Ads 468x60px

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

THƯ MỤC VỤ ĐẦU NĂM MỚI 2015


Kính gửi: anh em linh mục, 
anh chị em tu sĩ, chủng sinh, 
và cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Phan Thiết

 
“Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”.

Anh chị em thân mến, theo chương trình “Tân phúc-âm-hóa đời sống” của Giáo hội Công giáo Việt Nam, năm nay 2015, chúng ta hướng tới “các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Theo sách Tông đồ Công vụ (x. Cv 2,42), cộng đoàn tín hữu thuở ban đầu được sinh động hóa bằng việc phụng vụ, việc lắng nghe Lời Chúa và việc thể hiện tình hiệp thông, vì thế muốn thực thi có kết quả chương trình tân phúc-âm-hóa, các giáo xứ trong giáo phận chúng ta sẽ nỗ lực canh tân những sinh hoạt cơ bản làm nên ý nghĩa cộng đoàn này. Những gì nói về cộng đoàn giáo xứ ở đây cũng có thể áp dụng cho cộng đoàn sống đời thánh hiến với những thích ứng cần thiết.

1. Giáo xứ là cộng đoàn phụng vụ

Nếu đời sống Giáo Hội được ghi dấu bởi việc cử hành phụng vụ vốn là “chóp đỉnh và trung tâm”, thì đời sống giáo xứ xét như là đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội tại địa phương, cũng được sinh động hóa bởi chính việc cử hành phụng vụ. Giáo xứ sẽ không hiện diện, hay hiện diện không trọn vẹn, nếu thiếu vắng sinh hoạt phụng vụ đặc trưng này. Không sinh hoat phụng vụ, giáo xứ chỉ còn là một đơn vị dân cư, cũng như không giáo đường, giáo xứ đâu khác chi một phường xã. Vì thế, phúc-âm-hóa đời sống giáo xứ chính là canh tân tâm hồn để cử hành hoặc tham dự phụng vụ một cách linh hoạt và sốt sắng. Linh mục quản xứ bảo đảm cho sinh hoạt phụng vụ được cử hành đầy đủ, không chỉ nghiêm túc theo chữ đỏ mà còn sốt sắng theo lòng tin trong Giáo Hội; còn giáo dân làm thành cộng đoàn phụng vụ cũng cần tham dự cách chủ động, không như khán giả xem buổi trình diễn mà như những tham dự viên cùng hiệp thông dâng lễ.
Thật đáng khích lệ trong giáo phận, thánh lễ và các bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành đầy đủ, đều đặn và đúng đắn, điều cần thêm là phả vào trong những cử hành ấy một một sức sống mới, để có thể trở thành ánh sáng xua tan mọi ngõ ngách u tối của tội lỗi. Kinh nghiệm mục vụ cho thấy tại những giáo xứ mà phụng vụ Thánh Thể được cử hành nghiêm túc và sốt sắng, các tệ nạn ở đấy cũng giảm thiểu cách đáng kể hoặc biến mất dần.

2. Giáo xứ là cộng đoàn Lời Chúa

“Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Qua thánh lễ hằng ngày, Giáo Hội đã dọn phần phụng vụ Lời Chúa như một bữa ăn với đủ chất bổ dưỡng, mùa nào thức ấy. Nhưng người ta sống không bởi những gì mình ăn vào mà bằng những gì mình tiêu hóa được, nên vấn đề đặt ra cho giáo xứ là phải làm sao nhận thức được Lời Chúa như thực phẩm bổ dưỡng đã vậy, mà còn biết vận dụng tối đa để Lời Chúa sinh hoa kết quả trong đời sống. Điều này tùy thuộc ở nhiều phía. Phía các chủ chăn, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở qua Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng”, là cần cống hiến thời giờ, khả năng và công sức để trình bày Lời Chúa phù hợp với tầm hiểu biết và điều kiện sống của cộng đoàn, đi kèm với đời sống nhiều gương mẫu nữa. Sống điều mình giảng để có thể chu toàn nhiệm vụ một cách thuyết phục. Còn phía giáo dân, hãy đón nhận Lời Chúa được giảng giải với tâm hồn đơn sơ khát khao rộng mở, không nhằm bổ sung kiến thức cho bằng bổ dưỡng tâm linh, không tìm sự vui tai cho bằng việc lay động tâm hồn và đổi mới đời sống.

