Ads 468x60px

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Thứ bảy, Tuần XI-Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Mt 6:

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

5 “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
16 “Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, phải rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Jesus said to his disciples: "Take care not to perform righteous deeds in order that people may see them; otherwise, you will have no recompense from your heavenly Father. When you give alms, do not blow a trumpet before you, as the hypocrites do in the synagogues and in the streets to win the praise of others. Amen, I say to you, they have received their reward. But when you give alms, do not let your left hand know what your right is doing, so that your almsgiving may be secret. And your Father who sees in secret will repay you.
When you pray, do not be like the hypocrites, who love to stand and pray in the synagogues and on street corners so that others may see them. Amen, I say to you, they have received their reward. But when you pray, go to your inner room, close the door, and pray to your Father in secret. And your Father who sees in secret will repay you. When you fast, do not look gloomy like the hypocrites. They neglect their appearance, so that they may appear to others to be fasting. Amen, I say to you, they have received their reward. But when you fast, anoint your head and wash your face, so that you may not appear to be fasting, except to your Father who is hidden. And your Father who sees what is hidden will repay you."
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN CHO TÔI (ĐTC Phanxicô, 16/06/2021)


“…Chúa Giêsu đã cầu nguyện, và Người đã cầu nguyện rất nhiều. Trong diễn trình thi hành sứ mệnh của Người, Chúa Giêsu đã đắm mình trong đó, bởi vì cuộc đối thoại với Chúa Cha là điểm nòng cốt rạng ngời trong trọn cuộc sống của Người… trong những ngày Lễ Vượt Qua cuối cùng của Người, chúng ta thấy Chúa Giêsu hoàn toàn đắm mình trong cầu nguyện… Người cầu nguyện rất nhiều trong vườn Giệtsimani, bị xao xuyến đến chết được. Tuy nhiên, chính trong giây phút đó, Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là “Abba”, là Cha (x. Mc 14, 36). Chữ này, trong tiếng Aram, là tiếng nói của Chúa Giêsu, nói lên sự thân mật, nói lên sự tín thác. Chính trong lúc Người cảm thấy bóng tối bao quanh Người, Chúa Giêsu phá vỡ nó bằng chữ ngắn ngủi đó: Abba, lạy Cha…

Giữa bi kịch, trong nỗi đau đớn tột cùng cả linh hồn lẫn thể xác, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng những lời thánh vịnh; với những người nghèo khổ trên thế giới, đặc biệt những người bị mọi người lãng quên, Người đọc những lời bi thiết của Thánh vịnh 22: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, tại sao Chúa bỏ rơi con?” (câu 2). Người cảm nhận việc bị bỏ rơi, và Người đã cầu nguyện…
Chúa Giêsu cầu nguyện cho mọi người: Người cầu nguyện cho cả tôi, cho từng người trong anh chị em. Mỗi người trong anh chị em có thể nói: "Chúa Giêsu, trên thập giá, đã cầu nguyện cho tôi". Người đã cầu nguyện. Chúa Giêsu có thể nói với mỗi người chúng ta: “Thầy đã cầu nguyện cho anh chị em trong Bữa Tiệc Ly, và trên Thập Giá”. Ngay trong những lúc đau đớn nhất của các nỗi khổ của chúng ta, chúng ta cũng không bao giờ cô đơn cả. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở với chúng ta. “Và bây giờ, thưa cha, ở đây, chúng con, những người đang lắng nghe điều này, Chúa Giêsu có cầu nguyện cho chúng con không?” Có, Người tiếp tục cầu nguyện để lời của Người có thể giúp chúng ta tiếp tục tiến lên. Nhưng anh chị em hãy cầu nguyện, và nhớ rằng Người cầu nguyện cho chúng ta…
Đây là bài giáo lý cuối cùng của chu kỳ về cầu nguyện này: anh chị em hãy nhớ ân sủng mà chúng ta không những cầu xin, nhưng, có thể nói, chúng ta được “cầu nguyện cho”, chúng ta đã được đón nhận vào cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha, trong hiệp thông với Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi: mỗi người chúng ta hãy ghi nhớ điều này làm lòng. Chúng ta đừng nên quên.
Ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất. Chúng ta đã được nghinh đón vào cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Chúng ta đã được Chúa Giêsu Kitô mong muốn, và ngay trong giờ thống khổ, giờ chết và giờ phục sinh của Người, mọi sự đã được hiến tặng cho chúng ta. Và như thế, với lời cầu nguyện và với cuộc sống, chỉ còn phải can đảm và hy vọng, và với sự can đảm và hy vọng này, cảm nhận được lời cầu nguyện của Chúa Giêsu một cách mạnh mẽ và tiếp tục bước đi: để cuộc sống của chúng ta có thể là một cuộc sống tán tụng vinh quang Thiên Chúa vì biết rằng Người cầu nguyện cho tôi với Chúa Cha, rằng Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi.” (ĐTC Phanxicô, 16/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

