Ads 468x60px

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Cv 16:

Cv 16:
Hồi ấy, đám đông ở Phi-líp-phê nổi lên chống ông Phao-lô và ông Xi-la. Các quan toà, sau khi đã cho lột áo hai ông, thì ra lệnh đánh đòn. 23 Khi đã đánh nhừ tử, họ tống hai ông vào ngục, và truyền cho viên cai ngục phải canh giữ cẩn thận. 24 Được lệnh đó, người này tống hai ông vào phòng giam sâu nhất và cùm chân lại.
25 Vào quãng nửa đêm, ông Phao-lô và ông Xi-la hát thánh ca cầu nguyện với Thiên Chúa ; các người tù nghe hai ông hát. 26 Bỗng nhiên có động đất mạnh, khiến nền móng nhà tù phải rung chuyển. Ngay lúc đó, tất cả các cửa mở toang và xiềng xích của mọi người buột tung ra. 27 Viên cai ngục choàng dậy và thấy các cửa ngục mở toang, liền rút gươm định tự tử, vì tưởng rằng các người tù đã trốn đi. 28 Nhưng ông Phao-lô lớn tiếng bảo : “Ông chớ hại mình làm chi : chúng tôi còn cả đây mà !”
29 Viên cai ngục bảo lấy đèn, nhảy bổ vào, run rẩy sấp mình dưới chân ông Phao-lô và ông Xi-la, 30 rồi đưa hai ông ra ngoài và nói : “Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu độ ?” 31 Hai ông đáp : “Hãy tin vào Chúa Giê-su, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ.” 32 Hai ông liền giảng lời Chúa cho viên cai ngục cùng mọi người trong nhà ông ấy. 33 Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ông đi, rửa các vết thương, và lập tức ông ấy được chịu phép rửa cùng với tất cả người nhà. 34 Rồi ông ấy đưa hai ông lên nhà, dọn bàn ăn. Ông và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa.
The crowd in Philippi joined in the attack on Paul and Silas, and the magistrates had them stripped and ordered them to be beaten with rods. After inflicting many blows on them, they threw them into prison and instructed the jailer to guard them securely. When he received these instructions, he put them in the innermost cell and secured their feet to a stake. About midnight, while Paul and Silas were praying and singing hymns to God as the prisoners listened, there was suddenly such a severe earthquake that the foundations of the jail shook; all the doors flew open, and the chains of all were pulled loose. When the jailer woke up and saw the prison doors wide open, he drew (his) sword and was about to kill himself, thinking that the prisoners had escaped. But Paul shouted out in a loud voice, "Do no harm to yourself; we are all here." He asked for a light and rushed in and, trembling with fear, he fell down before Paul and Silas. Then he brought them out and said, "Sirs, what must I do to be saved?" And they said, "Believe in the Lord Jesus and you and your household will be saved." So they spoke the word of the Lord to him and to everyone in his house. He took them in at that hour of the night and bathed their wounds; then he and all his family were baptized at once. He brought them up into his house and provided a meal and with his household rejoiced at having come to faith in God.
Đọc tiếp »

Ga 15:

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. 27 Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.
16 1 “Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2 Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3 Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4a Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.”
Jesus said to his disciples: "When the Advocate comes whom I will send you from the Father, the Spirit of truth that proceeds from the Father, he will testify to me. And you also testify, because you have been with me from the beginning. I have told you this so that you may not fall away. They will expel you from the synagogues; in fact, the hour is coming when everyone who kills you will think he is offering worship to God. They will do this because they have not known either the Father or me. I have told you this so that when their hour comes you may remember that I told you."
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 10/05/2020

“Trong nhà Cha thầy có nhiều chỗ...Thầy đi dọn chỗ cho các con” (Ga14,2)
Đó là điều Chúa Giêsu chữa trị sự xao xuyến cho chúng ta: Ngài giữ chỗ cho chúng ta ở trên trời. Chúa đã mang lấy nhân tính của chúng ta để đưa nó vượt qua cái chết, tiến đến một nơi mới mẻ, ở trên trời, để chúng ta cũng được ở nơi Ngài đang ở. Chính niềm xác tín đó an ủi chúng ta: có một chỗ dành riêng cho mỗi người chúng ta. Chúng ta không sống không có mục đích và đích điểm. Chúng ta đáng được chờ đợi, chúng ta quí giá. Thiên Chúa yêu vẻ đẹp của các con cái Ngài. Và Ngài đã chuẩn bị chỗ xứng đáng và đẹp nhất cho chúng ta: đó là thiên đàng. Chúng ta đừng quên điều này: nơi ở đang chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Ở trần thế này chúng ta chỉ đi qua đường tạm bợ. Chúng ta được tạo dựng để sống trên trời, để sống vĩnh cửu, sống mãi mãi. Mãi mãi; đó là điều mà bây giờ chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Nhưng điều càng đẹp hơn nữa khi nghĩ rằng sự mãi mãi này sẽ hoàn toàn diễn ra trong vui mừng, trong niềm hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và với tha nhân, không còn khóc lóc, oán hận, chia rẽ và xao xuyến.” (ĐTC Phanxicô, 10/05/2020)
Đọc tiếp »