Lời Chúa vẫn có đó trong Thánh Kinh, sẵn sàng mở ra cho bất cứ ai tìm kiếm, vì thế trong các giáo xứ, chúng ta cần phát động thêm nữa phong trào yêu mến, học hỏi, chia sẻ và sống Lời Chúa. Trong tinh thần này, chương trình “lộc Lời Chúa đầu năm” hay “Mỗi gia đình một cuốn Tân Ước”, như có giáo xứ đã thực hiện, được xem là những hình thức nhắc nhở mọi người về ý nghĩa của giáo xứ gắn liền với Lời Chúa trong năm nay.

3Giáo xứ là cộng đoàn hiệp thông.
           
Khi chuyên cần việc phụng vụ và siêng năng tham dự bàn tiệc Lời Chúa, giáo xứ sẽ có một đời sống chan chứa tình hiệp thông, như các tín hữu thuở ban sơ. Đó là sự đồng tâm nhất trí của mọi người trong cộng đoàn dưới sự lãnh đạo của các tông đồ, khiến chẳng ai màng chi tới phận riêng, chỉ mong sao cho cuộc sống chung được triển nở. Chúa Kitô là Đầu quy tụ và nối kết mọi Kitô hữu trong cùng một mạch sống cứu độ duy nhất. Đó là hiệp thông giáo lý tinh tuyền do các tông đồ truyền lại. Từ hiệp thông giáo lý đến hiệp thông đời sống, trong đó mọi người biết chia vui sẻ buồn với nhau và biết nâng đỡ cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong các nhu cầu tinh thần và vật chất. Thời nay thật khó mà gặp được lối sống hiệp thông như thời các tông đồ, nhưng với nỗ lực xây dựng từ những điều nhỏ nhất, chúng ta có thể làm cho bộ mặt giáo xứ dần dần thay đổi tích cực.
           
Nếu tại Thăng Long năm 1632, sau 5 năm truyền giáo, theo phúc trình của thừa sai Gaspar d’Amaral, con số tín hữu đã lên tới 5.000 và sống tình hiệp thông cao độ đến nỗi người ngoại chẳng biết tên “đạo công giáo”, đã gọi các tín hữu là những người theo “đạo yêu nhau”, thì ngày nay, các giáo xứ cũng phấn đấu thể hiện sự hiệp thông trong đức tin và đức ái như vậy. Đừng để trong giáo xứ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” gây bất hòa giữa linh mục Quản xứ và Hội đồng mục vụ hay các Hội đoàn, làm giảm đi sức sống hiệp nhất, và cũng đừng để lối sống khép kín “đèn nhà nào nhà nấy rạng” giữa các gia đình trong khu xóm, làm mất đi nét đẹp bác ái, nhưng mỗi giáo dân hãy quyết tâm trở nên đóm lửa thắp sáng tình hiệp thông.

4. Về mặt biểu tượng, logo chủ đề năm 2015 được phổ biến rộng rãi đến các giáo xứ. Hình tháp nhà thờ vươn lên biểu thị giáo xứ là cộng đoàn phụng vụ; hình cuốn sách mở ra nhắc nhớ giáo xứ là cộng đoàn Lời Chúa và ba bóng người linh động chính là minh họa tình hiệp thông được triển nở giữa cộng đoàn. Mong rằng logo chủ đề này không chỉ nêu cao ý nghĩa, mà còn khơi gợi trong cộng đoàn tâm tình yêu mến gắn bó dựng xây, để mỗi giáo xứ trở thành một gia đình sống động trên thuận dưới hòa, sống mến Chúa yêu người, mong là muối phúc âm ướp mặn môi trường lân cận, nhất là trong năm nay, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh về truyền giáo Ad Gentes (Đến với muôn dân) của Công Đồng Vaticanô II.

