khỏi ngôi nhà của sự trói buộc. Thánh Phêrô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua khi Chúa giải thoát ngài.” (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XIII-Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

LỜI THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ :


“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai.2 Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ.3 Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.4 Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.

Cũng vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men. (1Pr 5, 1-11)
Đọc tiếp »

THÁNH PHÊRÔ và PHAOLÔ, lễ trọng

Thánh Thi Kinh Sách :

Cuộc thương khó của hai thủ lãnh
Đã làm nên ngày thánh huy hoàng,
Phê-rô thắng trận vẻ vang,
Phao-lô chỉ cách bạn vàng ít lâu.
Cùng dòng máu anh hào tử tiết,
Kết giao thành bạn thiết nghìn thu,
Niềm tin vào Đức Ki-tô
Kiện toàn cuộc sống phượng thờ Chúa Cha.
Phê-rô thật chính là anh cả,
Nhưng Phao-lô cũng chả thua chi,
Bình vàng Chúa chọn ai bì,
Niềm tin son sắt kém gì hiền huynh.
Cây giá ngược chẳng kinh chẳng sợ,
Si-mon làm rạng rỡ Thánh Danh,
Nhớ câu Thầy nhắn nhủ mình,
Thân treo thập giá đóng đinh như Thầy.
Lòng sùng bái từ đây vươn mạnh,
Cả Rô-ma thành kính dâng lên,
Máu ai thắm đỏ tinh tuyền,
Máu Phê-rô đã thấm nền thánh đô.
Ai ngờ thiên hạ nô nức tới,
Người bốn phương trẩy hội nơi này.
Kinh thành vạn quốc là đây,
Ngai toà của Đấng làm thầy muôn dân.
Nguyện xin Chúa khoan nhân từ ái
Khấng nghe lời con cái nài van,
Ban cho hưởng phúc thiên đàng
Cùng hai thánh cả hát vang muôn đời.
“Một ngày kính chung cuộc tử đạo của hai vị Tông Đồ. Nhưng hai vị xưa kia chỉ là một ; dù các ngài chịu tử hình những ngày khác nhau, các ngài cũng chỉ là một. Thánh Phê-rô đi trước, rồi thánh Phao-lô theo sau. Đối với chúng ta, ngày lễ chúng ta cử hành hôm nay là một ngày thánh, vì đã được ghi bằng máu của các Tông Đồ. Chúng ta hãy quý chuộng đức tin, đời sống, công lao khó nhọc và những khổ hình của các ngài, quý chuộng những lời các ngài tuyên xưng, những điều các ngài rao giảng.” (Thánh Augustinô)
Đọc tiếp »

LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

VINH QUANG THIÊN CHÚA LÀ CON NGƯỜI SỐNG: (Thánh Irênê)


“Vinh quang của Thiên Chúa làm cho sống, nên ai thấy Thiên Chúa thì đón nhận được sự sống. Vì thế, Đấng mà loài người không thể dò thấu, không thể lãnh hội, không thể thấy được thì lại tỏ mình ra cho họ thấy, cho họ lãnh hội và dò thấu, để ban sự sống cho những ai đón nhận và thấy Người. Vì không thể sống mà không có sự sống, nên sự sống chỉ tồn tại khi nó thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, mà thông phần vào sự sống của Thiên Chúa là được thấy Thiên Chúa và vui hưởng lòng nhân hậu của Người…

Thật vậy, con người sống là vinh quang của Thiên Chúa, còn sự sống của con người là nhìn thấy Thiên Chúa. Quả thế, nếu việc Thiên Chúa được nhận biết qua thụ tạo đã mang lại sự sống cho mọi kẻ hiện hữu trên mặt đất, thì việc Chúa Cha được nhận biết qua Ngôi Lời càng mang lại sự sống hơn biết bao cho những ai nhìn thấy Thiên Chúa.”
Đọc tiếp »

ĐỪNG XÉT ĐOÁN, HÃY YÊU THƯƠNG (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)


“…Chúa Giêsu không hờ hững nhìn chung chung như chúng ta, nhưng Ngài nhìn vào từng cá nhân. Ngài không dừng lại ở những vết thương và sai lầm của quá khứ, mà còn vượt lên trên những tội lỗi và định kiến. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử, và mỗi người chúng ta, trong bí mật của mình, đều biết rõ những vấn đề xấu xa trong lịch sử của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn vào đó để chữa lành.