Thứ năm, Tuần XI-Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Thứ tư, Tuần XI- Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

NHẬN RA THIÊN CHÚA HOẠT ĐỘNG CÁCH ÂM THẦM (ĐTC Phanxicô, 13/06/2021)


“Hôm nay, Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa, nghĩa là sự hiện diện của Thiên Chúa ở trung tâm vạn vật và thế giới, với hạt cải, tức là với hạt giống nhỏ nhất. Tuy nhiên, được gieo vào lòng đất, nó mọc lên trở thành cây lớn nhất (x. Mc 4,31-32). Đây là điều Thiên Chúa làm.

Đôi khi, sự ồn ào của thế giới, cùng với nhiều hoạt động diễn ra trong ngày sống của chúng ta, ngăn cản chúng ta dừng lại và nhìn xem cách Chúa đang hướng dẫn lịch sử. Tuy nhiên, Tin Mừng đảm bảo rằng Thiên Chúa đang làm việc, giống như một hạt giống nhỏ và tốt, đang âm thầm và từ từ nảy mầm. Và, dần dần, nó trở thành một cái cây xum xuê, mang lại sự sống cho mọi người và họ có thể nghỉ ngơi dưới bóng của nó. Hạt giống của những việc tốt của chúng ta cũng có vẻ giống một điều nhỏ bé; tuy nhiên, tất cả những gì tốt lành đều thuộc về Thiên Chúa và do đó, nó từ từ sinh hoa trái một cách khiêm nhường. Điều tốt đẹp - chúng ta hãy nhớ - luôn phát triển một cách khiêm tốn, âm thầm, thường là vô hình.
Anh chị em thân mến, với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn truyền cho chúng ta niềm tin tưởng. Thật vậy, trong rất nhiều tình huống của cuộc sống, chúng ta có thể nản lòng, vì chúng ta thấy điều thiện yếu hơn so với sức mạnh rõ ràng của điều ác. Và chúng ta có thể để cho mình bị tê liệt bởi sự nghi ngờ khi chúng ta thấy rằng chúng ta đang làm việc chăm chỉ nhưng không đạt được kết quả, và mọi thứ dường như không bao giờ thay đổi.
Tin Mừng yêu cầu chúng ta có một cái nhìn mới mẻ về bản thân và thực tế; nó đòi chúng ta mở đôi mắt lớn hơn, có thể nhìn xa hơn, đặc biệt là nhìn xa hơn vẻ bề ngoài, để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng như tình yêu khiêm nhường luôn hoạt động trong mảnh đất của cuộc đời chúng ta và của lịch sử. Đây là sự tin tưởng của chúng ta, đây là điều mang lại cho chúng ta sức mạnh để tiến bước mỗi ngày, cách kiên nhẫn, gieo điều tốt sẽ đơm hoa kết trái.
Thái độ này cũng quan trọng để thoát khỏi đại dịch cách tốt đẹp! Để nuôi dưỡng lòng tin tưởng rằng mình ở trong tay Chúa và đồng thời để tất cả chúng ta cam kết xây dựng lại và bắt đầu lại, với sự kiên nhẫn và kiên trì.” (ĐTC Phanxicô, 13/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Mt 5:

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. 34 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. 35 Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. 36 Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. 37 Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không thì phải nói ‘không’ ; thêm thắt điều gì là do ác quỷ.”

