Ads 468x60px

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2014

Tác giả: 
Chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ


VATICAN. Hôm 6.2, Đức Thánh Cha đã cho công bố Sứ Điệp của ngài nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2014, với đề tài “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3).
Bài sứ điệp của ngài có bốn điểm nhỏ, trong đó, ngài lấy cái nghèo làm trọng tâm cho những ý tưởng chia sẻ. Xuất phát từ việc chiêm ngắm Đức Kitô đã từ chỗ giàu sang phú quý của Thiên Chúa nhưng đã trở nên nghèo vì ta, ngài nhắn gửi đến các bạn trẻ hãy noi gương Người để có thể mang Tin Mừng đến cho người khác.

Sau đây là nguyên văn sứ điệp của ngài:
“Các bạn trẻ thân mến,
Buổi gặp gỡ mà chúng ta đã có ở Rio de Janeiro nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 vẫn còn ghi dấu đậm trong trí nhớ của tôi: Đó là một buổi lễ lớn của niềm tin và tình huynh đệ! Những người dân Brazil tuyệt vời đã đón tiếp chúng ta với những cánh tay rộng mở, hệt như tượng Chúa Kitô Cứu Chuộc nhìn xuống từ đồi Corcovado, trên dải đất thơ mộng của bãi biển Copacabana. Trên bãi biển, Đức Giêsu đã lặp lại vời mọi gọi của Người muốn từng người chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo, khám phá ra nơi ấy một kho tàng quý báu cho cuộc sống của chúng ta và chia sẻ sự phong phú ấy cho người khác xa gần, kể cả những người ở những vùng ngoại biên xa xôi về địa lý và về tính hiện sinh của thời đại chúng ta.


Điểm dừng tiếp theo trên cuộc hành hương giới trẻ liên lục địa sẽ là ở Krakow vào năm 2016. Như một cách thức đồng hành với nhau trên chuyến hành trình, trong ba năm tiếp, tôi muốn suy tư với các bạn về Các Mối Phúc Thật trong Tin Mừng theo thánh Matthêu (5:1-12). Năm nay chúng ta sẽ bắt đầu với việc suy tư về Mối Phúc thứ nhất: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3). Đối với năm 2015, tôi đề nghị là: “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5:8). Và năm 2016, chủ đề của chúng ta là: “Phúc cho ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7)


1. Sức mạnh mang tính cách mạng của Các Mối Phúc

Chúng ta thường cảm nghiệm thấy một niềm vui khôn tả khi đọc và suy tư về Các Mối Phúc! Đức Giêsu đã công bố những điều này trong bài giảng lớn đầu tiên của mình, tại biển hồ Galilê. Có một đám người đông đảo, vì thế Đức Giêsu phải đứng trên núi để giảng dạy các môn đệ. Đó là lý do tại sao, Các Mối Phục cũng được gọi là “Bài Giảng Trên Núi”. Trong Kinh Thánh, núi được xem như là nơi mà Thiên Chúa mặc khải chính mình. Qua việc rao giảng trên núi, Đức Giêsu mặc khải chính mình như là một bậc thầy thiêng liêng, một Môse mới. Ngài nói với chúng ta điều gì? Ngài nói với chúng ta về con đường dẫn đến sự sống, con đường mà chính Ngài cũng sẽ đi qua. Hơn hết, chính Ngài là con đường, và Ngài giới thiệu con đường này như còn lối đi dẫn tới hạnh phúc đích thực. Xuyên suốt cuộc sống của mình, từ lúc hạ sinh trong chuồng bò ở Bêlem đến cái chết trên thập giá và sự phục sinh, Đức Giêsu luôn là hiện thân của Các Mối Phúc. Tất cả lời hứa của Vương Quốc Thiên Chúa được kiện toàn trong Ngài.


Khi công bố Các Mối Phúc, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy theo Ngài và đi với Ngài trên hành trình tình yêu, hành trình duy nhất dẫn tới cuộc sống vĩnh cửu. Đây không phải là một hành trình dễ dàng, tuy nhiên Thiên Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta ân sủng và Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúng ta đối diện với rất nhiều thử thách trong cuộc sống: nghèo đói, đau buồn, sỉ nhục, chiến đấu cho công bình, bắt bớ, khó khăn hoán cải hàng ngày, nỗ lực giữ lòng trung tín với lời mời gọi nên thánh và nhiều điều khác. Nhưng nếu chúng ta mở cửa cho Đức Giêsu, để cho ngài đi vào trong lịch sử chúng ta, nếu chúng ta chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với Ngài, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự bình an và một niềm vui mà chỉ có Thiên Chúa, Đấng là tình yêu miên viễn, mới có thể trao ban.


Các mối phúc của Đức Giêsu mang chúng ta đến một cuộc cách mạng mới, một kiểu mẫu hạnh phúc ngược lại với những gì thường được các phương tiện truyền thông và lối nghĩ thịnh hành thông truyền. Lối suy nghĩ trần tục sẽ cho là điên rồ khi Thiên Chúa trở nên một trong chúng ta và chết trên thập giá! Theo cái luận lý của thế giới này, những ai mà Đức Giêsu tuyên bố là có phúc được xem, “những người chịu mất mát”, những người yếu thế. Cái được xem là vinh quang phải là thành công bằng mọi giá, sự giàu có, đỉnh cao quyền lực và được người khác nhìn nhận mình.


Các bạn trẻ thân mến, Đức Giêsu thách thức chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi hướng đến sự sống của Ngài và quyết định đâu là con đường mà chúng ta muốn đi để có được niềm vui đích thực. Đây là một thách đố to lớn của đức tin. Đức Giêsu thẳng thắn hỏi các môn đệ là liệu họ có thật sự muốn theo Ngài không hay họ thích một con đường khác (x. Ga 6:67). Simon Phêrô đã dũng cảm đáp lại rằng: “Thưa Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đến với ai? Chỉ có Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6:68). Nếu các bạn cũng có thể nói “vâng” với Đức Giêsu, cuộc sống của các sẽ trở nên ý nghĩa và sinh nhiều hoa trái.