Về mặt thực hành, đề nghị với anh chị em hai phương cách bổ sung cho nhau:

Đối nội, tức là nhằm vào nội bộ “đời sống cộng đoàn giáo xứ” với ba chữ “chuyên”:

-Chuyên cần tham dự phụng vụ thánh lễ, nhất là giữ Ngày Chúa Nhật một cách trọn vẹn, kể cả điều thường bị quên trong xã hội hôm nay, đó là kiêng việc xác.
-Chuyên chăm học hỏi, chia sẻ và thực hành Lời Chúa, nhất là sống câu phúc âm ý lực trong tuần.
-Chuyên chú xây dựng tình hiệp thông vượt lên những khác biệt và xung khắc, nhất là biết sử dụng chìa khóa hiệu năng do thánh Augustinô để lại: “Hiệp nhất trong những điều chính yếu, tự do trong những điều tùy phụ, bác ái trong hết mọi sự”.

Đối ngoại, tức là nhắm đến chương trình “Tân phúc-âm-hóa” với ba chữ “C”:
-Củng cố nhân sự lo việc truyền giáo và trang bị lại tinh thần “đến với muôn dân”. Đây là dịp thuận tiện để các Hội dòng hay Tu đoàn rà soát lại cách nghĩ và cách sống sứ mạng “thừa sai” trong tên gọi của mình.
-Canh tân phương pháp truyền giáo phù hợp với điều kiện của từng giáo xứ, như đón nhận anh chị em di dân, dạy giáo lý hay kinh bổn cho các dự tòng, gặp gỡ mong cảm hóa những người bỏ đạo, xa đạo hay ác cảm với đạo.
-Cầu nguyện thường xuyên theo ý truyền giáo mỗi tháng của Đức Thánh Cha.
           
Xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng của giáo phận, vốn đã yêu thương chăm sóc đời sống mọi người trong năm qua, cũng tiếp tục nâng đỡ phù trì để các giáo xứ trong giáo phận được hạnh phúc thăng tiến trong vòng tay từ ái của Mẹ.

Giáo xứ tựa một gia đình:

Chuyên cần phụng vụ, sống tình hiệp thông,
Thực thi Lời Chúa vuông tròn.
Đời phúc-âm-hóa cõi lòng tràn vui.

+ Giuse Vũ Duy Thống, GM. GP. Phan Thiết
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

LỄ GIÁNG SINH (Lễ Rạng Đông)

25/12/2014 
Thứ Năm Mùa Giáng Sinh Năm B

PHÚC ÂM:  Lc 2, 15-20
"Các mục tử đã gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi các thiên thần biến đi, thì các mục tử nói với nhau rằng: "Chúng ta sang Bêlem và coi xem sự việc đã xảy ra  mà Chúa đã cho chúng ta được biết". Rồi họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria,  Giuse và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay lời đã báo về Hài Nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.

Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó, và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa  về tất cả mọi điều họ đã nghe và xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.  Đó là lời Chúa.
Đọc tiếp »

LỄ GIÁNG SINH (Lễ Đêm)


TIN MỪNG : Lc 2,1-14

           Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. 2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri.3 Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.4 Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.5 Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai.6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa.7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
1

          8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật.9Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng.10 Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân:  11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ."13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

          14 "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Thánh lễ cầu nguyện cho cố Linh mục Antôn Nguyễn Quý Hải