Trái lại, chúng ta thích nhìn những vấn đề

xấu xa của người khác. Biết bao lần khi trò chuyện, chúng ta lại rơi vào tình trạng huyên thuyên nói xấu người khác, “xỉa xói” người khác. Nhưng này: làm như thế thì đi đến đâu? Chúng ta thường không hành động như Chúa Giêsu, Đấng luôn nhìn vào những cách thế để cứu chúng ta; Ngài nhìn vào ngày hôm nay; Ngài không nhìn vào lịch sử xấu xa mà chúng ta có. Chúa Giêsu vượt lên trên tội lỗi. Chúa Giêsu vượt ra ngoài những định kiến. Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở những vẻ bề ngoài, nhưng đi đến tận thẳm sâu trái tim. Và Ngài chữa lành hoà toàn cho cô ấy, là người đã bị mọi người khước từ như một người phụ nữ không trong sạch. Ngài dịu dàng gọi cô là “con” (câu 34) - phong cách của Chúa Giêsu là gần gũi, từ bi và dịu dàng: “Này con” - và Ngài ca ngợi đức tin của cô, khôi phục sự tự tin cho cô.
Anh chị em đang hiện diện ở đây thân mến, hãy để Chúa Giêsu nhìn vào và chữa lành trái tim anh chị em. Tôi cũng phải làm điều này: là để Chúa Giêsu nhìn vào trái tim tôi và chữa lành nó. Và nếu anh chị em đã cảm thấy sự dịu dàng khi Ngài nhìn vào anh chị em, hãy bắt chước Ngài, và làm như Ngài đã làm. Nhìn xung quanh: anh chị em sẽ thấy rằng nhiều người sống bên cạnh anh chị em cảm thấy bị thương và cô đơn; họ cần cảm thấy được yêu thương: hãy thực hiện từng bước.
Chúa Giêsu yêu cầu anh chị em một cái nhìn không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, nhưng đi vào trái tim: một cái nhìn không phán xét, nhưng chào đón - chúng ta hãy ngừng phán xét người khác - Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta một cái nhìn không phán xét. Vì chỉ tình yêu mới có thể hàn gắn cuộc đời. Xin Đức Mẹ, Đấng An Ủi những người đau khổ, giúp chúng ta có thể vuốt ve những người có trái tim bị tổn thương mà chúng ta gặp trên hành trình của mình. Và đừng phán xét; đừng phán xét thực tế cá nhân, xã hội của người khác. Chúa yêu tất cả mọi người! Đừng phán xét; hãy để người khác sống và cố gắng tiếp cận họ bằng tình yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU CỨU CHỮA… (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay trong bài Tin Mừng (x. Mc 5,21-43) Chúa Giêsu đối diện với hai hoàn cảnh bi đát nhất của chúng ta là cái chết và bệnh tật. Ngài giải thoát hai người khỏi các hoàn cảnh bi thảm này: một bé gái, là người vừa chết khi cha cô chạy đi cầu xin sự giúp đỡ của Chúa Giêsu; và một phụ nữ, bị mất máu nhiều năm.
Chúa Giêsu cảm động trước sự đau khổ và cái chết của chúng ta, và Ngài làm ra hai dấu chỉ chữa lành để cho chúng ta biết rằng cả đau khổ và sự chết đều không có tiếng nói cuối cùng. Ngài nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Ngài đánh bại kẻ thù này, kẻ thù mà một mình chúng ta mà thôi thì không thể giải phóng được mình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thời điểm mà bệnh tật vẫn là trung tâm của các bản tin, chúng ta nên tập trung vào một dấu chỉ khác, đó là sự chữa lành cho người phụ nữ bị mắc chứng xuất huyết. Không chỉ có vấn đề về sức khỏe mà thôi, tình cảm của cô ấy cũng đã bị tổn hại. Tại sao? Cô bị xuất huyết và do đó, theo suy nghĩ của người thời đó, cô bị coi là người không trong sạch. Cô ấy là một phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội; cô ấy không thể có những mối quan hệ ổn định; cô ấy không thể có chồng; cô ấy không thể có một gia đình, và không thể có những mối quan hệ xã hội bình thường, bởi vì cô ấy “không trong sạch”, một căn bệnh đã khiến cô ấy “không trong sạch”. Cô sống cô đơn, với một trái tim đầy vết thương.
Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là gì? Bệnh lao chăng? Đại dịch chăng? Thưa: Không phải như thế. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là thiếu tình yêu; là không thể yêu. Người phụ nữ tội nghiệp này bị bệnh, vâng, vì mất máu, nhưng kết quả là, thiếu tình yêu thương, vì cô ấy không thể ở bên người khác trong xã hội. Và sự chữa lành ngoạn mục nhất là sự chữa lành về tình cảm. Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy sự chữa lành? Chúng ta có thể nghĩ về những người chúng ta thương mến: họ có bị bệnh không hay đang có sức khỏe tốt? Nếu họ mắc bệnh, Chúa Giêsu có thể chữa lành cho họ…” (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
Đọc tiếp »