2. Can đảm để có hạnh phúc

Nhưng “Phúc thay” có nghĩa là gì (trong tiếng Hy Lạp makarioi)? Được chúc phúc, nghĩa là có được hạnh phúc. Hãy nói cho tôi biết: các bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không? Những khi chúng ta bị lôi kéo bởi những ảo tưởng có vẻ là hạnh phúc, chúng ta đang liều mình tự hài lòng với những cái nhỏ bé, với một chút ý tưởng “vụn vặt” của cuộc sống. Hãy mở ra với những cái lớn hơn! Hãy mở con tim mình ra! Như chân phước Piergiorgio Frassati có lần đã nói “sống mà không có niềm tin, không có gia tài để bảo vệ, không có nguồn nâng đỡ trong cuộc chiến trường kỳ bảo vệ chân lý: đó không phải là sống, chỉ là tồn tại cho qua ngày. Chúng ta đừng bao giờ chỉ tồn tại cho qua ngày, nhưng hãy sống” (Thư gửi I.Bonini, 27.2.1925). Trong bài giảng vào ngày lễ phong chân phước cho ngài (20.5.1990), Đức Gioan Phaolo II đã gọi ngài là “con người của các Mối Phúc” (AAS 82 [1990], 1518)


Nếu các bạn thật sự mở ta cho những rung động sâu thẳm nhất của con tim mình, các bạn sẽ nhận ra rằng có một khao khát cháy bỏng về niềm hạnh phúc và điều này cho phép các bạn loại trừ và gạt bỏ tất cả những gì “kém giá trị” chung quanh các bạn. Khi chúng ta tìm kiếm thành công, thỏa mãn và sở hữu theo kiểu ích kỷ, và chúng ta hướng những điều đó đến các thần tượng, có thể chúng ta sẽ có những khoảng khắc phấn chấn, một cảm giác thỏa mãn thăng hoa, nhưng rốt cuộc, chúng ta trở thành nô lệ, bị lôi kéo phải đi tìm để có hơn nữa. Thật là một điều đáng buồn khi thấy một bạn trẻ “có tất cả” nhưng lại yếu ớt.


Khi viết cho những người trẻ, thánh Gioan đã dạy bảo họ rằng: “Anh em là những người ạnh mẽ; lời Thiên Chúa ở lại trong anh em và anh em đã thắng ác thần.” (1Ga 2:14). Những bạn trẻ nào chọn lựa Đức Kitô là những con người mạnh mẽ: họ được lời Người nuôi dưỡng và họ không cần phải “nhồi nhét” mình với những điều khác! Hãy có dũng lực để đi ngược dòng! Hãy có dũng lực để có hạnh phúc đích thực! Nói không với nền văn hóa phù du, hời hợt và loại trừ, một nền văn hóa cho rằng bạn không thể mang lấy trách nhiệm và không thể đối mặt với những thử thách lớn lao của cuộc sống.


3. Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó…


Mối phúc đầu tiên, chủ đề cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp tới, nói rằng những ai có tinh thần nghèo khó thì được phúc phúc vì Nước Trời là của họ. Khi mà có quá nhiều người đang chịu khổ do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính, thật là lạ khi nối kết nghèo khổ với hạnh phúc. Làm sao chúng ta có thể xem nghèo đói là một mối phúc?


Trước hết, chúng ta hãy cố hiểu ý nghĩa của từ “tinh thần nghèo khó”. Khi Con Thiên Chúa làm người, Ngài chọn cho mình con đường nghèo khó và tự hủy ra không. Như Thánh Phaolô nói trong thư gửi cho các tín hữu Philipphê: “
Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Ðức Kitô Giêsu. Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. (Pl 2:5-7). Đức Giêsu là Thiên chúa trút bỏ hết mọi vinh quang. Ở đây chúng ta thấy chọn lựa trở nên nghèo hèn của Thiên Chúa: ngài giàu sang nhưng đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Người ( x. 1Cor 8:9). Đây là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm ngắm nơi hang đá khi chúng ta thấy Con Thiên Chúa nằm trong máng cỏ, và sau đó là trên thánh giá, nơi sự tự hủy của Người đạt đến đỉnh cao nhất.


Tính từ ptochós (nghèo) của tiếng Hy lạp không chỉ có nghĩa đơn thuần mang tính vật chất. Nó có nghĩa là “một người hành khất”. Cần phải liên kết nó với ý niệm anawim của người Do Thái, nghĩa là “người nghèo của Thiên Chúa”, nói đến sự thấp bé, ý thức những giới hạn và điều kiện mang tính hiện sinh của riêng con người. Một anawin luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và họ biết rằng họ có thể bám vào Người.


Như thánh Teresa Hài Đồng Giêsu đã thấy rõ, qua việc nhập thể, Đức Giêsu đã đến giữa chúng ta như một người hành khất nghèo, cầu xin tình thương của chúng ta. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nói về con người là một “người hành khất trước mặt thiên Chúa (số 2559) và lời cầu nguyện là sự gặp gỡ giữa khao khát của Thiên Chúa với khao khát của chúng ta (số 2560)


Thánh Phanxicô Assisi cũng đã hiểu rõ bí mật của Mối Phúc dành cho người nghèo trong tinh thần. Thật vậy, khi Đức Giêsu nói với ngài thông qua người cùi và tượng khổ nạn, thánh nhân đã nhận ra sự cao cả của Thiên Chúa và điều kiện thập bé của mình. Trong lời cầu nguyện của mình, Người Nghèo thành Assisi đã dùng nhiều giờ để hỏi Thiên Chúa: “Ngài là ai? Con là ai?” Ngài đã từ bỏ một cuộc sống giàu có và thảnh thơi để kết hôn với “Bà Chúa Nghèo”, để noi gương Đức Giêsu và theo sát mặt chữ Tin Mừng. Thánh Phanxicô đã sống trong sự noi gương Đức Kitô trong khó nghèo và trong tình yêu dành cho người nghèo – đối với ngài, hai điều này nối kết chặt chẽ với nhau – giống như hai mặt của một đồng tiền.