Jesus said to his disciples: "You have heard that it was said to your ancestors, 'Do not take a false oath, but make good to the Lord all that you vow.' But I say to you, do not swear at all; not by heaven, for it is God's throne; nor by the earth, for it is his footstool; nor by Jerusalem, for it is the city of the great King.
Do not swear by your head, for you cannot make a single hair white or black. Let your 'Yes' mean 'Yes,' and your 'No' mean 'No.' Anything more is from the evil one."
Đọc tiếp »

DÂN CHÚA THỀ HỨA RỒI LẠI BẤT TRUNG…


Trích sách Thủ lãnh -chương 2 :

“Dân đã phục vụ ĐỨC CHÚA suốt thời ông Giô-suê và suốt thời các kỳ lão là những người sống lâu sau ông Giô-suê, và đã chứng kiến tất cả những công cuộc vĩ đại ĐỨC CHÚA đã thực hiện cho Ít-ra-en… Khi đến lượt cả thế hệ ấy về sum họp với tổ tiên mình, thì xuất hiện một thế hệ kế tiếp không hề biết ĐỨC CHÚA và những công cuộc Người đã thực hiện cho Ít-ra-en.11 Con cái Ít-ra-en đã làm điều dữ trước mắt ĐỨC CHÚA, và đã làm tôi các thần Ba-an. 12 Họ đã lìa bỏ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của tổ tiên, Đấng đã đưa họ ra khỏi đất Ai-cập, và họ đã đi theo các thần ngoại lai trong số các thần của các dân chung quanh. Họ sụp lạy các thần ấy và chọc giận ĐỨC CHÚA.
13 Họ đã lìa bỏ ĐỨC CHÚA để làm tôi thần Ba-an và các nữ thần A-sơ-ta-ra. 14 ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với Ít-ra-en và đã trao họ vào tay quân cướp cho chúng tha hồ bóc lột ; Người đã trao họ vào tay kẻ thù chung quanh, nên họ không thể đương đầu nổi với kẻ thù. 15 Cứ mỗi lần họ xuất trận là tay ĐỨC CHÚA giáng hoạ trên họ, như ĐỨC CHÚA đã phán và đã thề với họ. Họ lâm cảnh khốn cùng.16 Bấy giờ ĐỨC CHÚA cho xuất hiện các thủ lãnh để giải thoát họ khỏi tay những kẻ cướp phá họ. 17 Nhưng rồi các thủ lãnh của họ, họ cũng chẳng nghe mà cứ đàng điếm với các thần ngoại lai và sụp lạy các thần đó. Họ vội từ bỏ con đường cha ông họ đã đi, là tuân giữ mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA ; họ đã không noi gương các ngài.
18 Khi ĐỨC CHÚA cho xuất hiện các thủ lãnh để giúp họ, thì ĐỨC CHÚA ở với vị thủ lãnh và Người cứu họ khỏi tay quân thù bao lâu vị thủ lãnh còn sống, vì ĐỨC CHÚA động lòng trắc ẩn trước những tiếng than khóc của họ, khi họ bị đàn áp và ức hiếp. 19 Nhưng sau khi vị thủ lãnh qua đời thì họ lại ra hư đốn hơn cả cha ông họ. Họ chạy theo các thần ngoại lai để làm tôi và sụp lạy chúng, chứ không từ bỏ những hành vi và đường lối ngoan cố của họ…”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Chúa nhật XI- Mùa TN-B

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU, lễ trọng


KINH SÁCH

Thánh thi
Thánh Tâm hỡi, hòm bia mang lề luật,
Chẳng phải là luật nô lệ xa xưa,
Nhưng luật yêu thương, tình nghĩa mặn mà,
Luật tha thứ và từ bi rất mực !
Thánh Tâm hỡi, ngôi đền thờ Tân Ước,
Thiêng hơn đền ở Giê-ru-sa-lem,
Bức màn đây hẳn quý giá muôn nghìn,
Hơn màn cũ bị xé làm đôi mảnh !
Yêu trọn vẹn, khiến Thánh Tâm nhận lãnh
Ngọn giáo đâm cho máu chảy tỏ tường,
Chúng con nhìn mà kính lạy vết thương,
Như bằng chứng của mối tình khôn tả.
Đây biểu tượng nói lên lòng yêu Chúa
Và tỏ bày hai lễ tế Người dâng,
Lễ xưa kia trên thập tự máu hồng
Là mầu nhiệm ngày nay trên thế giới.
Lòng thương đó, hỏi ai không đáp lại,
Không đền ơn Đấng đã cứu chuộc mình ?
Trước mối tình đem mạng sống hy sinh,
Nào ai chẳng suốt cuộc đời gắn bó ?
Quỳ dâng Chúa Giê-su hằng khoan thứ,
Thánh Tâm Ngài là suối đổ hồng ân,
Cùng tiến dâng Thánh Phụ với Thánh Thần
Khúc vinh tụng vang hoà muôn muôn kiếp.
Bài đọc Rm 8:
Chúng ta biết rằng : Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định. 29 Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. 30 Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi ; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính ; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang…
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? 36 Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Lời nguyện
Lạy Cha, khi chúng con cử hành lễ Thánh Tâm Đức Ki-tô, Con Một Cha yêu dấu, Cha ban cho chúng con được vui mừng tưởng niệm những kỳ công Người đã thực hiện vì yêu thương chúng con. Xin dạy chúng con biết tìm đến Thánh Tâm Người mà hưởng tận nguồn ơn cứu độ trào dâng. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Cha, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Đọc tiếp »

LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

CẦU NGUYỆN : HƠI THỞ TÂM LINH (ĐTC Phanxicô, 09/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Trong bài giáo lý áp chót này về cầu nguyện, chúng ta sẽ nói về sự kiên trì trong việc cầu nguyện. Đó là một lời mời, đúng hơn là một mệnh lệnh Sách Thánh ngỏ với chúng ta.
Cuộc hành trình tâm linh của người hành hương Nga bắt đầu khi ông đọc được câu viết của Thánh Phaolô trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Thesalônica : “Hãy cầu nguyện liên lỉ, luôn luôn và hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh “ (5, 17-18). Lời lẽ của Thánh Tông đồ đã khiến người đàn ông này xúc động và ông tự hỏi làm thế nào có thể cầu nguyện mà không bị gián đoạn, vì cuộc sống của chúng ta bị phân mảnh thành rất nhiều khoảnh khắc khác nhau, vốn không luôn làm ta tập trung.
Từ câu hỏi này, ông bắt đầu cuộc tìm hiểu của mình, một điều sẽ dẫn ông khám phá ra việc gọi là cầu nguyện bằng trái tim. Nó bao gồm việc lặp đi lặp lại bằng đức tin câu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!” Một lời cầu nguyện đơn giản, nhưng rất đẹp đẽ. Một lời cầu nguyện, dần dần, tự thích ứng với nhịp thở và kéo dài suốt cả ngày. Nó ra sao vậy? “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Tôi không nghe được anh chị em. Nói lớn hơn chút đi! “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Và anh chị em hãy lặp đi lặp lại câu đó, lặp đi lặp lại, nhé! Điều này rất quan trọng. Thật vậy, hơi thở không bao giờ ngừng, ngay cả khi chúng ta ngủ; và cầu nguyện là hơi thở của cuộc sống…
Thánh Gioan Kim Khẩu, một mục tử khác biết chú ý đến cuộc sống đời thực, đã giảng: “Bạn có thể cầu nguyện cả khi đi dạo nơi công cộng hoặc đi dạo một mình, hoặc ngồi trong cửa hàng của bạn, trong khi mua bán, hoặc ngay cả khi đang nấu ăn” (Giáo Lý HTCG, số 2743). Những lời cầu nguyện ngắn: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”, “Lạy Chúa, xin phù giúp con”. Như thế, cầu nguyện là một loại khuông nhạc, trong đó, chúng ta khắc ghi giai điệu cuộc đời mình. Nó không trái ngược với việc làm hàng ngày, nó không mâu thuẫn với nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm nho nhỏ; có thể nói, đó là nơi mọi hành động tìm thấy ý nghĩa, lý do và sự bình yên của cuộc sống nhờ cầu nguyện…
Mọi sự trong con người đều có tính “nhị phân”: cơ thể chúng ta cân đối, chúng ta có hai cánh tay, hai con mắt, hai bàn tay… Vì vậy, công việc và cầu nguyện cũng bổ sung cho nhau. Cầu nguyện – vốn là “hơi thở” của mọi sự - vẫn là tấm phông sống động của công việc, ngay cả trong những thời điểm mà điều này không minh nhiên. Thật vô nhân đạo khi anh chị em bị cuốn hút vào công việc đến mức không còn tìm được thì giờ để cầu nguyện… thời gian dành riêng để ở với Thiên Chúa làm sống lại đức tin, một điều giúp chúng ta trong các thực tế sống, và ngược lại, đức tin nuôi dưỡng việc cầu nguyện, không gián đoạn. Trong tính tuần hoàn giữa đức tin, đời sống và cầu nguyện này, người ta giữ ngọn lửa đời sống Kitô hữu luôn cháy sáng, điều mà Thiên Chúa luôn mong đợi nơi chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 09/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần X-TN

