Ads 468x60px

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

MỤC TỬ NÀI XIN CHO DÂN


Xh 31,7-14:
ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi, dân mà ngươi đã đưa lên từ đất Ai-cập. 8 Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê, rồi sụp xuống lạy nó, tế nó và nói : ”Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập.” 9 ĐỨC CHÚA lại phán với ông Mô-sê : “Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ. 10 Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng, và Ta sẽ tiêu diệt chúng. Nhưng Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn.”
11 Ông Mô-sê cố làm cho nét mặt ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ông, dịu lại. Ông thưa : “Tại sao Ngài lại bừng bừng nổi giận với dân Ngài, dân mà Ngài đã giơ cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ra khỏi đất Ai-cập ? 12 Tại sao người Ai-cập lại có thể rêu rao : Chính vì ác tâm mà Người đã đưa chúng ra, để giết chúng trong miền núi và tiêu diệt chúng khỏi mặt đất ? Xin Ngài nguôi cơn thịnh nộ và xin Ngài thương đừng hại dân Ngài. 13 Xin Ngài nhớ đến các tôi tớ Ngài là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Ít-ra-en ; Ngài đã lấy chính danh Ngài mà thề với các vị ấy rằng : Ta sẽ làm cho dòng dõi các ngươi đông đúc như sao trên trời, và sẽ ban cho dòng dõi các ngươi tất cả miền đất ấy, là miền đất Ta đã hứa ; chúng sẽ được thừa hưởng miền đất ấy đến muôn đời.” 14 ĐỨC CHÚA đã thương, không giáng phạt dân Chúa như Người đã đe.
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần III - MC



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

TỰ HÀO TRONG CHÚA


Trích bài giảng của thánh Ba-xi-li-ô Cả, giám mục :
“Kẻ khôn ngoan, đừng tự hào mình khôn ngoan ; kẻ hùng mạnh, đừng tự hào mình hùng mạnh ; kẻ giàu có, đừng tự hào mình giàu có. Vậy đâu là niềm tự hào đích thực ? Nhờ đâu con người nên cao cả ? Vị ngôn sứ trả lời : Ai tự hào thì hãy tự hào về điều này là hiểu biết Ta, vì Ta là Đức Chúa.
Điều làm cho con người nên cao trọng, được vinh hiển uy linh, là họ nhận biết điều gì thật sự cao cả và gắn bó với điều đó, đồng thời tìm vinh quang của mình nơi vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, thánh Tông Đồ nói : Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa. Thánh nhân nói như thế trong đoạn thư sau đây : Đức Giê-su Ki-tô đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa. Người là Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hoá và giải thoát anh em, hợp như lời đã chép rằng : “Ai tự hào hãy tự hào trong Chúa.”
Như thế, người có niềm tự hào trọn hảo và tinh tuyền trong Thiên Chúa là người không hãnh diện vì sự công chính của riêng mình, nhưng nhận biết mình đã mất sự công chính đích thực và chỉ có thể được nên công chính nhờ tin vào Đức Ki-tô. Thánh Phao-lô đã hãnh diện về điều này : thánh nhân coi khinh sự công chính của riêng mình, và tìm sự công chính do Thiên Chúa ban, nhờ Đức Ki-tô, tức là sự công chính dựa trên đức tin : để được biết chính Đức Ki-tô, biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.
Như thế, mọi thái độ kiêu căng ngạo mạn đều đã sụp đổ. Hỡi con người, bạn chẳng còn gì để có thể huênh hoang, chẳng còn gì để có thể tự hào và hy vọng. Bạn chỉ còn một việc là hy sinh tất cả những gì bạn có, và tìm kiếm sự sống tương lai của mình nơi Đức Ki-tô. Một cách nào đó, chúng ta đã có sự sống ấy rồi, chúng ta đang được hưởng, vì đang hoàn toàn sống nhờ ân huệ Thiên Chúa ban.
Quả thật, Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như hành động của chúng ta, do lòng yêu thương của Người. Hơn nữa, nhờ Thánh Thần của Người, Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta biết là đức khôn ngoan của Người đã chuẩn bị cho chúng ta được hưởng vinh quang. Chính Thiên Chúa ban năng lực và sức mạnh khi chúng ta vất vả lao đao. Thánh Phao-lô nói : Tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng thật ra không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa nơi tôi.”
Đọc tiếp »

Tv 1:

1Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
2nhưng vui thú với lề luật Chúa,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Đ.Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa.
3Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
Đ.Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa.
4Ác nhân đâu được vậy :
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
6Vì Chúa hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
Blessed the man who follows not
the counsel of the wicked
Nor walks in the way of sinners,
nor sits in the company of the insolent,
But delights in the law of the LORD
and meditates on his law day and night.
He is like a tree
planted near running water,
that yields its fruit in due season,
and whose leaves never fade.
Whatever he does, prospers.
Not so, the wicked, not so;
they are like chaff which the wind drives away.
For the LORD watches over the way of the just,
but the way of the wicked vanishes.
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần III - MC



Đọc tiếp »

THÁNH THI KINH SÁCH


Đây truyền thống thiêng liêng Giáo Hội
Sống một mùa sám hối ăn năn,
Nức lòng ta hãy lo toan,
Bốn mươi ngày chẵn chuyên cần thực thi.
Sách Lề Luật Mô-sê truyền dạy,
Ngôn sứ hằng thúc đẩy không ngơi,
Ki-tô Vua Cả muôn đời
Cũng từng trai tịnh bốn mươi đêm ngày.
Ta hãy giảm mê say vui sướng
Từ nói năng, ăn uống, ngủ nghê,
Tâm hồn thể xác đôi bề
Tập quen khắc khổ thiết gì xa hoa.
Phải cương quyết tránh xa hiểm hoạ
Đã bao người nhẹ dạ tiêu vong,
Luôn luôn cảnh giác đề phòng
Kẻo sa chước quỷ, mắc vòng Xa-tan.
Muôn lạy Chúa toàn năng khôn ví
Là Ba Ngôi hiển trị thiên toà,
Phúc lành tuôn đổ sớm trưa
Cho mùa trai tịnh thành mùa hồng ân.
Đọc tiếp »

PHẢI SỐNG CÔNG CHÍNH


Trích sách Xuất hành, chương 22:
19 Kẻ tế thần khác ngoài ĐỨC CHÚA, sẽ bị ĐỨC CHÚA loại trừ.
20 Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập. 21 Mẹ goá con côi, các ngươi không được ức hiếp. 22 Nếu ngươi ức hiếp, mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. 23 Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi : thế là vợ các ngươi sẽ thành goá bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút.
24 Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi.
25 Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. 26 Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân ; nó sẽ lấy gì mà ngủ ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ.
27 Ngươi không được nói phạm đến Thiên Chúa, không được nguyền rủa người đầu mục trong dân.
28 Ngươi không được chậm trễ dâng phần hoa màu và rượu nho của ngươi. Con đầu lòng trong số con cái ngươi, ngươi sẽ dâng cho Ta. 29 Bò và chiên cừu của ngươi, ngươi cũng phải làm thế : con đầu lòng sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, ngày thứ tám ngươi sẽ dâng nó cho Ta.
30 Các ngươi sẽ là những người được thánh hiến cho Ta : thịt con vật bị thú dữ xé ngoài đồng, các ngươi đừng ăn, nhưng phải ném cho chó.
23 1 Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. 2 Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái ; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. 3 Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng.
4 Nếu gặp bò hay lừa của kẻ thù đi lạc, ngươi phải dẫn nó về cho người ấy. 5 Nếu thấy lừa của kẻ ghét ngươi quỵ ngã vì chở nặng, ngươi không được để mặc người ấy ; ngươi phải giúp người ấy đỡ lừa dậy.
6 Ngươi không được làm thiệt hại đến quyền lợi của người nghèo cậy nhờ ngươi, khi họ có việc kiện tụng. 7 Ngươi phải lánh xa điều gian dối. Ngươi không được giết kẻ vô tội và người công chính, vì Ta không cho kẻ có tội được trắng án. 8 Ngươi không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ sáng mắt hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính.
9 Người ngoại kiều, các ngươi không được áp bức ; chính các ngươi đã biết thân phận của người ngoại kiều, vì các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

CHÚA NHẬT III - MC C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

BỤI GAI NƠI MÔSÊ GẶP CHÚA

AICẬP (2)
Bài đọc 1 Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm C, nhắc đến việc Môsê gặp Chúa nơi bụi gai bóc cháy mà không rụi bên Aicập (Xh 3, 1-8), từ cuộc gặp gỡ đặc biệt này Chúa chọn ông giải thoát Dân Chúa khỏi ách nô lệ Aicập… Xem lại nơi đây và vài di tích thăm Aicập 2014.
Mùa Chay cũng là thời gian chúng ta ước ao gặp riêng Chúa, để người giúp chúng ta thoát khỏi sự nô lệ bởi tánh mê nết xấu và tội lỗi, đưa ta đến vùng đất tự do của ân sủng…!