Các bạn có thể hỏi tôi: Một cách cụ thể chúng ta có thể làm gì để làm cho tinh thần nghèo khó trở thành một lối sống, một cách cụ thể trong cuộc sống của riêng chúng ta? Tôi sẽ trả lời qua ba điều.


Trước hết, hãy cố gắng tự do với những của cải vật chất. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta sống một đời sống theo Tin Mừng, được đánh dấu bằng sự giản dị, bằng việc từ bỏ khao khát sống nền văn hóa tiêu thụ. Nghĩa là chỉ tìm kiếm những gì thiết yếu và học cách cởi bỏ khỏi mình những gì không cần thiết vây quanh chúng ta. Chúng ta hãy học cách tách ra khỏi những sở hữu và tôn sùng bạc tiền và những chi tiêu hoang phí. Chúng ta hãy đặt Đức Giêsu lên trên hết. Ngài có thể giải phóng chúng ta khỏi những thứ tôn thờ ngẫu tượng là những cái biến chúng ta thành nô lệ cho nó. Hãy đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa, hỡi các bạn trẻ thân mến! Ngài biết và yêu chúng ta, và Ngài không bao giờ lãng quên chúng ta. Cũng giống như việc Ngài đã chăm lo cho hoa huệ ngoài đồng thế nào (x. Mt 6:28), thì Ngài cũng đảm bảo rằng chúng ta không thiếu cái gì. Cũng như để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, cần phải sẵn sàng thay đổi lối sống và tránh những phung phí quá đáng. Cũng như chúng ta cần sự can đảm để được hạnh phúc, chúng ta cũng cần sự can đảm để sống giản dị.


Thứ hai, nếu chúng ta sống mối phúc này, tất cả chúng ta cần trải nghiệm cuộc hoán cải trong cách thức chúng ta nhìn đến người nghèo. Chúng ta phải quan tâm đến họ và nhạy cảm trước những nhu cầu thiêng liêng và vật chất của họ. Những bạn trẻ thân mến, tôi trao phó các bạn, một cách đặc biệt, nhiệm vụ phục hồi lại tình liên đới nơi trọng tâm của văn hóa con người. Đối mặt với những hình thức nghèo đói cũ và mới – thất nghiệp, di dân và nghiện ngập dưới nhiều hình thức – chúng ta có nhiệm vụ phải cảnh giác và thận trọng, tránh những cám dỗ giữ thái độ lãnh đạm. Chúng ta có nghĩa vụ phải nhớ đến tất cả những người cảm thấy mình không được yêu mến, những ai không có niềm hy vọng vào tương lai và những ai buông xuôi cuộc sống do nhụt chí, thất vọng hay sợ hãi. Chúng ta phải học cách ở bên cạnh người nghèo, chứ không chỉ buông ra những hùng biện về người nghèo! Chúng ta hãy đi ra để nhìn họ, nhìn vào đôi mắt họ và lắng nghe họ. Người nghèo cho chúng ta một cơ hội cụ thể để nhìn thấy chính Đức Giêsu, và đụng chạm đến thân xác đau khổ của Người.


Tuy nhiên – và đây là điểm thứ ba – người nghèo không chỉ là người mà chúng ta bố thí cho cái gì đó. Họ có nhiều điều để cho chúng ta và dạy chúng ta. Có rất nhiều điều có tể học được từ sự khôn ngoan của người nghèo! Các bạn hãy nhớ rằng vào thế kỷ 18, Benedict Joseph Labre, người đã sống trên các ngã đường ở Rôma nhờ của bố thí mà ông nhận được, đã trở thành một người hướng dẫn thiêng liêng cho tất cả mọi loại người, kể cả những người chức cao vọng trọng và các linh mục. Theo một nghĩa nào đó, người nghèo giống như thầy dạy của chúng ta. Họ dạy chúng ta thấy rằng giá trị của con người không hệ ở sự sở hữu hay bằng số tiền họ có trong ngân hàng. Một người nghèo, một người thiếu đi của cải vật chất, vẫn luôn có nhân phẩm của mình. Người nghèo có thể dạy chúng ta rất nhiều về sự khiêm nhường và lòng tín thác vào Thiên Chúa. Trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế (x. Lc 18:9-149, Đức Giêsu đã đặt người thu thuế như một kiểu mẫu vì sự khiêm nhường và thái độ thừa nhận mình là một tội nhân của ông. Người góa phụ dâng cúng 2 đồng bạc nhỏ nhoi cho đền thờ cũng là một ví dụ về lòng quảng đại cho những ai hầu như không có gì nhưng đã cho đi những gì mình có (Lc 21:1-4)


4. Vì nước trời là của họ


Đề tài trọng tâm của Tin Mừng là Nước Thiên Chúa. Đức Giêsu là Vương Quốc của Thiên Chúa nơi con người; ngài là Emmanuel, là Thiên-Chúa-Ở-Cùng-Chúng-Ta. Và chính nơi cõi lòng con người mà Vương quốc, vương quyền của Thiên Chúa được hình thành và lớn lên. Nước Thiên Chúa vừa là món quà, vừa là lời hứa. Nó đã được ban cho chúng ta nơi Đức Giêsu, nhưng nó chưa đi đến sự kiện toàn. Đó là lý do vì sao chúng ta cầu nguyện Kinh Lạy Cha mỗi ngày: “Nước Cha trị đến”.