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Học với Chúa KiTô

Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần X-TN

Đọc tiếp »

THÁNH THỂ : TÌNH YÊU TRAO BAN, CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, tại Ý và các nước khác, Lễ Trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành. Tin Mừng trình bày cho chúng ta câu chuyện Bữa Tiệc Ly (Mc 14:12-16:22-26). Lời nói và cử chỉ của Chúa đánh động tâm hồn chúng ta: Người cầm lấy bánh trong tay, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: “Anh em hãy cầm lấy, này là Mình Thầy “ (c. 22).
Như thế, với sự đơn giản, Chúa Giêsu ban cho chúng ta bí tích vĩ đại nhất. Cử chỉ của Người là một cử chỉ khiêm tốn trao ban, một cử chỉ chia sẻ. Ở tột đỉnh cuộc đời, Ngài không phân phát bánh mì dư dật cho đám đông ăn, nhưng tự bẻ mình ra trong bữa ăn tối Vượt Qua với các môn đệ. Bằng cách này, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng mục tiêu của cuộc đời nằm ở việc cho đi chính mình, và điều lớn lao nhất là phục vụ. Và hôm nay chúng ta tìm thấy sự cao cả của Thiên Chúa trong một tấm Bánh, trong sự mong manh mà tràn ngập tình yêu thương, tràn ngập sự chia sẻ. Mong manh là từ mà tôi muốn nhấn mạnh. Chúa Giêsu trở nên mỏng manh như tấm bánh bị bẻ ra và vỡ vụn. Nhưng sức mạnh của Ngài nằm ở sự mong manh này. Trong Bí tích Thánh Thể, mong manh là sức mạnh: đó là sức mạnh của tình yêu trở nên nhỏ bé để được chấp nhận và không sợ hãi; sức mạnh của tình yêu thương bẻ ra chia cắt để nuôi dưỡng và trao ban sự sống; sức mạnh của tình yêu vỡ ra để mang tất cả chúng ta lại với nhau trong sự hiệp nhất…
Mỗi khi chúng ta lãnh nhận Bánh sự sống, Chúa Giêsu lại đến để ban cho sự yếu đuối của chúng ta một ý nghĩa mới. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta quý giá trong mắt Ngài hơn chúng ta nghĩ. Ngài nói với chúng ta rằng Ngài rất vui nếu chúng ta chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta với Ngài. Ngài lặp lại với chúng ta rằng lòng nhân từ của Ngài không sợ những đau khổ của chúng ta. Lòng thương xót của Chúa Giêsu không sợ những khốn khổ của chúng ta. Và trên tất cả, bằng tình yêu thương, lòng thương xót ấy chữa lành chúng ta khỏi những yếu đuối mà chúng ta không thể tự mình chữa lành. Chúng ta có thể nghĩ: Yếu đuối nào? Cảm giác phẫn uất đối với những người đã làm tổn thương chúng ta – chỉ điều này thôi cũng cho thấy chúng ta không thể tự chữa lành; rồi còn thái độ xa cách người khác và cô lập bản thân - chúng ta cũng không thể tự chữa lành; khóc lóc và than phiền mà không tìm thấy được sự bình yên; ngay cả điều này, chúng ta cũng không thể chữa lành một mình. Chính Người chữa lành chúng ta bằng sự hiện diện của Người, bằng tấm bánh của Người, bằng Bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể là liều thuốc hữu hiệu chống lại những sự khép kín này. Thật vậy, Bánh Sự Sống chữa lành những cứng nhắc và biến chúng thành sự ngoan ngoãn. Bí tích Thánh Thể chữa lành vì bí tích ấy kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu: làm cho lối sống của chúng ta đồng hóa với lối sống của Người, nghĩa là có khả năng trao ban và hiến thân cho anh em, và đáp trả điều ác với điều thiện. Bí tích Thánh Thể ban cho chúng ta can đảm để thoát ra khỏi chính mình và cúi xuống với tình yêu thương trên sự yếu đuối của người khác. Như Chúa làm với chúng ta. Đây là luận lý của Bí tích Thánh Thể: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, Đấng yêu thương chúng ta và chữa lành những yếu đuối của chúng ta để yêu thương người khác và giúp đỡ họ khi họ yếu đuối. Và làm điều này, trong suốt cuộc đời…
Xin Đức Trinh Nữ, nơi Mẹ, Chúa đã trở nên xác phàm, giúp chúng con biết đón nhận ân sủng Thánh Thể với tấm lòng biết ơn và để cuộc đời chúng ta trở nên một món quà. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể làm cho chúng ta trở thành một món quà cho người khác.” (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