1Pr3:

1Pr3:
Anh em thân mến, Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. 16 Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, 17 bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.18 Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.
Beloved, sanctify Christ as Lord in your hearts. Always be ready to give an explanation to anyone who asks you for a reason for your hope, but do it with gentleness and reverence, keeping your conscience clear, so that, when you are maligned, those who defame your good conduct in Christ may themselves be put to shame. For it is better to suffer for doing good, if that be the will of God, than for doing evil. For Christ also suffered for sins once, the righteous for the sake of the unrighteous, that he might lead you to God. Put to death in the flesh, he was brought to life in the spirit.
Ga 14:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. 16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. 17 Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. 18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. 19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. 20 Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. 21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Jesus said to his disciples: If you love me, you will keep my commandments. And I will ask the Father, and he will give you another Advocate to be with you always, the Spirit of truth, which the world cannot accept, because it neither sees nor knows it. But you know it, because it remains with you, and will be in you. I will not leave you orphans; I will come to you. In a little while the world will no longer see me, but you will see me, because I live and you will live. On that day you will realize that I am in my Father and you are in me and I in you.
Whoever has my commandments and observes them is the one who loves me. And whoever loves me will be loved by my Father, and I will love him and reveal myself to him."
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 16/05/2020

“Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. “ (Ga 15,18)
Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về thế gian, về lòng căm thù của thế gian đối với Người và các môn đệ Người. Chúa Giêsu đã không xin Chúa Cha đưa các môn đệ ra khỏi thế gian nhưng xin Chúa Cha bảo vệ các môn đệ khỏi tinh thần thế gian.
Đâu là tinh thần thế gian muốn phá hủy và làm băng hoại Giáo hội? Thưa: đó là sự đề xuất một lối sống tách biệt với Tin Mừng. Tinh thần thế gian là thứ văn hóa phù hoa, chuộng vẻ bề ngoài, trang điểm để che đậy, nó có những giá trị hời hợt, một nền văn hóa không biết trung tín là gì bởi vì nó thay đổi theo hoàn cảnh, như một con tắc kè hoa, nó thương lượng mọi thứ.
Chúa Giêsu nhấn mạnh trong lời cầu nguyện của Người rằng Chúa Cha bảo vệ chúng ta khỏi thế gian, khỏi một nền văn hóa sử dụng và vứt bỏ theo sự tiện lợi. Tiếc thay, đó lại là cách sống của nhiều người tự xưng mình là các Kitô hữu nhưng sống rất trần tục. Những lo lắng liên quan đến thế gian nhấn chìm đức tin của họ.
Cha de Lubac nói rằng tinh thần thế gian là điều tồi tệ nhất trong các tệ nạn của Giáo hội khi nó trở thành một cách sống tâm linh của các tín hữu Kitô. Tinh thần thế gian giết chết linh hồn chúng ta vì nó ghét đức tin. Đáng buồn là tinh thần thế gian đi vào mọi nơi, ngay cả trong Giáo hội, dưới các dạng thức che đậy.
Tinh thần thế gian không chấp nhận được tai tiếng của thập tự giá, vì liều thuốc giải duy nhất chống lại tinh thần thế gian là Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta. Chiến thắng chống lại thế gian là đức tin vào Chúa Giêsu.” (ĐTC Phanxicô, 16/06/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Rao Báo Phong Chức Linh Mục và Phó Tế 2020 (theo tin http://gpphanthiet.com/)

Đọc tiếp »

Ga 15:

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. 19 Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. 20 Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em : tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. 21 Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”
Jesus said to his disciples: "If the world hates you, realize that it hated me first. If you belonged to the world, the world would love its own; but because you do not belong to the world, and I have chosen you out of the world, the world hates you. Remember the word I spoke to you, 'No slave is greater than his master.' If they persecuted me, they will also persecute you. If they kept my word, they will also keep yours. And they will do all these things to you on account of my name, because they do not know the one who sent me."
Đọc tiếp »