Có một sự nối kết rất sâu sắc giữa nghèo khó với việc loan báo Tin Mừng, giữa đề tài của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần trước –“Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy!” (Mt 28:19) – và chủ đề của năm nay: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ” (Mt 5:3). Thiên Chúa muốn một Giáo Hội nghèo khó truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo. Khi Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai đi rao giảng, Ngài nói với họ: “Đừng sắm vàng, bạc, hay tiền đồng để giắt lưng. Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày hay cầm gậy, vì thợ thì đáng được nuôi ăn” (Mt 10:9 -10). Sự nghèo khó mang tính tin mừng là một điều kiện cơ bản để Nước Thiên Chúa được lan tỏa. Những diễn tả niềm vui tự nhiên và tuyệt đẹp nhất mà tôi đã thấy trong đời mình chính là với người nghèo, những người chỉ có một chút ít để nắm giữ. Việc Tin Mừng hóa trong thời đại chúng ta sẽ chỉ có thể diễn ra như là hệ quả của việc lan tỏa niềm vui đến cho người khác.


Chúng ta đã thấy rằng Mối Phúc khó nghèo trong tinh thần định hướng cho tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, với của cải vật chất và với người nghèo. Trước những ví dụ và lời nói của Đức Giêsu, chúng ta nhận ra là mình cần phải được hoán cải biết bao nhiêu, để luận lý “là hơn nữa” vượt lên trên luận lý “ hơn nữa”. Các thánh là những người có thể giúp chúng ta hiểu tốt nhất ý nghĩa sâu sắc của Các mối Phúc. Lễ phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật thứ II Phục Sinh, theo ý hướng này, sẽ là một sự kiện đánh dấu một niềm vui to lớn trong con tim chúng ta. Ngài sẽ là đấng bảo trợ cao cả cho các Ngày Giới Trẻ Thế Giới mà chính ngài đã khởi sự và luôn ủng hộ. Trong sự hiệp thông với các thánh, ngài sẽ luôn là một người cha và người bạn của tất cả các bạn.


Tháng Tư này cũng là tháng kỷ niệm 30 năm việc trao Thánh Giá Năm Thánh Cứu Chuộc cho người trẻ. Hành vi biểu tượng này của Đức Gioan Phaolô II đã khởi đầu cho chuyến hành hương giới trẻ to lớn vẫn còn tiếp tục thực thi khắp năm châu. Nhiều người vẫn còn nhớ những lời của ngài vào dịp Chúa Nhật Phục Sinh năm 1984, cùng với cử chỉ của ngài: “Các bạn trẻ thân mến, vào dịp kết thúc Năm Thánh, tôi trao cho các bạn một dấu chỉ của Năm Thánh: Thánh Giá Đức Kitô! Hãy mang nó vào thế giới như một dấu chỉ của tình yêu Chúa Giêsu dành cho con người, và công bố cho mọi người rằng chỉ trong Đức Kitô, Đấng đã chết và phục sinh từ cõi chết, chúng ta mới có thể tìm thấy ơn cứu độ và sự cứu chuộc.”


Các bạn thân mến, bài ca Magnificat, bài ca tán dương của Mẹ Maria, người có tinh thần nghèo khó, cũng là một bài ca của những ai sống các mối phúc. Niềm vui của Tin Mừng trỗi lên từ một con tim nghèo khó, đã vui mừng và kinh ngạc trước những công trình của Chúa, như trái tim của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà muôn thế hệ sẽ khen là “diễm phúc” (x. Lc 1:48). Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ của người nghèo và là vì sao của công cuộc Tân Phúc Âm hóa giúp chúng ta sống Tin Mừng, giúp chúng ta sống các mối phúc và có được sự can đảm để luôn được hạnh phúc.


Từ Vatican, 21.1.2014, lễ kính thánh Agnese, trinh nữ-tử đạo
Phancicô, Giáo Hoàng


Nguồn: 
http://vietvatican.net/
Đọc tiếp »

Xúc phạm





Có hai vợ chồng cùng lên xe buýt tại bến xe. Người chồng trông còn khá trẻ, còn cô vợ thì trông có vẻ già hơn chồng rất nhiều.
Lúc lên xe, cô vợ nghe loáng thoáng thấy mấy người đàn bà ngồi phía sau nhận xét về mình:
- Khiếp cái cô vợ sao mà trông già thế, cứ như là chị của ông chồng không bằng.
Cô vợ cảm thấy vừa ngượng và tức giận vì lời nhận xét xúc phạm kia, cô đỏ mặt lên vì giận dữ. Một người đàn bà đứng tuổi khác ngồi bên cạnh cô vợ thấy thái độ khác thường của cô liền hỏi:
- Sao có chuyện gì mà chị trông bực dọc thế?
Tìm được người để chia sẻ, cô vợ quay sang bà khách đồng hành than thở:
- Tôi bực vì mấy người đàn bà ngồi đằng sau kia đã xúc phạm tôi.
Nghe vậy bà khách đồng hành quay sang anh chồng, trách:
- Này cậu, tại sao cậu lại để cho người ta xúc phạm mẹ cậu như vậy hả?
(sưu tầm)
Đọc tiếp »

Mozila Firefox: Duyệt web nhanh, ít tốn tài nguyên máy tính

Tải về tại đây Mozila Firefox 26_EN
                               Mozila Firefox 26_VN
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Tăng tốc Windows 7

1. Tăng tốc khởi động nhờ khả năng tận dụng bộ vi xử lý đa nhân
 
Windows 7 được Microsoft mặc định chỉ cho 1 nhân tiến hành quá trình khởi động vào Windows, đối với những người đang sử dụng chip đa nhân, các bạn có thể tăng số lượng nhân hoạt động trong lúc khởi động nhằm giúp Windows khởi động nhanh hơn bằng cách sau:
 
Bấm Start và gõ : msconfig và bấm enter.
 