Mt 7:

21 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : ‘Lạy Chúa ! lạy Chúa !’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. 22 Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng : ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ?’ 23 Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ : ‘Ta không hề biết các ngươi ; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác !’

24 “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. 25 Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. 26 Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. 27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.
28 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, 29 vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư của họ.
Jesus said to his disciples: "Not everyone who says to me, 'Lord, Lord,' will enter the kingdom of heaven, but only the one who does the will of my Father in heaven.
Many will say to me on that day, 'Lord, Lord, did we not prophesy in your name? Did we not drive out demons in your name? Did we not do mighty deeds in your name?'
Then I will declare to them solemnly, 'I never knew you. Depart from me, you evildoers.'
Everyone who listens to these words of mine and acts on them will be like a wise man who built his house on rock.
The rain fell, the floods came, and the winds blew and buffeted the house. But it did not collapse; it had been set solidly on rock.
And everyone who listens to these words of mine but does not act on them will be like a fool who built his house on sand.
The rain fell, the floods came, and the winds blew and buffeted the house. And it collapsed and was completely ruined."
When Jesus finished these words, the crowds were astonished at his teaching,
for he taught them as one having authority, and not as their scribes.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

TRÁNH LỜI RAO GIẢNG GÂY CHIA RẼ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Người Galát thấy mình đang ở trong một tình huống khủng hoảng. Họ đã phải làm gì? Lắng nghe và làm theo những gì Thánh Phaolô đã rao giảng cho họ, hay lắng nghe những người mới rao giảng đã buộc tội ngài? Ta dễ dàng hình dung được trạng thái bất an đang tràn ngập trong lòng họ. Đối với họ, được biết Chúa Giêsu và tin vào công cuộc cứu rỗi được thực hiện bởi cái chết và sự phục sinh của Người, thực sự là khởi đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống tự do. Họ đã dấn thân vào một con đường cho phép họ được tự do, bất chấp sự kiện là lịch sử của họ đan xen với nhiều hình thức nô lệ bạo lực, đặc biệt là đã từng khiến họ phải phục tùng hoàng đế Rôma. Do đó, đối diện với những lời chỉ trích từ những người rao giảng mới, họ cảm thấy lạc lõng và không biết phải cư xử ra sao: “Nhưng ai đúng? Ông Phaolô này, hay những người này bây giờ đến dạy những điều khác? Tôi nên lắng nghe ai đây?” Nói tóm lại, có rất nhiều điều đang bị đe dọa!
Tình trạng trên không xa lạ gì với kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu ngày nay. Thật vậy, ngày nay cũng không thiếu những người rao giảng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể làm xáo trộn các cộng đồng. Họ tự trình bày họ chủ yếu không như những người đến để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người nơi Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh, nhưng để khẳng định, với tư cách là “những người duy trì chân lý” đích thực, họ tự gọi họ như thế, và cho đó là cách tốt nhất để trở thành Kitô hữu. Họ còn khẳng định mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là đạo được họ theo, thường được đồng nhất với một số hình thức nào đó của quá khứ, và giải pháp cho những khủng hoảng ngày nay là quay trở lại để không đánh mất tính chân chính của đức tin.