Đọc tiếp »

Mt 1:

16 Ông Gia-cóp sinh ông Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.
18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô : bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” 24a Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy.
Jacob was the father of Joseph, the husband of Mary. Of her was born Jesus who is called the Christ.
Now this is how the birth of Jesus Christ came about. When his mother Mary was betrothed to Joseph, but before they lived together, she was found with child through the holy Spirit.
Joseph her husband, since he was a righteous man, yet unwilling to expose her to shame, decided to divorce her quietly.
Such was his intention when, behold, the angel of the Lord appeared to him in a dream and said, "Joseph, son of David, do not be afraid to take Mary your wife into your home. For it is through the holy Spirit that this child has been conceived in her.
She will bear a son and you are to name him Jesus, because he will save his people from their sins."
Đọc tiếp »

19/3 LỄ THÁNH CẢ GIUSE - BỔN MẠNG GIỚI GIA TRƯỞNG



Đọc tiếp »

NHÀ THÁNH GIUSE


Mừng lễ trọng kính thánh Giuse 19/03, nhớ lại đến thăm nhà ngài. Thú thật, mãi năm 2014, dù lúc đó đã 14 năm làm linh mục rồi mà cũng không nghe nói đến nhà thánh Giuse, cho đến khi viếng nơi đây. Thật ngạc nhiên, nhà khá to, nay trên nền móng ấy có nhà thờ to đẹp. Di tích cho thấy gia đình ngài thuộc loại khá giả, nền nhà chẳng thua gì nhà thánh Phêrô hay Matta Maria... Xưa nay nghe nói thợ mộc tưởng nghèo lắm, phần vì bài hát Việt Nam “Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo”… nay thấy nhà bự hơi lạ, chắc khi ngài

ở với cha mẹ thì khá, nhưng lập gia đình có Chúa Giêsu thì nghèo, tại nuôi Con Chúa, Đấng vốn giàu sang trở nên nghèo khó vì chúng ta mà nghèo !
Hôm ấy viếng nhà thánh Giuse trước rồi qua đền thờ Truyền Tin nơi Đức Mẹ gặp thiên thần truyền tin, rất gần nhau, khoảng hơn 100 m. Nếu những vị trí này chính xác 100 % thì hai đấng là láng giềng theo kiểu “nhà nàng ở cạnh nhà tôi…”
Lạy Thánh Cả Giuse, Bổn mạng Hội Thánh, Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, Bổn mạng Đức Cha giáo phận, Bổn mạng nhiều chủng viện và dòng tu, Bổn mạng Gia trưởng Phan Thiết… và rất nhiều người. Xin cầu cho chúng con.
Đọc tiếp »

Thánh thi KINH CHIỀU 18/3:


Thiên cung hoan hỷ tán dương ngài,
Giáo Hội tưng bừng khắp đó đây,
Lạy thánh Giu-se, ngài xứng đáng
Làm bạn Nữ Hoàng, hạnh phúc thay !
Thấy người thai nghén mà bỡ ngỡ,
Lo lắng hoài nghi rộn tâm tình,
Thiên sứ bảo rằng : thai nhi đó
Chính là do bởi Chúa Thánh Linh.
Bế bồng ấp ủ Chúa còn thơ,
Rồi ẵm sang Ai, trốn quân thù,
Lạc ở Sa-lem, tìm lại thấy,
Vui buồn sướng khổ mấy mươi thu !
Chư thánh chỉ trông phúc thiên đàng
Một khi lìa khỏi chốn dương gian.
Nhưng phần Thánh Cả được hồng phúc
Sống ở thế này cạnh Thánh Nhan.
Cậy nhờ công đức thánh Giu-se,
Nguyện Chúa Ba Ngôi khấng phù trì.
Dẫn dắt đoàn con lên cõi thọ,
Muôn đời ca tụng Chúa từ bi.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Thứ sáu, Tuần II - MC



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Thứ năm, Tuần II - MC



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

XIN ĐÁNH THỨC CON KHI NGỦ GỤC (ĐTC Phanxicô, 13/03/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin Mừng Phụng vụ Chúa nhật thứ hai Mùa Chay thuật lại cuộc Biến hình của Chúa Giêsu (x. Lc 9,28-36). Trong khi cầu nguyện trên núi, Người biến đổi dung mạo, áo Người trở nên sáng chói, và trong ánh sáng vinh quang của Người, Mô-sê và Ê-li-a xuất hiện, đàm đạo với Ngài về Cuộc Vượt Qua đang chờ đợi Người ở Giê-ru-sa-lem,