Cửa sổ System Configuration hiện lên, các bạn chọn thẻ Boot.
 
 
Tại thẻ Boot các bạn bấm nút Advanced options. Đánh dấu chọn vào ô Number of processorsvà chọn số nhân bạn muốn dùng để khởi động máy tính rồi bấm Ok và Apply để chấp nhận.
 
 
 
Vậy là từ nay khi khởi động máy tính của bạn sẽ sử dụng nhiều nhân cùng lúc, việc này làm tăng đáng kể tốc độ khởi động hệ thống so với mặc định ban đầu.
 
2. Xóa những bộ Font chữ không sử dụng
 
Việc cài quá nhiều bộ font chữ vào máy cũng là một nguyên nhân khiến cho máy tính trở nên ỳ ạch khi chạy. Để gỡ bỏ những bộ font không cần thiết bạn hãy vào thư mục C:\Windows\Font
 
 
Và xóa những bộ font chữ mà bạn cảm thấy không bao giờ dùng hoặc an toàn hơn các bạn có thể Move sang một thư mục khác để đề phòng. Vì thư mục Font là thư mục sẽ được Windows quét qua khi khởi động nên việc có quá nhiều Font chữ cũng sẽ khiến Windows rùa hơn.
 
 
3. Giảm thời gian Shutdown của Windows
 
Tuy Windows 7 đã được quảng cáo là có thời gian Shutdown nhanh hơn rất nhiều so với Windows XP nhưng nếu bạn cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ thì vẫn còn một số mẹo giúp bạn tắt máy nhanh hơn nữa.
 
Bấm Start và gõ Regedit ấn Enter.
 
Cửa sổ Registry Editor hiện lên, bạn chọn tới khóa:
 
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurentControlSet\Control
 
Tại khung bên phải các bạn tìm đến khóa WaitToKillServiceTimeOut đổi giá trị mặc định là 12000 thành 1 số khác thấp hơn. Nhớ chuyển về cơ số 10 (decimal) thay cho cơ số 16 (hexadecimal) rồi mới điền thời gian.
 
 
Đây là khóa đặt thời gian trễ để Windows thực hiện Shutdown khi có chương trình đang chạy, thời gian trễ mặc định là 12 giây, và bạn có thể thay số 12000 tương ứng với thời gian bạn muốn (đơn vị là 1/1000 giây).
 
4. Tắt bớt một số dịch vụ không cần thiết
 
Khi khởi động, Windows 7 thường load rất nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ cần thiết cho bạn thì chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì vậy hãy tắt bớt những ứng dụng không cần thiết để giúp máy tính của bạn khởi động nhanh hơn.
 
Bấm Start gõ services.msc hoặc vào Control Panel \ Administrative Tools và chọn services.
 
 
Bấm đúp vào service muốn tắt và chọn Disable tại dòng Startup Type.
 
 
Dưới đây là 1 số dịch vụ bạn có thể vô hiệu hóa:
 
 - Computer Browser
 
 - Distributed Link Tracking Client
 
 - IKE and AuthIP IP Keying Modules
 
 - Offline Files
 
 - Remote Registry
 
 - Tablet PC Input Service (nếu bạn dùng máy tính bảng thì không được tắt)
 
 - Windows Error Reporting
 
5. Tăng dung lượng bộ nhớ ảo
 
Hỗ trợ những máy có bộ nhớ RAM nhỏ có thể truy cập những file dung lượng lớn, Windows đã sử dụng công nghệ Virtual Memory để các ứng dụng nặng nề có thể chạy tốt hơn. Mặc định Windows để dung lượng dành cho bộ nhớ ảo này khá nhỏ, bạn có thể tăng dung lượng của bộ nhớ này lên bằng cách:
 
Bấm chuột phải vào My Computer chọn Properties, chọn tiếp Advanced system settings ở cột bên trái.
 
Cửa sổ System Properties hiện lên, các bạn chọn tới thẻ Advanced.
 
 
Tại khung Performance, bấm settings.
 
Tại cửa sổ Performance options các bạn chọn tiếp thẻ Advanced, và bấm tiếp nút Change trong khung Virtual Memory.
 
 
Các bạn chọn ổ đĩa muốn tạo bộ nhớ ảo vào chọn Custom size. Bộ nhớ ảo sẽ lấy 1 phần dung lượng ổ cứng của bạn để sử dụng thay thế cho bộ nhớ RAM khi thiếu và bộ nhớ ảo này được lưu trên ổ đĩa với tên pagefile.sys.
 
6. Tắt các hiệu ứng khó cảm nhận của Windows 7
 
Ngoài các thanh công cụ và thanh tiêu đề trong suốt, Windows 7 còn rất nhiều hiệu ứng mềm mại khác, nhưng để thấy được nó thật quá khó mà lại chiếm thêm tài nguyên của máy. Vậy tại sao không tắt luôn những hiệu ứng chẳng cần thiết để Windows 7 hoạt động trơn tru hơn.
 
Cũng tại cửa sổ Performance Options các bạn chọn thẻ Visual Effects và bỏ chọn ở những hiệu ứng không cần thiết như hiệu ứng mở menu sổ xuống mượt mà thay vì đóng mở.
 
Các bạn có thể đặt như trên hình để có tốc độ tốt nhất mà vẫn có những hiệu ứng nổi bật như Aero và Glass vốn không thể thiếu ở Windows 7.
 
 
Với 6 thủ thuật nhỏ kể trên Windows 7 có lẽ sẽ hoạt động một cách ngon lành hơn nhiều trên chiếc máy tính của bạn.
(sưu tầm)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Đố nhau…



Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói:
 
- Càng đắp càng bé là gì?
 
Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời:
 
- Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại.
 
Anh thứ hai đố:
 
- Càng kéo càng ngắn là gì?
 
Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích:
 
- Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút.
 
Anh thứ ba hỏi:
 
- Thế càng vặn càng vẹo là gì?
 
Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo:
 
- Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía.
 
Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo:
 
- Càng to càng bé là gì?
 
Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói:
 
- Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Xổ số Vui xuân Giáp Ngọ 2014, tối mồng 2 Tết

Xổ số Vui xuân Giáp Ngọ 2014, tối mồng 2 Tết , tại tiền sãnh nhà thờ Giáo xứ Cù Mi, các giải thưởng cũng như giải đặc biệt xe máy đã được trao đến tay người trúng giải.

Bảng Kết quả xổ số                                                             Xem ảnh

1/ Giải ĐĂC BIỆT :        1614 
2/ Giải Nhất          :         0408
3/ Giải Nhì:           :         2775
4/ Giải Ba             :           855
5/ Giải K khích     :             09


Xem thêm ảnh

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Mồng 3 Tết - Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm

Mồng 3 Tết - Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm, Lễ cầu cho Ơn gọi, Công Nông Sĩ Thương

Xem thêm ảnh

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Mông 2 Tết - Kính nhớ Tổ tiên và Ông Bà, Cha Mẹ

MỒNG HAI TẾT 
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
Hc 44, 1.10-15 ; Ep 6, 1-4.18-23 ; Mt 15, 1-6


Xem thêm ảnh


BÀI ĐỌC I : Hc 44, 1.10-15

          1 Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.10 Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.11 Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. 12 Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. 13 Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. 14 Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. 15 Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.

ĐÁP CA : Tv 127
Đ.       Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
          ăn ở theo đường lối của Người.   (c 1)

1 Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ CHÚA, ăn ở theo đường lối của Người. 2 Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may.
3 Hiền thê bạn trong cửa trong nhà khác nào cây nho đầy hoa trái; và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,xúm xít tại bàn ăn.
4 Đó chính là phúc lộc CHÚA dành cho kẻ kính sợ Người. 5a Xin CHÚA từ Xi-on xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.
5b Ước chi trong suốt cả cuộc đời bạn được thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh, 6 được sống lâu bên đàn con cháu.Nguyện chúc Ít-ra-en vui hưởng thái bình.

BÀI ĐỌC II : Ep 6, 1-4.18-23

1 Thưa anh em, kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo.2 Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa:3 để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.4 Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
               18 Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh.19 Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng;20 tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.

          21 Anh Ty-khi-cô, người anh em yêu quý của tôi và là người trung thành phục vụ Chúa, sẽ cho anh em mọi tin tức, để cả anh em nữa cũng biết tôi ra sao, và tôi đang làm gì.22 Tôi phái anh đến với anh em vì mục đích ấy, để anh em được biết hiện tình của chúng tôi, và để anh khích lệ tâm hồn anh em.

          23 Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin.

TUNG HÔ TIN MỪNG : Tv 111,1-2

          Hall-Hall : Hạnh phúc người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc. Hall.

TIN MỪNG : Mt 15,1-6

          1 Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng:2 "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa? "3 Người trả lời: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa?4 Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử.5 Còn các ông, các ông lại bảo: "Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi,6 thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa". Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.”

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

          Ngày mồng Một Tết, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, nói kiểu người đời là ta Tết Chúa, thì ngày mồng Hai đầu năm ta phải biết kết hợp với Chúa Giêsu để biểu lộ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu, nhưng không dừng lại những người thuộc gia đình trần thế, mà còn cả các vị trong Gia Đình Hội Thánh. Bởi vì nếu không có các bậc tiền nhân đạo đời, ta chẳng thể có mặt trên trái đất, và cũng chẳng ai nuôi dưỡng giáo dục ta nên người, nhất là nên giống Thiên Chúa.

          Tết là một cơ hội tốt để gia tộc cùng nhau xum họp : “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133/132,1). Vì “ai không chăm sóc người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ Đức Tin và còn tệ hơn người không tin” (1Tm 5,8).

          Chăm sóc nhau không giới hạn chỉ giúp về nhu cầu thân xác, cụ thể ít là vào dịp Tết phải có quà kính biếu ông bà, cha mẹ, mà còn phải lo canh tân đời sống đạo của những người trong gia đình, nhất là phải rà soát lại lối sống theo truyền thống trái với ý Chúa, vì ta không được bắt chước “mấy người Pharisêu và nhiều kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Đức Giêsu và nói rằng: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa? " Người trả lời: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử.Còn các ông, các ông lại bảo: "Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa". Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 15,1-6 : Tin Mừng). và Đức Giêsu còn lên tiếng trách : “Các ông lấy truyền thống của cha ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ Lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!” (Mc 7,13).

          Thực vậy, trong những sinh hoạt người ta đã gạt bỏ ý Thiên Chúa mà lấy truyền thống làm thánh giáo :

1/ KHI NHẬP TIỆC, người ta chỉ ý nói những lời nghịch đạo lý :

  • Nam vô tửu như cờ vô phong.
  • Rượu bất khả ép, ép bất khả từ.
  • Anh tới đâu tôi tới đó.
  • Một hai ba dô !
  • Một trăm phần trăm, không long đền, không rơi rớt.
          Trong khi đó Lời Kinh Thánh dạy, thì không ai lưu ý :

          +  Đừng say sưa rượu chè, chỉ tổ hư thân (Ep 5,18).

+  Dành cho ai những “thôi rồi”, dành cho ai “những hỡi ôi”, dành cho những gây gổ, dành cho ai những lời than van, dành cho ai những vết thương chẳng lý do ? đó là kẻ nán lại bên bầu rượu… Nó cắn như rắn lục, nọc độc hổ mang (Cn 23,29.33)

+  Khốn cho kẻ đổ rượu cho đồng loại uống, khốn cho kẻ pha thêm thuốc độc để người ta say, ngõ hầu có thể dòm ngó cái lõa lồ của họ, ngươi đã ứa nhục chứ không phải vinh (Habacuc  3,15-16a).