Ngày nay, cũng như lúc ấy, luôn có cơn cám dỗ muốn khép mình vào một số điều chắc chắn có được từ truyền thống quá khứ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người này? Thí dụ, một trong những dấu vết của lối tiến hành này là tính thiếu linh hoạt. Đối diện với việc rao giảng Tin Mừng giúp chúng ta được tự do, giúp chúng ta vui vẻ, những người này cứng ngắc. Luôn cứng ngắc: bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia… Tính không linh hoạt là đặc trưng của những người này.
Làm theo lời dạy của Thánh tông đồ Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galát sẽ giúp chúng ta hiểu được con đường phải đi. Con đường được Thánh Tông đồ chỉ ra là con đường giải phóng và luôn luôn mới của Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường công bố, đạt được nhờ sự khiêm nhường và tình huynh đệ; còn những người rao giảng chia rẽ không biết khiêm nhường là gì, tình huynh đệ là gì, không biết tin cậy nhu mì và vâng lời. Rao giảng như thánh Phaolô là những người biết nhu mì hay vâng lời. Và cách thức nhu mì và vâng lời này dẫn đến sự tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội mọi thời đại. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội đem chúng ta lên phía trước và sẽ cứu chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XIII-MÙA TN-B

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

MỤC VỤ BỊ CHỐNG PHÁ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)

“Điều chúng ta cần lưu ý là mối quan tâm mục vụ của Thánh Phaolô, tất cả đều bừng lửa. Sau khi thành lập các Giáo hội này, ngài nhận thức được mối nguy lớn đối với sự phát triển đức tin của họ - mục tử giống như một người cha hay một người mẹ ngay lập tức nhận thức được những nguy hiểm đối với con cái họ. Chúng phát triển, và những nguy hiểm tự xuất hiện. Như ai đó đã nói, "Những con kền kền đến gây tàn phá trong cộng đồng".

Thật vậy, một số Kitô hữu xuất thân từ đạo Do Thái đã xâm nhập vào các Giáo Hội này, và bắt đầu gieo rắc những lý thuyết trái ngược với lời dạy của Thánh Tông đồ, thậm chí còn bôi nhọ ngài. Họ bắt đầu với giáo lý - "Không với điều này, có với điều kia", và sau đó họ phỉ báng Thánh Tông đồ. Đó là phương pháp thông thường: phá hoại thẩm quyền của Thánh Tông đồ. Như chúng ta có thể thấy, đôi khi tự cho mình là người sở hữu duy nhất sự thật, sự trong sáng và nhằm mục đích coi thường công việc của người khác, ngay cả với những lời vu khống là một thói quen cổ xưa. Những người chống đối Thánh Phaolô cho rằng ngay cả dân ngoại cũng phải chịu phép cắt bì và sống theo các quy định của Luật Môsê. Họ quay trở lại với những tuân ngiữ trước đây, những tuân giữ đã được Tin Mừng thay thế.
Do đó, người Galát phải từ bỏ bản sắc văn hóa của mình để qui phục các chuẩn mực, quy định và phong tục đặc trưng của người Do Thái. Không những thế, những người chống đối còn lập luận rằng Thánh Phaolô không phải là tông đồ thực sự và do đó không có thẩm quyền để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta hãy nghĩ xem cách họ hành động tại một số cộng đồng hoặc giáo phận Kitô giáo, trước tiên, họ bắt đầu bằng những câu chuyện, và sau đó họ kết thúc bằng cách làm mất uy tín của linh mục hoặc giám mục. Đó chính là con đường của kẻ ác, của những kẻ chia rẽ, không biết xây dựng. Và trong Thư gửi tín hữu Galát, chúng ta thấy rõ diễn trình này… “ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.