Đức Hồng Y Antonio Marto, chủ chăn của giáo phận Leira-Fatima, 13/05/2020

“Kính chào, Mẹ từ ái!
Vào ngày hôm nay và thời gian của sự bất ổn, đau đớn này, chúng con kêu cầu Đức Mẹ là Mẹ của lòng thương xót.
Thưa Mẹ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, kể từ năm 1917, vào ngày 13 tháng 5 vĩ đại này, đoàn dân yêu dấu của Mẹ, từ mọi chân trời góc biển trên thế giới không thể đông đảo tụ họp về đây, để ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. Thật bất ngờ, một cái gì đó mà chúng con thậm chí chưa thể hình dung ra được hình dáng của nó đã giam giữ chúng con tại gia và tước đoạt chúng con khỏi những khoảnh khắc yêu thương và đáng mơ ước nhất của cuộc sống chúng con, chính là khoảng khắc chúng con được sống gần gũi với mẹ hằng năm, ôi Mẹ yêu thương.
"Những đoàn hành hương đông đảo và công trường muôn mầu muôn sắc của bao năm qua. Thật khó mà phủ nhận được nỗi buồn cộng thêm sầu thương, nhưng chúng con biết rằng „Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mên Người „ (Rm 8, 28). Theo nghĩa này, có lẽ tất cả chúng con đều đang học cách hành hương theo nghĩa thuần khiết của nó, đó chính là thực hiện cuộc hành hương bằng trái tim, cuộc hành hương nội tâm trong hành trình thân thiết gần gũi nhất của cuộc đời chúng con, cùng với sự đồng hành thiêng liêng của người Mẹ trên trời của chúng con, Người đang ra tay trợ giúp mỗi người chúng ta gặp được Thiên Chúa thánh thiện và nhân hậu...
Một thời gian ngắn trước đây, chúng ta đang sống với niềm tin lớn lao vào sức mạnh khoa học kỹ thuật, vào sức mạnh tài chính - kinh tế, nghĩ rằng chúng ta có thể miễn nhiễm với bất kỳ dịch bệnh nào, hoặc nếu nó có đến, chúng ta sẽ nhanh chóng giải trừ hậu họa. Nhưng, thật bất ngờ, một loại „virus“ thầm lặng, vô hình, không thể đoán trước, có thể làm ô nhiễm tất cả mọi thứ và làm cả thế giới choáng váng. Chúng ta cảm thấy mặt đất gập ghềnh dưới chân mình. Tất cả các công việc và chương trình dự tính của chúng ta tan tành như một căn nhà giấy mổi. Các kế hoạch dự phòng và khẩn cấp ngay lập tức được thực hiện để đối mặt với thảm họa toàn cầu này...
Một đại dịch là một lời kêu gọi chuyển đổi tâm linh sâu sắc. Một lời kêu gọi các tín hữu Kitô giáo, nhưng cũng mời gọi tất cả mọi người, những con người đều là tạo vật của Thiên Chúa. Một cuộc sống tốt hơn trong ngôi nhà chung của chúng ta, trong hòa bình với các sinh vật, với tha nhân và với Thiên Chúa, một cuộc sống đầy ý nghĩa đòi hỏi phải chúng ta phải chuyển đổi! Chúng ta hãy tự hỏi nếu chúng ta có thời gian dành cho Chúa, nếu chúng ta cho Ngài vị trí mà Ngài xứng đáng trong trái tim và trong cuộc sống của chúng ta.
Sự dễ bị tổn thương và yếu đuối của chúng ta khiến chúng ta cảm thấy mình cần nối kết với toàn thể nhân loại, bởi vì vi-rút vượt qua mọi rào cản địa lý và tất cả các điều kiện xã hội, kinh tế, phân cấp: giàu, nghèo, lớn và nhỏ, có giáo dục hay mù chữ, không ai được miễn dịch. Chúng ta đều cảm thấy mình liên kết với nhau và thuộc về một nhân quần bình thường, trong sự yếu đuối, nhưng cũng gắn kết nhiều hơn trong tình anh em và tình đoàn kết với nhau. Và chúng ta nhận ra rằng sự tự do của chúng ta chỉ có thể được khi thực thi với trách nhiệm và sự đoàn kết, rằng chúng ta phụ thuộc lẫn nhau và liên kết giữa chúng ta với nhau và do đó chúng ta phải tự cứu tất cả chúng ta hoặc chúng ta sẽ chết với nhau cả đám. Đồng thời chúng ta cũng khám phá tầm quan trọng của gia đình như một sự hỗ trợ nhân bản và tinh thần, như một giáo hội tại gia trong thời gian bị cách ly...
Lậy Mẹ yêu dấu, chúng con muốn cảm ơn Mẹ vì cuộc hành hương nội tâm này, ánh sáng, hy vọng, niềm ủi an và sự bình an của Chúa Kitô mà Mẹ mang đến nhà của chúng con. Hôm nay Mẹ đang đi đường một chiều; chúng con sẽ tìm cách trở lại đây khi chúng con vượt qua được mối đe dọa đang ngăn cản chúng con bây giờ. Chúng con sẽ trở lại: đó là sự tin tưởng và cam kết của chúng con. Chúng con sẽ trở lại đây cùng nhau, dâng lời tán tụng tạ ơn, để hát cho Mẹ nghe: Này chúng ta sẽ quy tụ về đây, lậy Mẹ dấu yêu, để hiến dâng tình yêu của chúng con cho Mẹ!“ (Đức Hồng Y Antonio Marto, chủ chăn của giáo phận Leira-Fatima, 13/05/2020)
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 14/05/2020