Thánh lễ cầu nguyện cho cố Linh mục Antôn Nguyễn Quý Hải

Thánh lễ cầu nguyện cho cố Linh mục Antôn Nguyễn Quý Hải
Sáng nay 22/12/2014, lúc 7g00, Cha hạt Trưởng cùng với linh mục đoàn Giáo Hạt Hàm Tân đã cử hành nghi thức tẩn liệm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho Cha Antôn Nguyễn Quý Hải, quản xứ Đông Hà vừa mới từ trần.
Thánh lễ cầu nguyện cho cố Linh mục Antôn Nguyễn Quý Hải

Sáng nay 22/12/2014, lúc 7g00, Cha hạt Trưởng cùng với linh mục đoàn Giáo Hạt Hàm Tân đã cử hành nghi thức tẩn liệm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho Cha Antôn Nguyễn Quý Hải, quản xứ Đông Hà vừa mới từ trần.

Chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, cha Giuse Đặng Văn Nam đã ngậm ngùi nhắc lại những kỷ niệm buồn vui “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”với Cha Hải. Cách đây 10 tháng như đã biết trước giờ ra đi, ngài đã đăng cai tổ chức kỷ niệm 8 năm linh mục rất long trọng. Đồng thời hai cha đã dự định làm một con bê mừng thọ 60 tuổi. Rồi năm nay, giáo xứ Đồng Hà cũng nhận cờ luân lưu tổ chức thánh ca liên xứ thật chu đáo đón mừng Chúa Giáng Sinh. Nhưng ngài đã ra đi khi chỉ còn 10 ngày nữa để vào tuổi thọ 60, và chỉ còn 3 ngày để mừng Đại lễ Giáng sinh.

Những gì ngài đã “mưu sự” với nụ cười trên môi, vượt lên những đau khổ của bệnh tật, để chu toàn sứ mệnh mục tử suốt gần 60 năm tuổi đời và 8 năm linh mục, chắc chắn sẽ được Chúa cho “thành sự” theo thánh ý của Ngài.

        Ban truyền thông Hàm Tân

(Nguồn GpPhanthiet.com )
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Thư chúc mừng Giáng sinh và Năm mới 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam




Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Chúa Nhật Tuần IV Mùa Vọng Năm B

PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38
    "Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai".


   
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
    Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria.

    Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

    Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

    Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

    Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

    Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.
 Đó là lời Chúa.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Chúa Nhật Tuần III Mùa Vọng Năm B

14/12/2014
Chúa Nhật Tuần III Mùa Vọng Năm B
PHÚC ÂM: Ga 1, 6-8. 19-28
    "Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
    Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan, khi những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?" Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Đấng Kitô". Họ liền hỏi: "Thế là gì? Ông có phải là Elia chăng?" Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia". - "Hay ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không phải".

    Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".

    Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?" Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi Gioan làm phép rửa. Đó là lời Chúa.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Lễ phong chức 16 Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết


Lễ phong chức 16 Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết
Lễ phong chức 16 Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết
Hôm nay 10.12.2014, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 16 Thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính toà.Thánh lễ do Đức cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế; đồng tế với ngài có cha Niên trưởng, quý cha Hạt trưởng, Đan viện phụ Châu thủy, cha Phó Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, cha Giám đốc Chủng viện Nicôla Phan thiết, và khoảng 150 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
LỄ PHONG CHỨC 16 LINH MỤC
TẠI GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.

xem hinh

Hôm nay 10.12.2014, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 16 Thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính toà.

Thánh lễ do Đức cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế; đồng tế với ngài có cha Niên trưởng, quý cha Hạt trưởng, Đan viện phụ Châu thủy, cha Phó Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, cha Giám đốc Chủng viện Nicôla Phan thiết, và khoảng 150 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.

Đức Cha Giuse ban huấn từ.

Anh chị em thân mến, vì những Thầy này là con cái chúng tôi và là thân nhân bạn hữu của anh chị em sắp được cất nhắc lên chức linh mục, xin anh chị em hãy chú ý nhận định xem các Thầy sắp lãnh nhận thừa tác vụ nào trong Hội Thánh.