GIẢNG LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)


“Chúa Giêsu sai các môn đệ đi dọn chỗ để cử hành bữa ăn Vượt qua. Chính các môn đệ đã hỏi Người: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” (Mc 14,12)…

Đầu tiên là hình ảnh của người đàn ông mang một vò nước (Mc 14, 13). Đó là một chi tiết có vẻ thừa thãi. Nhưng người đàn ông hoàn toàn vô danh đó lại trở thành người dẫn đường cho các môn đệ đang tìm kiếm nơi mà sau này sẽ được gọi là Phòng Tiệc Ly. Và cái vò đựng nước chính là dấu hiệu nhận biết: đó là dấu chỉ khiến chúng ta liên tưởng đến loài người đang khát nước, luôn tìm kiếm một nguồn nước, và khi nguồn nước cạn kiệt thì tìm nguồn nước khác. Tất cả chúng ta đều bước qua cuộc đời với một chiếc vò trên tay: tất cả chúng ta, mỗi người trong chúng ta, đều khao khát tình yêu, niềm vui, một cuộc sống thành công trong một thế giới nhân văn hơn. Và đối với cơn khát này, nước của thế gian là vô ích, bởi vì đó là một cơn khát rất sâu xa, mà chỉ Thiên Chúa mới có thể thỏa mãn…
Vì vậy, để cử hành Bí tích Thánh Thể, trước hết chúng ta phải nhận ra sự khát khao Thiên Chúa của chính mình: cảm thấy cần đến Người, khao khát sự hiện diện của Người và tình yêu của Người, ý thức rằng chúng ta không thể làm điều đó một mình nhưng chúng ta cần thức ăn và thức uống mang đến cuộc sống vĩnh cửu để nâng đỡ chúng ta trên đường. Chúng ta có thể nói thảm kịch của ngày hôm nay là cơn khát thường bị dập tắt. Những câu hỏi về Thiên Chúa đã bị dập tắt, lòng khao khát Ngài đã phai tàn, những người tìm kiếm Thiên Chúa ngày càng trở nên hiếm hoi. Thiên Chúa không còn thu hút bởi vì chúng ta không còn cảm thấy sự khát khao sâu thẳm của mình.
…hình ảnh Chúa Giêsu bẻ Bánh. Đó là cử chỉ tuyệt hảo của Thánh Thể, là cử chỉ căn tính trong đức tin chúng ta, là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa, Đấng tự hiến để làm cho chúng ta được tái sinh vào một cuộc sống mới. Cử chỉ này cũng gây chấn động: từ trước đến nay, những con chiên được sát tế và hiến dâng cho Thiên Chúa, thì bây giờ chính Chúa Giêsu đã tự làm con chiên và tự hiến tế để ban sự sống cho chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa tình yêu. Chính Chúa không phá vỡ ai cả nhưng phá vỡ chính Ngài. Chính Chúa không đòi hỏi hy sinh nhưng hy sinh chính mình. Chính Chúa không đòi gì nhưng lại ban cho tất cả.
Cử hành và sống Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng được mời gọi sống tình yêu này. Anh chị em không thể bẻ Bánh Thánh Thể nếu trái tim anh chị em khép kín với anh chị em mình. Anh chị em không thể ăn Bánh này nếu anh chị em không cho kẻ đói ăn. Anh chị em không thể chia sẻ Bánh này nếu anh chị em không chia sẻ những đau khổ của những người đang quẫn bách. Mọi sự sẽ qua đi, kể cả những phụng vụ Thánh Thể long trọng của chúng ta, cuối cùng chỉ còn lại tình yêu. Và kể từ nay trở đi, Thánh Thể của chúng ta biến đổi thế giới đến mức chúng ta để cho chính mình được biến đổi và trở thành tấm bánh bẻ ra cho người khác…” (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Thông báo : Thánh lễ trực tuyến