“Hôm nay, Uỷ ban cao cấp về tình huynh đệ nhân loại đã mời gọi một ngày cầu nguyện, ăn chay, để cầu xin lòng thương xót Chúa trong thời khắc bi thảm của đại dịch này. Chúng ta đều là anh em. Thánh Phanxicô Assisi nói: “Tất cả là anh em”. Và vì điều này, những người nam nữ thuộc mọi niềm tin tôn giáo, hôm nay, hãy tham gia cầu nguyện và làm việc hãm mình đền tội, để cầu xin ân sủng chữa lành khỏi đại dịch này...
Đại dịch này diễn ra quá bất ngờ, kinh hoàng và nhiều người chết, thậm chí là chết trong cô đơn, mà chúng ta gần như bất lực không thể làm gì. Chúng ta hãy nghĩ về những người đau khổ, về hậu quả kinh tế, về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tất cả cùng nhau cầu nguyện với Chúa...
Mọi người cầu nguyện lên cùng Chúa hết khả năng có thể của mình. Tất cả chúng ta đoàn kết như anh em, cầu nguyện theo văn hóa và tôn giáo của chúng ta, kêu cầu sự tha thứ vì tội lỗi của chúng ta, khẩn xin Chúa ngăn chặn đại dịch này...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta và thương xót chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 14/05/2020)
Đọc tiếp »

Ga 15:

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.12 “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.16 “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
Jesus said to his disciples: "As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love. If you keep my commandments, you will remain in my love, just as I have kept my Father's commandments and remain in his love. I have told you this so that my joy may be in you and your joy may be complete." This is my commandment: love one another as I love you. No one has greater love than this, to lay down one's life for one's friends. You are my friends if you do what I command you. I no longer call you slaves, because a slave does not know what his master is doing. I have called you friends, because I have told you everything I have heard from my Father. It was not you who chose me, but I who chose you and appointed you to go and bear fruit that will remain, so that whatever you ask the Father in my name he may give you. This I command you: love one another."
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 13/05/2020

“Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo và các giáo sư là những người đang phải tìm ra những hướng đi mới trong việc học tập và giảng dạy: xin Chúa giúp họ trên hành trình này, cho họ lòng can đảm và ban cho họ những thành công lớn...
“Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái” (Ga 15, 5)
Đời sống Kitô hữu là một sự “ở lại” trong Chúa Giêsu. Chúa sử dụng hình ảnh của cây nho. Sự “ở lại” này không phải là một sự “ở lại” thụ động, không phải là ngủ yên trong Chúa: nhưng đó là một sự “ở lại” tích cực và cũng có một mối quan hệ hỗ tương. Nói cách khác, Chúa cũng “ở lại” trong chúng ta. Đó là một mầu nhiệm của cuộc sống, một mầu nhiệm đẹp. Đời sống Kitô hữu còn bao gồm sự “ở lại” hỗ tương này. Chúng ta không thể làm gì nếu không có Chúa Giêsu...
Thật là tốt cho chúng ta khi suy nghĩ về điều này: chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu vẫn ở trong chúng ta. Chúng ta cần đến ơn sự cứu rỗi, và Chúa ở lại trong chúng ta để ban cho chúng ta sức mạnh làm chứng cho Ngài để Giáo hội phát triển. Đó là một mối quan hệ của sự thân mật, mầu nhiệm, không thể diễn tả hết bằng lời: điều đó không chỉ dành cho các nhà thần bí, điều đó còn dành cho tất cả chúng ta.
Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để con có hể làm bất cứ điều gì Chúa nói với con”. Đó là một cuộc đối thoại thân mật giúp chúng ta hiểu và cảm nhận mầu nhiệm của việc “ở lại” này.” (ĐTC Phanxicô, 13/05/2020)
Đọc tiếp »

Ga 15:

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
Jesus said to his disciples: "I am the true vine, and my Father is the vine grower. He takes away every branch in me that does not bear fruit, and everyone that does he prunes so that it bears more fruit. You are already pruned because of the word that I spoke to you. Remain in me, as I remain in you. Just as a branch cannot bear fruit on its own unless it remains on the vine, so neither can you unless you remain in me. I am the vine, you are the branches. Whoever remains in me and I in him will bear much fruit, because without me you can do nothing. Anyone who does not remain in me will be thrown out like a branch and wither; people will gather them and throw them into a fire and they will be burned. If you remain in me and my words remain in you, ask for whatever you want and it will be done for you. By this is my Father glorified, that you bear much fruit and become my disciples."
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 12/05/2020

“Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng.” (Ga 14,27)
Thế gian có thể mang đến cho anh chị em một sự bình an nội tâm, sự bình yên của cuộc sống, đó là dạng thức bình an của một cuộc sống không phải lo lắng, khi anh chị em chiếm hữu được những gì anh chị em cảm thấy là của mình, và cô lập anh chị em khỏi những người khác. Khi không nhận ra điều đó, anh chị em khép mình trong sự bình yên đó. Sự bình yên đó khiến anh chị em bình tĩnh và hạnh phúc, nhưng ngủ thiếp đi, nó gây mê anh chị em và khiến anh chị em ở lại trong chính mình. Sự bình an đó có một chút ‘ích kỷ’.
Trái lại, sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là một điều khác. Đó là một nền hòa bình khiến anh chị em chuyển động, không cô lập anh chị em, nhưng khiến anh chị em chuyển động, khiến anh chị em đi đến với những người khác, tạo ra cộng đồng, tạo ra sự giao tiếp. Sự bình an Chúa Giêsu ban cho chúng ta là nhưng không, đó là một món quà từ Thiên Chúa. Sự bình an ấy thật là hiệu quả, nó luôn đưa anh chị em về phía trước.
Chúng ta cần nhận ra sự bình an trong chính mình là gì: chúng ta có tìm thấy sự bình an trong sự thịnh vượng, sự chiếm hữu và trong nhiều thứ khác, hay anh chị em tìm thấy sự bình an như một ân sủng từ Chúa? Tôi có phải trả tiền cho bình an hay tôi nhận được nó cách nhưng không từ Chúa? Bình an của tôi là loại bình an nào? Khi tôi mất đi thứ gì, tôi có tức giận không? Nếu có đây không phải là sự bình an của Chúa. Đây là một trong những bài kiểm tra. Tôi bình tĩnh trong bình an của tôi, nhưng tôi có ngủ không? Nếu có thì đó không phải là bình an của Chúa. Tôi có bình yên và muốn truyền đạt sự bình yên ấy cho người khác và cứ tiếp tục như thế không? Nếu có thì đó là sự bình an của Chúa. Ngay cả trong những thời khắc tồi tệ, khó khăn, sự bình yên đó có còn trong tôi không? Nếu có thì đó là bình an của Chúa. Và sự bình an của Chúa cũng có kết quả đối với chính tôi vì nó tràn đầy hy vọng, nghĩa là nó giúp tôi hướng nhìn về Thiên đàng.” (ĐTC Phanxicô, 12/05/2020)
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 10/05/2020

“Lòng các con đừng xao xuyến... hãy tin vào Thầy” (Ga 14, 1) Đây có phải là một lời khuyên lý thuyết, trừu tượng ? Không, trái lại, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta một điều cụ thể, chính xác. Ngài biết rằng, trong cuộc sống, lo âu nặng nề, xao xuyến, nảy sinh từ cảm giác sẽ không thành công, từ cảm tưởng mình cô độc và không có những điểm tham chiếu đứng trước những gì đang xảy ra. Sự lo âu, trong đó có khó khăn này tới khó khăn khác, ta không thể một mình vượt thắng được. Vì thế, Chúa Giêsu yêu cầu hãy tin tưởng nơi Ngài, nghĩa là đừng cậy dựa vào mình, nhưng dựa vào Chúa. Vì sự giải thoát khỏi sự xao xuyến tiến qua sự tín thác. Và Chúa Giêsu đã sống lại và đang sống là để luôn ở cạnh chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể nói với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tin rằng Chúa đã sống lại và đang ở cạnh con. Con tin rằng Chúa đang lắng nghe con. Con trình bày với Chúa điều đang làm con xao xuyến, những cơ cực của con: con tin tưởng nơi Chúa và tín thác vào Chúa”. (ĐTC Phanxicô, 10/05/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Lời kêu gọi đồng loạt cầu nguyện vào ngày 14/5 của ĐTC Phanxicô trước đại dịch quá sức kinh hoàng


Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Tin Vui Các sinh hoạt tôn giáo sẽ trở lại bình thường (theo http://gpphanthiet.com/)

Đọc tiếp »