Thật ra, toàn thể dân thánh Chúa đều thực hiện chức tư tế vương giả trong Đức Kitô. Tuy nhiên, chính Vị Thượng tế chúng ta là Đức Giêsu Kitô, đã chọn một số môn đệ để nhân danh Người chính thức thi hành nhiệm vụ tư tế trong Hội Thánh thay cho nhân loại. Vì được Chúa Cha sai đi, chính Người đã sai các tông đồ đi khắp thế gian, để nhờ các ngài và những Giám mục kế vị các ngài, mà luôn luôn hoàn tất nhiệm vụ là thầy, là tư tế và mục tử. Còn các Linh mục là những người được kêu mời hợp tác với hàng Giám mục trong nhiệm vụ tư tế để phục vụ dân Thiên Chúa, trở thành cộng tác viên của hàng Giám mục.

Sau khi cân nhắc cẩn thận, chúng tôi thấy những anh em này đáng được phong lên chức linh mục, để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư tế, là Mục Tử và là Đấng làm cho Hội Thánh, Nhiệm thể Người được thành hình và phát triển, để trở nên dân Thiên Chúa và Đền Thánh. Vì phải nên giống Đức Kitô Vị Thượng Tế muôn đời, phải liên kết với chức tư tế của Giám mục, các Thầy sẽ được thánh hiến thành tư tế thật sự của Tân Ước, để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt dân Thiên Chúa và cử hành việc phụng tự, nhất là trong thánh lễ.

Còn các con thân mến! Các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật Chúa, các con tin và thi hành điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nuôi dân Thiên Chúa, hương thơm đời sống các con phải nên niềm vui cho các tín hữu Đức Kitô, để lời nói và gương lành của các con xây dựng Nhà Thiên Chúa là Hội Thánh. Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế trên bàn thờ. Vậy các con phải ý thức việc các con làm, phải noi theo điều các con thực hiện, nghĩa là khi cử hành mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại, các con cố gắng chế ngự thân xác khỏi nết xấu và tiến bước trong đời sống mới.

Khi rửa tội quy tụ người ta vào dân Thiên Chúa, khi nhân danh Đức Kitô và Hội Thánh ban phép giải tội, khi xức dầu thánh nâng đỡ bệnh nhân, khi cử hành các nghi lễ thánh, khi dâng lời ca ngợi tạ ơn và cầu nguyện trong các giờ kinh phụng vụ, không những thay cho dân Thiên Chúa mà còn thay cho toàn thế giới: những khi ấy, các con hãy nhớ mình được tuyển chọn giữa loài người, và được nhắc lên thay thế họ để lo những việc thuộc về Thiên Chúa. Vậy các con hãy luôn luôn vui vẻ chu toàn nhiệm vụ của Đức Kitô Thượng Tế trong đức mến chân thật, không tìm kiếm những gì thuộc về mình, nhưng tìm kiếm những gì thuộc về Đức Giêsu Kitô.

Sau hết, khi các con liên kết và vâng phục Giám mục thi hành nhiệm vụ thủ lãnh và mục tử của Đức Kitô, các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình, để các con có thể hướng dẫn họ đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Các con hãy luôn luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phuc vụ, nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất.

Sau phần huấn dụ, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.

Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 16 Phó tế. Với lời nguyện phong chức, các tiến chức đã trở thành Linh mục. Mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, rồi đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ các giám mục và Linh mục đoàn. Với tư cách là Linh mục các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.

Từ hôm nay, Linh mục đoàn Giáo phận có tổng số 141 vị phục vụ trong cánh đồng truyền giáo.