tức là cuộc khổ nạn, chết và sống lại của Người.
Nhân chứng của sự kiện phi thường này là các tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê, những người đã cùng leo núi với Chúa Giê-su. Và chắc chắn là như thế; nhưng Thánh sử Luca lưu ý rằng “Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt” và “khi thức dậy” thì họ đã thấy vinh quang của Chúa Giê-su (x. câu 32). Giấc ngủ của ba môn đệ như một nốt nhạc lạc tông. Sau đó, chính các tông đồ này cũng sẽ ngủ tại vườn Ghết-sê-ma-nê, trong giờ phút cầu nguyện thống thiết của Chúa Giêsu, Người đã bảo họ canh thức (x. Mc 14,37-41). Sự buồn ngủ này khiến chúng ta kinh ngạc trong những thời khắc quan trọng như vậy.
Nhưng đọc kỹ, chúng ta thấy rằng Phêrô, Gioan và Giacôbê ngủ trước khi bắt đầu cuộc biến hình, tức là trong chính lúc Chúa Giê-su đang cầu nguyện. Rõ ràng đó là câu hỏi về việc cầu nguyện đã diễn ra trong một thời gian dài, trong thinh lặng và hồi tâm. Chúng ta có thể nghĩ rằng lúc đầu họ cũng cầu nguyện, cho đến khi sự mệt mỏi, buồn ngủ, xâm chiếm.
Anh chị em thân mến, chẳng phải giấc ngủ không hợp lúc như thế này tương tự với rất nhiều cơn buồn ngủ đến với chúng ta trong những thời điểm mà chúng ta biết là quan trọng sao? Có thể là buổi tối, khi chúng ta muốn cầu nguyện, muốn dành một chút thời gian với Chúa Giê-su sau một ngày với hàng ngàn cuộc chạy đua và công việc; hoặc lúc chúng ta muốn trao đổi vài lời với gia đình nhưng lại không còn sức nữa. Chúng ta mong muốn mình phải tỉnh táo, chăm chú, tham gia hơn nữa, không để vuột mất những cơ hội quý giá nhưng chúng ta không thể hoặc một chút không thể ở một khía cạnh nào đó.
Thời gian cô đặc của Mùa Chay là một cơ hội theo nghĩa này. Đó là thời điểm mà Chúa muốn đánh thức chúng ta khỏi sự uể oải bên trong. Hãy tỉnh thức khỏi cơn mê ngủ bên trong, bởi vì - hãy nhớ kỹ - giữ cho trái tim tỉnh thức không chỉ phụ thuộc vào chúng ta: đó là một ân sủng, và phải được cầu xin. Ba môn đệ trong Tin Mừng minh chứng điều này: họ là những người tốt lành, đã theo Chúa Giêsu lên núi, nhưng với sức riêng, họ không thể nào tỉnh thức được. Nhưng họ thức dậy đúng lúc Chúa Biến hình. Chúng ta có thể thấy rằng chính ánh sáng của Chúa Giê-su đã đánh thức họ.
Giống như họ, chúng ta cũng cần ánh sáng của Thiên Chúa, khiến chúng ta nhìn mọi thứ theo cách khác; nó thu hút chúng ta, đánh thức chúng ta, khơi dậy mong muốn và sức mạnh để cầu nguyện, nhìn vào nội tâm và dành thời gian cho người khác. Chúng ta có thể vượt qua sự mệt mỏi của cơ thể với sức mạnh của Thần Khí của Thiên Chúa. Và khi chúng ta không thể vượt qua điều này, thì hãy cầu xin Chúa Thánh Thần: “Xin giúp chúng con. Lạy Thánh Thần, xin hãy đến giúp con. Con muốn gặp Chúa Giêsu; con muốn cầm trí và tỉnh thức”. Hãy cầu xin Thánh Thần kéo chúng ta ra khỏi chứng mê ngủ cản trở chúng ta cầu nguyện.
Trong Mùa Chay này, sau những vất vả của mỗi ngày, chúng ta hãy làm tốt điều này là không tắt đèn nếu chưa đặt mình trong ánh sáng của Chúa. Hãy cầu nguyện một chút trước khi đi ngủ. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách mở sách Tin Mừng và để cho mình ngạc nhiên trước Lời Chúa, bởi vì Kinh Thánh dọi bước cho chúng ta và làm cho tâm hồn chúng ta bừng cháy. Hoặc chúng ta có thể nhìn lên Thánh Giá và ngạc nhiên trước tình yêu điên rồ của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi với chúng ta và có quyền năng biến đổi ngày sống của chúng ta, mang đến cho chúng một ý nghĩa mới, một ánh sáng khác lạ và bất ngờ.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng con luôn tỉnh thức để đón nhận thời gian hồng ân mà Thiên Chúa ban cho chúng con.” (ĐTC Phanxicô, 13/03/2022)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần II - MC