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ, lễ trọng

KINH SÁCH


Thánh Thi
Ngày trọng đại, nào reo vui phấn khởi,
Tự đáy lòng, hãy trổi khúc tri ân,
Con người cũ nhường ngôi cho người mới,
Mới cả suy tư, lời nói, việc làm.
Ta nhắc nhở Bữa Tiệc Ly đêm ấy,
Chúa đồng bàn cùng toàn thể anh em,
Và theo đúng luật cha ông truyền lại,
Ăn thịt chiên cùng với bánh không men.
Họ suy nhược : Chúa nuôi bằng Thịt Chúa,
Họ buồn lo : cho uống rượu Máu Người :
“Chén bửu huyết tay Thầy trao cho đó,
Thầy xin mời tất cả nhắp trên môi.”
Thế là Chúa đã lập ra Thánh Lễ,
Trao quyền cho hàng tư tế cử hành,
Cho chính họ được nuôi bằng Thánh Thể,
Và mỗi ngày cùng nuôi dưỡng sinh linh.
Bánh thiên sứ, nay phàm nhân hưởng thụ,
Bánh bởi trời đã thay thế man-na.
Ôi nhiệm lạ, kẻ nghèo hèn tôi tớ
Được nuôi bằng Thịt Máu Chúa thiên toà !
Cùng thờ lạy Ba Ngôi một Thiên Chúa,
Xin rủ thương thăm viếng kẻ phàm trần,
Và đưa dẫn về trời, nơi Chúa ngự,
Giữa muôn vàn ánh sáng, chốn bình an.
Bài đọc- của Thánh Tôma Aquinô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh :
“Con Một Thiên Chúa, khi muốn cho chúng ta tham dự vào thần tính của Người, đã nhận lấy bản tính của chúng ta để một khi làm người, Người làm cho con người trở thành “thiên chúa”.
Ngoài ra, Người nhận lấy sự gì nơi chúng ta, thì Người ban lại tất cả để cứu độ chúng ta. Quả vậy, trên bàn thờ thập giá, Người đã dâng mình làm lễ tế cho Thiên Chúa Cha để hoà giải chúng ta và Người đã đổ máu mình ra làm giá chuộc và giếng rửa, để một khi được giải thoát khỏi cảnh nô lệ khốn nạn, chúng ta sẽ được tẩy sạch mọi tội lỗi.
Để chúng ta ghi nhớ hồng ân cao cả dường ấy, Người đã để lại mình Người làm của ăn và máu Người làm của uống cho các tín hữu rước lấy, dưới hình bánh và hình rượu. Cao quý và lạ lùng thay bữa tiệc của Chúa, bữa tiệc mang lại ơn cứu độ và đầy dịu ngọt ! Quả thật, còn gì quý giá hơn bữa tiệc ấy ? Ở đó không phải là thịt bê thịt dê như trong luật cũ nữa, mà là chính Đức Ki-tô, Thiên Chúa thật, được dọn ra cho chúng ta rước lấy. Còn gì kỳ diệu hơn bí tích này ?
Cũng không có bí tích nào đem lại lợi ích dồi dào hơn, vì nhờ bí tích này, tội lỗi được tẩy sạch, nhân đức được gia tăng, và tâm hồn được chan chứa mọi ân huệ thiêng liêng. Bí tích này được tiến dâng trong Hội Thánh để cầu cho kẻ sống và kẻ chết, hầu sinh ích cho mọi người, vì đã được lập ra cho mọi người được ơn cứu độ.
Cuối cùng, không ai đủ sức diễn tả sự ngọt ngào của bí tích ấy, dù đã cảm nếm được sự dịu dàng thiêng liêng ngay tại nguồn mạch. Tình yêu bao la tuyệt vời mà Đức Ki-tô đã tỏ ra trong cuộc Thương Khó của Người lại được kính nhớ trong bí tích này. Vậy, để ghi khắc sâu hơn tình yêu bao la ấy vào lòng các tín hữu, thì trong bữa ăn tối cuối cùng, sau khi mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ, lúc sắp qua khỏi thế gian này mà về cùng Chúa Cha, Đức Ki-tô đã lập bí tích này để làm kỷ vật muôn đời ghi nhớ cuộc Thương Khó của Người, để hoàn tất những hình ảnh xưa tiên báo ; đó là phép lạ lớn nhất trong các phép lạ Người làm ; đồng thời, Người đã lưu lại niềm an ủi đặc biệt cho những kẻ buồn phiền vì Người vắng bóng.”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.