Phong chức Linh mục vào dịp ngay sau lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo phận muốn dâng các tân Linh mục cho Đức Mẹ, xin Mẹ giữ gìn nâng đỡ, vì Mẹ là mẹ của các Linh mục.
Trong ngày Truyền Tin, Thiên Chúa sai Tổng lãnh Thiên thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria là Chúa muốn chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Đây là một biến cố kỳ diệu cao cả. Có thể coi đây là một “Lễ Truyền Chức”.
Nếu gọi đó là một lễ truyền chức, thì lễ truyền chức này cao trọng hơn mọi lễ truyền chức khác. Thế mà, “Lễ Truyền Chức” này đã được thực hiện một cách hết sức âm thầm. Vẻ đẹp của ngày lễ được nhận ra ở thái độ Đức Mẹ tỏ vẻ bối rối ngỡ ngàng. Mẹ nhận mình chỉ là tôi tớ Chúa (x Lc 1,38). Chức cao quyền trọng Chúa trao là ơn hoàn toàn nhưng không. Mẹ chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Tâm hồn Mẹ đơn sơ khiêm tốn như một đoá hoa quý ẩn mình trong một đời thường bình dị.
Mẹ đón nhận lời truyền tin với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn. Mẹ trả lời Tổng lãnh Thiên thần cũng với tâm hồn khiêm tốn đơn sơ trong sáng “Xin vâng”. “ Xin vâng” là một lời khấn hứa. Mẹ “Xin vâng” với tất cả tâm tình phó thác, hoàn toàn sẵn sàng để Chúa dùng mình vào bất cứ chương trình nào.Thế là “Lễ Truyền Chức’ và “Khấn hứa” đã xong. Rất đơn sơ, rất khiêm nhường. Nhưng lại rất đẹp lòng Chúa. Từ đây một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại.

Sau khi đón nhận hồng ân làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã đi thăm viếng bà Isave. Nếu gọi đây là một dịp Đức Mẹ tạ ơn Chúa, thì “Lễ Tạ Ơn” này rất đơn sơ, rất khiêm nhường.Vừa thấy Đức Mẹ, bà Isave được ơn Chúa soi sáng đã cất tiếng chào và khen ngợi Đức Mẹ vì ơn đặc biệt Chúa đã ban. Đức Mẹ rất xúc động và đã tạ ơn Chúa bằng những lời tán tụng rất đơn sơ khiêm nhường: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,Thần trí tôi hớn hở vui mừng,Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.Phận nữ tỳ hèn mọn,Người đoái thương nhìn tới…” (Lc 1,46-48). Đức Mẹ nhìn nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn, được Chúa đoái thương nhìn đến.Với thân phận nữ tỳ hèn mọn, Đức Mẹ chỉ biết vâng phục, chỉ biết làm những gì Chúa sai bảo, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Sau lễ tạ ơn này, Đức Mẹ lại tiếp tục sống ơn gọi một cách đơn sơ khiêm nhường với một cuộc sống cầu nguyện âm thầm.

Sau khi Chúa Giêsu trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ, thì Mẹ đã trở nên Mẹ của các Linh mục. Lễ tế đời Linh mục là cố gắng sống tinh thần khiêm tốn xin vâng của Đức Mẹ và tinh thần yêu thương phục vụ của Chúa Giêsu.

Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.

Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào trái tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều Linh mục đã dựa lòng mình vào trái tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.

Xin Đức Mẹ là mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

(Nguồn: http://gpphanthiet.com/news/Su-kien/Le-phong-chuc-16-Linh-muc-tai-Nha-tho-Chinh-toa-Phan-thiet-1338/)

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng Năm B

07/12/2014
Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng Năm B
PHÚC ÂM: Mc 1, 1-8
"Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khởi đầu Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Đây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".

Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.

Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". 
Đó là lời Chúa.
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Chúa Nhật Tuần I Mùa Vọng Năm B

30/11/2014
Chúa Nhật Tuần I Mùa Vọng Năm B
PHÚC ÂM: Mc 13, 33-37
"Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ. Điều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!" 
 Đó là lời Chúa.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11



Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Chúc các thầy cô luôn đủ tâm - trí - lực để ngày càng cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp "trồng người"!
Đọc tiếp »

Chúa Nhật 34 - Mùa Thường Niên Năm A

23/11/2014
Chúa Nhật 34 - Mùa Thường Niên Năm A

 LỄ CHÚA KITÔ VUA
PHÚC ÂM: Mt 25, 31-46
"Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người, và sẽ phân chia họ ra".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.

"Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: 'Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta'.

"Khi ấy người lành đáp lại rằng: 'Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?' Vua đáp lại: 'Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta'.

"Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: 'Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!'

"Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: 'Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?' Khi ấy Người đáp lại: "Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta'. Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu". 
Đó là lời Chúa.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Đức tín Nhẫn Nhục

Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt, chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã, đáng xấu hổ. 

Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục? 

Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình hoặc dưới mình. 

Ví dụ, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với mình. Nhưng khi bị xúc phạm, chúng ta vẫn bình thản chịu đựng, không có sự phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục. Hoặc một người "bằng vai phải lứa" với chúng ta lại nặêng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta, nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng, phải chịu đựng phần thiệt thòi về mình, đó cũng là sự nhẫn nhục. 

Trường hợp thứ hai, chúng ta là người nhỏ, bị người lớn chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, phải gánh chịu những vất vả, cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng đó được gọi là nhẫn nhục. 

Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu đựng, nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh khốn khó. Chẳng hạn, gặp lúc thiếu thốn, đói khổ, chúng ta không bi quan, không ngã gục, phải chịu đựng để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn nhục. 

Ở đây, chúng ta cần phân biệt nhẫn nhục với những trạng thái tâm lý khác. Nếu bị người khác xúc phạm, chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân( nóng nảy). Nhẫn nhục không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất bình tĩnh, là đưa ra những phản ứng mạnh. Trong khi đó, nhẫn nhục là chịu đựng sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh, không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn nhục. Vì ẩn sau vẻ ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau. 

Trước hết là sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng, người có lòng dạ thâm hiểm luôn tỏ ra bình tĩnh, không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. Nhưng họ nuôi trong lòng sự oán hận, nuôi ước muốn trả thù. Đây là trường hợp rất nguy hiểm. 

Có trường hợp bị hiếp đáp, bị xúc phạm nhưng người ta không phản ứng. Mặc dù bên ngoài họ có vẻ như trầm tĩnh, nhưng thực chất bên trong họ mang tâm trạng sợ hãi. Đó không phải là nhẫn nhục mà là nhu nhược. 

Như vậy, nhẫn nhục khác với những tâm lý ấy. Nhẫn nhục là chịu đựng mọi việc với tâm tha thứ, không nhu nhược cũng không nuôi sự giận ghét trong lòng. Vì vậy, khi gặp trường hợp bên ngoài trầm tĩnh chúng ta phải xét nội tâm bên trong để đánh giá. Cần phân biệt rõ đâu là nhẫn nhục, đâu là thâm hiểm, đâu là nhu nhược, yếu đuối. 

Nhẫn nhục khác với nhu nhược, yếu đuối, vô tàm quý. 

Khi lầm lỗi, người ta góp ý nhưng chúng ta vẫn trơ ra, không biết hối hận, không biết lỗi, vẫn tiếp tục làm. Đó không phải là nhẫn nhục mà gọi là trơ lì. 

Ví dụ, khi bị phát hiện, một người có tật ăn cắp vặt vẫn im lặng, tỏ ra bình tĩnh, không hổ thẹn, coi như không có gì xảy ra. Sự im lặng đó không phải là nhẫn nhục mà trơ lì. 

Người vô tàm là người khi mắc phải lỗi lầm, được người khác chỉ lỗi vẫn không mắc cỡ, không hổ thẹn. Theo ngôn ngữ của người đời, đó là người "mặt dày". Những người này thường không biết thiện ác tội lỗi, Nhân Quả, là người rất đáng sợ. 