HĐGMVN: THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC BẠN TRẺ

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA,
ĐẶC BIỆT LÀ CÁC BẠN TRẺ
1. Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, các Giám mục thuộc 27 Giáo phận, tham dự Đại hội XIV tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng, xin gửi lời chào thân ái trong Chúa Kitô đến toàn thể Dân Chúa, đặc biệt các bạn trẻ. Đại hội là cơ hội để chúng tôi nhìn lại những hoạt động của các Giáo phận và các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và bàn thảo với nhau những kế hoạch mục vụ để có thể phục vụ Dân Chúa cách tốt đẹp hơn. Cũng vì thế, vào lúc kết thúc Đại hội, chúng tôi muốn gửi đến anh chị em một vài suy tư và định hướng mục vụ cho Giáo hội Việt Nam trong những năm tới.
Trong ba năm qua, chúng ta đã thực hiện chương trình “Mục vụ gia đình”. Cảm ơn anh chị em đã đồng lòng hưởng ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục bằng những nỗ lực hành động cụ thể. Tạ ơn Chúa vì chương trình mục vụ đã đem lại nhiều hoa trái cho các gia đình, nhất là các gia đình trẻ gặp khó khăn, cũng như giúp cho người trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân gia đình.
2. Các Kitô hữu trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của toàn thể Giáo hội. Để thể hiện mối quan tâm này, Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XV họp tại Rôma vào tháng 10 năm 2018 đã bàn về chủ đề “Giới trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi”. Từ những kinh nghiệm, suy tư và đề nghị trong Thượng Hội đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (Christus vivit), trong đó ngài khắc họa Dung nhan sống động, tươi trẻ và gần gũi của Chúa Kitô Phục sinh đang sống giữa chúng ta. Người là bạn của người trẻ và mong ước kết thân với họ để giúp họ sống tuổi trẻ cách sung mãn, lớn lên trong sự thánh thiện, dấn thân phục vụ xã hội và Giáo hội.
Cùng chung những thao thức ấy, chúng tôi quyết định chọn chủ đề Mục vụ Giới trẻ cho Giáo hội Việt Nam trong ba năm tới (2020 – 2022).
Trình thuật Đức Giêsu hiện ra và đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus là trình thuật truyền cảm hứng cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về người trẻ. Đấng Phục sinh đã đồng hành, lắng nghe, đặt câu hỏi và giải thích cho hai môn đệ đang buồn sầu thất vọng, giúp họ hiểu chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đó không chỉ là câu chuyện của 2.000 năm trước, nhưng còn là cuộc gặp gỡ của ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Vì thế, hành trình Emmaus đã trở thành khuôn mẫu của mục vụ giới trẻ; theo đó, đồng hành với giới trẻ cần được thực hiện theo ba bước: (1) lắng nghe cuộc sống của người trẻ; (2) cùng với người trẻ phân định thánh ý Chúa dưới ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng; (3) giúp người trẻ hành động để sống tuổi trẻ cách phong phú.
A- Lắng nghe: Thuận lợi và thách đố đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay
3. Tại Việt Nam, gia đình vẫn là “trường học đầu tiên”, nơi đó các Kitô hữu trẻ đón nhận những bài học căn bản cho đời sống làm người và làm con cái Chúa. Ngoài ra, sống trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng, du lịch, mở rộng giao lưu gặp gỡ, có những hoạt động phong phú trong lãnh vực văn hóa, thể thao.
Bên cạnh đó, người trẻ cũng phải đối diện với những thách thức của thời đại mới. Hiện tượng di dân vừa đem lại những hiệu quả tích cực vừa gây nhiều hệ lụy tiêu cực trong đời sống gia đình và xã hội. Thế giới kỹ thuật số vừa là một phương thế rất hữu hiệu cho việc truyền thông và thiết lập các mối tương quan, nhưng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tác hại cho bản thân người trẻ. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ đã làm cho nhiều người trẻ lạc hướng và rơi vào lối sống buông thả, sống ảo, sống vội, sống dửng dưng vô cảm và vô trách nhiệm. Một số khác lại lún sâu vào những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, buôn bán ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai. Bạo lực ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm nghiêm trọng.
B- Phân định: Ơn gọi và sứ mệnh của người trẻ
4. Trong bối cảnh trên, không ít người trẻ băn khoăn đi tìm ý nghĩa và hướng đi đích thực cho đời sống. Cũng như Chúa Kitô đã công bố Tin Mừng cho những người trẻ Emmaus, ngày nay Giáo hội cũng muốn gửi đến các bạn trẻ sứ điệp cao cả của Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương các bạn, Chúa Kitô đã cứu độ các bạn, ngày hôm nay Người vẫn đang sống, vẫn đồng hành với các bạn như một người Bạn thân thiết. Tuổi trẻ là ân sủng và quà tặng mà các bạn cần đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn chứ không lãng phí, hãy phát huy các khả năng Chúa ban để trở nên một người trưởng thành toàn diện.
Hơn thế nữa, “tuổi trẻ còn là một phúc lành cho Giáo Hội và thế giới” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 134). Thật vậy, người trẻ không chỉ là đối tượng phục vụ của Giáo hội, mà còn là chủ thể phản ảnh Đức Giêsu Kitô giữa lòng nhân thế; không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của thế giới, họ đã và đang góp phần làm phong phú thế giới (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 64).
Người trẻ làm phong phú Giáo hội và thế giới bằng nhiều cách, trước hết bằng việc nên thánh: “Hương thơm thánh thiện tỏa ra từ đời sống lành thánh của biết bao người trẻ có thể băng bó các vết thương của Giáo hội và của thế giới, và đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta đã được kêu gọi từ thuở đời đời” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 50). Đồng thời, các bạn trẻ cũng thể hiện sự thánh thiện qua việc sống đức ái trong gia đình và trong xã hội. Nhiều người trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo xứ hoặc dấn thân vào các hoạt động bác ái xã hội. Các phong trào vì môi trường ngày càng phổ biến mà thành phần đông đảo là người trẻ. Tất cả làm nên sức sống trẻ trung của Giáo hội, đồng thời là sự dấn thân cụ thể để Phúc âm hóa xã hội và thế giới, mở rộng Triều đại của Thiên Chúa (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 168).
C- Hành động: Đồng hành để giúp người trẻ thăng tiến và dấn thân
5. Theo hướng đi trên, chúng tôi mời gọi tất cả các thành phần Dân Chúa đồng hành với giới trẻ và đổi mới mục vụ giới trẻ. Những người tham gia mục vụ giới trẻ, đặc biệt các linh mục, cần đổi mới cách nhìn và cách tiếp cận người trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Người trẻ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ được học và thế giới họ đang sống. Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo các giá trị ấy, họ cũng không học được cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững giữa nhịp sống vội vã của xã hội” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 221). Vì thế, thay vì áp đặt lên người trẻ một chương trình có sẵn, cần phải đồng hành và lắng nghe các bạn trẻ, giúp họ khám phá những khả năng và các đặc sủng Chúa Thánh Thần đã ban, và tạo điều kiện thích hợp để người trẻ phát huy những khả năng đó. Mục vụ giới trẻ phải mang tính “hiệp hành”, nghĩa là có khả năng liên kết mọi thành phần dân Chúa trong một “hành trình chung” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 206). Nếu biết quan tâm đúng mức và hướng dẫn đúng cách, Giáo hội sẽ có những người trẻ vui tươi, can đảm, nhiệt tâm dấn thân cống hiến cho công cuộc Phúc âm hóa.