2/ LÚC TỨC GIẬN, người ta động viên nhau :

  • Con gà tức nhau vì tiếng gáy.
  • Lành làm gáo, mẻ làm muôi.
  • Ông ăn chả, bà ăn nem.
Nào có ai động viên nói Lời Chúa :

+  Có nóng giận thì sao cho đừng mắc tội, chớ để mặt trời lặn mà cơn giận chưa tan (Ep 4,26).

+   Có ác thì như con nít thôi (1 Cr 14,20).

+  Sự nóng giận của người ta không làm nên sự công chính của Thiên Chúa (Gc 1,20).

+  Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ (Rm 12,21).

3/ TRƯỚC VIỆC TỐT PHẢI LÀM, nhiều người lại thoái thác ;

  • Ăn có mời làm có khiến.
  • Cờ đến tay ai người ấy phất.
Có ai để cho Lời Chúa thúc bách mình :

+  Biết điều tốt mà không làm thì có tội (Gc 4,17).

+  Đoán ý muốn người khác để phục vụ giống Mẹ Maria (Lc 1,39t ; Ga 2,3).

+  Cha Ta hằng làm việc, Ta cũng thế (Ga 5,17).

+  Mọi sự thuộc về anh em, anh em thuộc về Chúa Ki-tô, Chúa Ki-tô thuộc về Chúa Cha (1Cr 3,22b-23).

4/ TÌM NGUỒN SỐNG, người ta chỉ chú ý phục vụ cho cái bụng là thần :

  • Có thực mới vực được đạo.
  • Có tiền mua tiên cũng được.
Trong khi đó Chúa Giêsu dạy :

+  Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra (Mt 4,4).

+  Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát, nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống muôn đời (Ga 6,27).

+  Không phải vì dư dật của cải mà mạng sống con người được bảo đảm chắc chắn (Lc 12,15).

5/ KHI NGHE NHỮNG LỜI ĐÀM TIẾU, người ta thường phụ họa :
  • Không có lửa sao có khói.
  • Thế gian không ít thì nhiều, không ai đặt điều nói không.
Trong khi đó Chúa cảnh giác ta :

+  Các ngươi hãy coi chừng điều các ngươi nghe (Lc 8,18).

          +  Mọi lời nói vô ích đều phải trả lẽ trong ngày phán xét (Mt 12,36).

6/ MUỐN TỎ RA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, người ta thường động viên nhau :

  • Ở đời cái gì cũng nên biết một tí.

Trong khi đó lời Kinh Thánh  dạy :

+  Được phép làm mọi sự, không phải mọi sự đều có ích, được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều xây dựng. Đừng để sự gì vô ích lạm phép trên thân thể tôi (1Cr 6,12).

7/ ĐỂ TỎ LÒNG BÁO HIẾU, con cháu luôn nhắc nhau :

  • Sống kèn trống, chết dầu đèn.
  • Nghĩa tử là nghĩa tận.
Thế là người ta bày ra chuyện của cúng và nói với nhau rằng : “Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa".Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.” (Mt 15,5-6 : Tin Mừng).

8/ KHI PHẢI BẢO VỆ QUYỀN LỢI, ai cũng chủ trương :

  • Ăn cây nào, rào cây đó.
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Làm phúc nơi nao, cầu ao rách nát.
  • Ăn cơm nhà, vác ngà voi.
Trong khi đó Chúa Giê-su muốn :

+  Ai yêu cha mẹ hơn Ta không xứng đáng với Ta (Mt 10,27).
+  Hãy thật lòng khiêm nhường coi kẻ khác hơn mình ; đừng dán mắt vào quyền lợi riêng mình, song cả vào quyền lợi người khác nữa (Pl 2.3).
+  Nếu tôi luôn làm hài lòng người đời, tôi không còn là nô lệ của Chúa Ki-tô (Gl 1,10).
+  Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta (Cv 5,29).
+  Cho thì có phúc hơn là lấy (Cv 20,35).

9/ VỀ QUAN ĐIỂM SỐNG, ai cũng chủ trương :

  • Người đời dạy : Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Trong khi đó Chúa lại dạy :

+  Ta không đến đem bình an nhưng gây chia rẽ cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ (Mt 10,34). Nghĩa là một khi đã biết rõ ý Chúa, thì ta phải triệt để tuân phục và thực hành, dù điều đó làm phật ý những người trong gia đình. Đan cử ông Gionathan chẳng những không ủng hộ ý vua cha Saolê để diệt Đavid mà còn mật báo cho Đavid trốn thoát khỏi mưu mô độc ác của vua cha đang tìm mọi cách giết! (x 1Sm 20)

  • Mác-Lê dạy : Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại.
Nhưng thế nào là ngu, thế nào là khôn, chính thánh Phaolô trên đường đi bắt người Công Giáo ở Đama, ông tự cho mình là khôn, người Công Giáo là ngu, thì sự khôn ngoan cùng với lòng nhiệt tình của ông lại là kẻ phá hoại (x Cv 9).
  • Người ta nói : Làm ơn nên oán là ngu.

Trong khi đó thánh Phêrô dạy :

+  Làm việc lành mà phải khổ, nếu Chúa muốn thế, thì còn hơn là làm điều dữ, vì được trở nên giống Chúa Giêsu (1 Pr 2,20-21 ; 3,17).

Những tư tưởng nghịch với Tin Mừng như thế, người ta lại cho đó là thánh giáo. Mà tư tưởng thì hướng ra hành động. Tư tưởng sai, lại cho là đúng, thì hành động gian ác càng gia tăng, mà kẻ chủ mưu không bao giờ sám hối !

          Vậy chúng ta hãy cầu nguyện cho hết mọi thành phần trong gia tộc :

          - Cầu nguyện cho con cái biết tôn kính và vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, để được Chúa cho trường thọ (x Ep 6,1-3 : Bài đọc II).