Trong cuộc sống, chúng ta gặp những trường hợp tương tự như nhẫn nhục nhưng thực chất đó là người không có lòng tự trọng, vì cầu danh lợi nên chịu hèn kém, nịnh bợ luồn cúi. Đó là hạng người vô liêm sỉ, không có tiết tháo.  Chẳng hạn, có người thấy người khác giàu sang, bèn lân la kết thân. Khi người giàu tỏ ra khinh thường, sai làm hết việc này sang việc khác, thậm chí chửi mắng, họ cũng cười trừ coi như chẳng có gì quan trọng. Như vậy, không thể gọi là nhẫn nhục. Đó là cầu cạnh, luồn cúi, nịnh bợ. Nhẫn nhục đúng nghĩa là không có sự cầu cạnh, không mong muốn điều gì cho mình. 

Những người chịu đựng nhục nhã, hạ thấp phẩm giá để mong được ích lợi cho mình mà dân gian gọi là " chịu đấm ăn xôi", là người không có liêm sỉ, là kẻ tiểu nhân với tư cách tầm thường, hèn hạ. Biểu hiện bên ngoài của hạng người này rất giống nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không phải. Chúng ta cần chú ý phân biệt cho đúng. Bởi vậy, khi tiếp xúc với những người giàu có, quyền thế, chúng ta phải kiểm soát tâm mình. Nếu bị người ta đối xử không đàng hoàng mà mình vẫn nhịn, phải xét lại tâm mình xem việc mình nhịn là nhẫn nhục hay nịnh bợ, muốn cầu cạnh điều gì. 

Có trường hợp, người ta không phản ứng lại việc người khác chèn ép hay xúc phạm mình không phải vì yếu thế mà không muốn sự việc trở nên phức tạp, để lại hậu quả xấu. Như thế gọi là người biết nhẫn nhục. 

Vẫn biết rằng, nhẫn nhục là Đạo đức cao quý mà mỗi chúng ta phải tu tập, rèn luyện nhưng không phải trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng nhẫn nhục. Chúng ta cần lưu ý đến quyền lợi của nhiều người mà có thái độ ứng xử phù hợp. Với bản thân mình, có sự khiêm hạ thì chúng ta sẽ nhẫn nhục được. Nhưng khi biết thái độ, quyết định của mình có liên quan đến quyền lợi của mọi người, chúng ta phải cân nhắc. Trong đánh giá người khác cũng vậy, chúng ta phải xem thái độ ứng xử của họ liên quan đến lợi ích cá nhân hay quyền lợi của nhiều người, không được đánh giá một cách phiến diện, một chiều./.
(sưu tầm)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Danh sách Gia đình Giáo khu 1B

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

GIÊ SU NGƯỜI BẠN TỐT LÀNH

Giê su người bạn dấu yêu
Mối tình muôn thuở bao nhiêu cho vừa
Giang tay ngước mắt xin thưa
Vâng lời Thiên Chúa say sưa thuở nào
Vào đời gánh vác gian lao
Hy sinh sự sống hiến trao thân mình
Ngài ban sức sống thần linh
Món quà cao quý muôn nghìn ơn thiêng
Cõi trời mầu nhiệm cách riêng
Chúa dành cho những con chiên tốt lành
Vì người luôn sống trung thành
Giữ trọn lời hứa lòng thanh bạn hiền
Ngài ơi! Giúp sức con liên
Ủi an nâng đỡ triền miên suốt đời
Đời con chiến đấu chẳng ngơi
Hao mòn thân xác tơi bời tâm can
Giúp con khỏi chốn lầm than
Vượt qua kiếp sống trái ngang bụi trần
Giê su ngài chính bạn thân
Đem nguồn hạnh phúc hồng ân tràn đầy
Cho con say mến mỗi ngày
Bước theo chân Chúa mê say Tin Mừng
Thực thi nhân đức không ngừng
Tuân hành Thánh ý điểm dừng đời con./.

Bình Phước, ngày 20 tháng 07 năm 2014

 Hạt Bụi (Paul nguyễn Duy Yên)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.