6. Chúng tôi đề nghị Chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm (2020 – 2022) với các chủ đề sau:
– 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.
– 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình.
– 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.
Để thực hiện chương trình mục vụ trên, chúng tôi đề nghị:
a- Học hỏi:
– Tạo điều kiện cho người trẻ tiếp cận những tài liệu hữu ích của Giáo Hội như Youcat (Giáo lý cho người trẻ), Docat (Giáo huấn xã hội cho người trẻ), và Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”; đồng thời, nên chú trọng hơn đến việc giúp phân định thiêng liêng cũng như tư vấn tâm lý cho người trẻ.
– Các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục sẽ đồng hành với các Giáo phận và Giáo xứ trong việc soạn bản hướng dẫn học hỏi cho chương trình ba năm.
b- Cử hành:
– Giáo phận tổ chức Ngày Giới trẻ vào Chúa nhật Lễ Lá hằng năm hoặc một ngày khác phù hợp.
– Kết thúc 3 năm mục vụ, sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc.
c- Sống:
– Tạo điều kiện cơ sở vật chất và không gian phù hợp cho hoạt động giới trẻ như văn phòng mục vụ, phòng sinh hoạt, sân chơi thể thao, ca nhạc,…
– Trước tình trạng ngày càng đông các bạn trẻ rời làng quê đi học và làm việc ở các đô thị lớn, cần có sự phối hợp giữa giáo xứ nơi đi và nơi đến, bằng cách cấp chứng chỉ của nơi đi và hướng dẫn cho người trẻ gia nhập cộng đoàn địa phương nơi đến. Các Giáo phận có những người trẻ đến học tập và làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty, xí nghiệp, cần bổ nhiệm các linh mục đặc trách đồng hành để giúp các bạn trẻ có khả năng hội nhập, sống và làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường mới.
– Ứng dụng mạng xã hội vào công tác mục vụ giới trẻ. Nếu sử dụng tốt, mạng xã hội là phương tiện rất hữu ích để củng cố đức tin và kinh nghiệm thiêng liêng, cung cấp thông tin về mục vụ xã hội, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng.
7. Trong Thư Chung này, chúng tôi muốn trình bày chi tiết hơn về chủ đề năm 2020: “Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện”. Trong Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (số 26-27), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người: “Trong thời gian sống tại Nadarét, Đức Giêsu vâng lời cha mẹ, ‘lớn lên, thêm khôn ngoan và đầy ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta’ (Lc 2, 52). Đức Giêsu đang ở trong thời gian chuẩn bị, và trong giai đoạn này, Người đi sâu vào mối tương quan với Chúa Cha và với tha nhân. Người không chỉ lớn lên về mặt thể lý, mà còn về tâm linh nữa. Trong những năm tuổi trẻ, Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy”.
Dựa vào hướng dẫn trên, chúng tôi đề nghị các mục tử, những người làm công tác mục vụ giới trẻ, đặc biệt là cha mẹ, hãy đồng hành để giúp các thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi.
a-Thể lý: giúp người trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật đối với chính bản thân, phòng ngừa các đam mê nguy hại như rượu, bia, ma túy, cờ bạc, nghiện game.
b-Tâm lý: giúp người trẻ tập luyện các đức tính nhân bản, đặc biệt tính trung thực, ý thức công bằng, lương tâm ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm; tạo điều kiện để người trẻ có nhiều cơ hội sinh hoạt cộng đồng, nhờ đó hướng mở tới tha nhân, tập sống chung và làm việc chung với tinh thần liên đới, quảng đại, vị tha; mở các lớp kỹ năng sống về nhận diện giá trị bản thân, trưởng thành tâm lý và tính dục, phát triển tương quan hài hòa với mọi người.
c-Tâm linh: giúp các bạn trẻ gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, Đấng đang sống, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực. Để thực hiện mục tiêu này, các mục tử và giáo lý viên cần canh tân việc dạy giáo lý cho giới trẻ bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề, nhất là những vấn đề thiết thân với giới trẻ.
d- Văn hóa: không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo về văn hóa. Đào tạo văn hóa đích thực là phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản, chứ không chỉ tìm lợi ích vật chất và hiệu quả cụ thể tức thời (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 223).
e-Phân định ơn gọi: người trẻ cũng cần được đồng hành và hướng dẫn trong việc phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ bước vào đời sống tu trì hoặc đời sống hôn nhân, để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân.
8. Kết thúc thư này, chúng tôi muốn ngỏ lời với tất cả các bạn trẻ Công giáo tại Việt Nam.
Các con rất thân mến,
Khi chiêm ngắm hai người trẻ trong hành trình Emmaus, Đức Thánh Cha Phanxicô viết như sau: “Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ… Người bước vào trong đêm tối của họ. Khi lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra; khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ chọn đi trở lại ngay lập tức con đường vừa đi, để về với cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 237).
Như hai người trẻ trên đường Emmaus, các con hãy đến với Chúa Giêsu, tâm sự với Người trong cầu nguyện, lắng nghe lời Người trong Sách Thánh, đón nhận sức sống của Người trong Thánh Thể, nhờ đó biết nhìn cuộc đời với cặp mắt mới và nhận ra Chúa luôn đồng hành với các con.
Như hai người trẻ trên đường Emmaus, các con hãy đến với cộng đoàn Giáo hội ở nơi các con đang sinh sống, học hành, làm việc. Đức tin Kitô giáo luôn mang chiều kích cộng đoàn. Các con không sống đức tin một mình nhưng với cộng đoàn và trong cộng đoàn. Hãy tích cực tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, hội đoàn, hoặc cộng đoàn Kitô hữu nhỏ; nhờ đó các con cảm nhận được sự nâng đỡ trong những lúc khó khăn, đồng thời học mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.
Như hai người trẻ trên đường Emmaus, các con hãy mạnh dạn kể lại cho các bạn trẻ khác về kinh nghiệm đức tin của mình, kể bằng lời và bằng chính cuộc sống tốt lành của các con. Hơn ai hết, chính các con phải là tông đồ cho người trẻ, những người cùng trang lứa, sống trong cùng một thời đại và môi trường với các con. Được như thế, các con sẽ trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh cho mọi người, đồng thời góp phần dựng xây quê hương và dân tộc Việt Nam thịnh vượng, công bằng và hạnh phúc.
Vào thời điểm sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, Mẹ cũng là một người trẻ. Mẹ đã lắng nghe, suy đi nghĩ lại trong lòng, và quảng đại đáp lại tiếng Chúa kêu gọi. Và một khi đã thưa ‘Xin vâng’, Mẹ dấn bước với tất cả tình yêu trung tín, kể cả trong những lúc khó khăn và thử thách nhất. Mẹ thực sự là mẫu gương và hơn nữa, là Ngôi Sao Hy Vọng, dẫn bước chúng ta vượt qua mọi gian nan thử thách để bước đi trên con đường của Tin Mừng. Chúng ta cùng hướng về Đức Maria với tâm tình cậy trông và yêu mến. Nguyện xin Mẹ luôn đồng hành và chúc phúc cho chúng ta.
Làm tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng
Ngày 4 tháng 10 năm 2019
đã ký
+ Giuse Nguyễn Chí Linh
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam
Đọc tiếp »