          Con cái phải tôn kính và vâng lời các bậc sinh thành với tinh thần tôn thờ vâng phục Thiên Chúa, bởi vì Mười Điều Răn được Chúa ghi trên hai bia đá : Bia I ghi ba điều về Chúa ; bia II ghi bảy điều về con người. Nếu ta đặt hai bia cạnh nhau, thì dòng chữ đầu tiên của bia II “thảo kính cha mẹ” bằng với dòng chữ đầu tiên của bia I “tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự”.

          - Cầu nguyện cho các đấng sinh thành, để các ngài không làm cho con cháu tức giận, nhưng phải thay quyền Chúa mà giáo dục chúng (x Ep 6,4 : Bài đọc II). Các đấng ấy phải xác tín rằng : Chúa trao con cháu cho không phải chỉ tìm của vật chất  nuôi chúng như nuôi đàn heo, bởi vì lương thực của con người hơn loài vật : “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Bởi thế các bậc sinh thành phải cho con cháu mình ăn Lời Chúa ngay từ khi nó còn là thai nhi. Ví dụ : Mỗi ngày cha mẹ đọc Lời Chúa, ít là một câu chỉ cho thai nhi, khi con chào đời, mỗi lúc cho nó bú phải đọc cho nó câu Lời Chúa trước ; bao giờ con bắt đầu biết nói, cha mẹ phải dạy con học thuộc Lời Chúa từ câu ngắn đến câu dài, đồng thời thúc đẩy giáo dục con quý trọng hiệp dâng Thánh Lễ, và dạy con chu toàn bổn phận làm người, làm con Hội Thánh. Vì thế bậc làm cha mẹ phải noi gương Đức Maria về đời sống Đức Tin để nuôi con cái. Vấn đề này ông Luca đã ghi lại hai lần Mẹ Maria nghe Lời Chúa thì suy đi nghĩ lại trong lòng, làm Con của Mẹ lớn lên trong khôn ngoan và đầy ân sủng (x Lc 2,19.51-52). Phải chăng hai lần ông Luca ghi như thế là ông muốn các bà mẹ không chỉ dùng đầy đủ cao lương vật chất để có hai bầu sữa dồi dào nuôi con, mà bầu sữa người mẹ phải còn được pha trộn bởi Đức Tin và việc suy gẫm Lời Chúa, mới làm cho con cái lớn lên khôn ngoan và đầy ân sủng.

          Khi ông Giacob làm rể cho ông Labal, bố vợ, 14 năm, sau đó ông muốn đưa vợ con về quê nội, nhưng bố vợ không cho Giacop tài sản, dù chỉ mấy con chiên trong đàn ông vẫn chăn. Ông Labal nói : “Đàn chiên của bố toàn là chiên lông trắng, có con nào khác mầu lông là chiên của con đâu”. Thời gian sau, mỗi khi ông lùa chiên ra đồng cỏ, ông thấy con đực nẹo con cái, ông gác cành cây xanh trước mặt chúng. Thế là chiên trắng lại sinh ra chiên đốm, Giacop cứ làm thế và ông đã có một đàn chiên đốm rất đông,  mập, khỏe, đó là tài sản của ông, vì bố vợ đã xác nhận chiên của bố màu trắng (x St 30,25t).

Truyện ấy cho ta hai xác tín :

1- Cha mẹ đặt con cái ở môi trường tốt, chắc chắn con cái sẽ nên tốt ; trái lại nuôi con trong khu xóm đầy thói xấu, chắc chắn con cái sẽ ra hư đốn. Ca dao tục ngữ VN có câu : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

2- Nếu cha mẹ luôn hướng lòng về Chúa, cụ thể năng đọc Lời Chúa, và quý trọng hiệp dâng Thánh Lễ mỗi ngày, khi con cái họ được sinh ra chắc chắn chúng giống Thiên Chúa.

          - Thánh Phaolô còn lưu ý chúng ta phải cầu nguyện cho các chủ chăn trong Hội Thánh nữa, vì các ngài cũng là bậc sinh thành chúng ta trong Đức Tin. Do đó thánh Phaolô nói : “Anh em hãy cầu nguyện cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban Lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng, tôi nói năng mạnh dạn,như bổn phận tôi phải nói” (Ep 6,19-20 : Bài đọc II).

          Như thế là ta phải cầu nguyện cho hết thảy mọi người trong gia đình trần thế hay trong Hội Thánh biết làm đúng bổn phận của mình, “để dòng tộc của ta xứng danh bậc vĩ nhân, hầu gia sản tinh thần sống đạo của  các bậc sinh thành không đi vào quên lãng, các ngài luôn được hưởng gia tài quý báu, đó là lũ cháu đàn con, vì nhờ các ngài con cháu cũng một mực trung thành với Giao Ước của Chúa. Đó là cách ta làm cho tổ tiên muôn đời tồn tại, vinh quang của các ngài chẳng bao giờ phai mờ, và như thế các ngài mới được mồ yên mả đẹp, và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Muôn dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen” (Hc 44, 1.10-15 : Bài đọc I). Đó là dòng dõi những người “ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc” (Tv 112/111,1-2 : Tung Hô Tin Mừng). Mà ngay trong Thánh Lễ Cưới của họ, cộng đoàn đã cầu nguyện cho : “Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người” (Tv 128/127,1 : Đáp ca).

THUỘC LÒNG

          Đừng khen ai có phúc trước khi họ lìa đời, vì cứ nhìn vào con cái, người ta sẽ biết họ(Hc 11,28).

Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Mồng 1 Tết: Cầu Bình an năm mới.


HĐMV Giáo xứ mừng tuổi Cha xứ Ga Nguyễn Kim Hà, nhân ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014

Xem thêm ảnh

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.