Ga 14:

Ga 14:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
8 Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” 9 Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’ ? 10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. 12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. 13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. 14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”
Jesus said to his disciples: “If you know me, then you will also know my Father. From now on you do know him and have seen him.” Philip said to him, "Master, show us the Father, and that will be enough for us." Jesus said to him, "Have I been with you for so long a time and you still do not know me, Philip? Whoever has seen me has seen the Father. How can you say, 'Show us the Father'? Do you not believe that I am in the Father and the Father is in me? The words that I speak to you I do not speak on my own. The Father who dwells in me is doing his works. Believe me that I am in the Father and the Father is in me, or else, believe because of the works themselves. Amen, amen, I say to you, whoever believes in me will do the works that I do, and will do greater ones than these, because I am going to the Father. And whatever you ask in my name, I will do, so that the Father may be glorified in the Son. If you ask anything of me in my name, I will do it.”
Đọc tiếp »

Ga 14:

Ga 14:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” 5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường ?” 6 Đức Giê-su đáp : “Chính Thầy là con đường là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Jesus said to his disciples: "Do not let your hearts be troubled. You have faith in God; have faith also in me. In my Father's house there are many dwelling places. If there were not, would I have told you that I am going to prepare a place for you? And if I go and prepare a place for you, I will come back again and take you to myself, so that where I am you also may be. Where (I) am going you know the way." Thomas said to him, "Master, we do not know where you are going; how can we know the way?" Jesus said to him, "I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me."
Đọc tiếp »

Ga 13 :

Ga 13 :
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giê-su nói : “Thật, Thầy bảo thật anh em : tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. 17 Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em ! 18 Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây : Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. 19 Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu. 20 Thật, Thầy bảo thật anh em : ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”
When Jesus had washed the disciples' feet, he said to them: "Amen, amen, I say to you, no slave is greater than his master nor any messenger greater than the one who sent him. If you understand this, blessed are you if you do it. I am not speaking of all of you. I know those whom I have chosen. But so that the scripture might be fulfilled, 'The one who ate my food has raised his heel against me.' From now on I am telling you before it happens, so that when it happens you may believe that I AM. Amen, amen, I say to you, whoever receives the one I send receives me, and whoever receives me receives the one who sent me."
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.