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 11/03/2022)


“Khi được công bố trong Phụng vụ, Kinh Thánh hành động theo cách vượt trên mọi sự giải thích của con người. Kinh Thánh phản ánh cách thức hoạt động của các bí tích. Những văn bản được Thánh Thần linh ứng này có khả năng chữa lành. Sau khi đọc xong đoạn Tin Mừng, Giáo hội mời thừa tác viên hôn cuốn sách và nói: “Nhờ những lời Phúc âm xin cho tội lỗi của chúng con được xóa sạch”. (Per evangelica dicta deleantur nostra Delicta).
Trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội, một số sự kiện tạo ra kỷ nguyên mới đã xảy ra do trực tiếp nghe các bài đọc trong Thánh lễ. Có một ngày, người trẻ nghe đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu nói với người thanh niên giầu có “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Mt 19,21). Anh cảm thấy rằng lời này đang được nói với riêng mình đến nỗi anh về nhà, bán tất cả những gì mình có và rút vào sa mạc. Tên của người đàn ông đó là Anthony, và đó là cách mà phong trào viện tu bắt đầu trong Giáo hội.
Nhiều thế kỷ sau, ở Assisi, một thanh niên mới cải đạo đi cùng với bạn đến nhà thờ. Trong bài Tin Mừng cho ngày hôm đó, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo” (Lc 9,3). Ngay lập tức anh ta quay sang người bạn đồng hành của mình và nói, “Bạn có nghe thấy điều đó không? Đây là điều mà Chúa muốn chúng ta làm”. Và do đó bắt đầu Phong trào Phan sinh.
Phụng vụ Lời Chúa là nguồn lực tốt nhất mà chúng ta có để làm cho Thánh lễ trở thành một cử hành mới và hấp dẫn mỗi khi xảy ra, nhờ đó tránh được nguy cơ lặp lại đơn điệu mà những người trẻ cảm thấy đặc biệt nhàm chán. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, chúng ta phải đầu tư nhiều thời gian và sự cầu nguyện hơn trong việc chuẩn bị bài giảng. Các tín hữu sẽ có thể thấy lời Chúa giải quyết các tình huống thực tế của họ như thế nào và đưa ra câu trả lời cho những đòi hỏi hiện sinh của họ ra sao.
Có hai cách để chuẩn bị một bài giảng. Bạn có thể ngồi xuống và dựa vào kiến thức của bản thân và dựa trên sở thích cá nhân, bạn có thể chọn chủ đề và tạo ra các từ ngữ. Và sau đó, khi diễn từ của bạn đã được chuẩn bị xong, bạn có thể quỳ xuống và cầu xin Thiên Chúa ban quyền năng cho lời nói của bạn, thêm Thánh Linh của Ngài vào thông điệp của bạn. Đó là một phương pháp tốt, nhưng nó không phải là tiên tri. Để có tính tiên tri, bạn phải làm ngược lại. Đầu tiên, bạn hãy quỳ xuống và cầu xin Chúa ban cho lời mình muốn nói. Thiên Chúa có trong lòng Ngài những lời đặc biệt cho bất kỳ và cho mọi dịp, và Ngài không bao giờ từ chối tiết lộ những lời đó cho người thừa tác viên yêu cầu Ngài một cách khiêm nhường và bền đỗ. Ban đầu, không có gì khác hơn là một sự thay đổi trái tim gần như không thể nhận thấy: một chút ánh sáng lóe lên trong tâm trí bạn, một từ trong Kinh Thánh thu hút sự chú ý của bạn và làm sáng tỏ một tình huống. Nó có vẻ như chỉ là một hạt nhỏ, nhưng nó chứa tất cả những gì chúng ta cần.
Sau đó, bạn ngồi vào bàn, mở sách, xem ghi chép, thu thập suy nghĩ và tham khảo ý kiến của các Giáo phụ, các thầy dạy, các nhà thơ, nhưng giờ đây, lời Chúa không còn phục vụ cho việc học của bạn nữa, nhưng sự học hỏi của bạn là để phục vụ lời Chúa. Và chỉ khi đó, lời Chúa mới toát ra hết sức mạnh của nó.” (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 11/03/2022)
Đọc tiếp »

TÔI CẦU NGUYỆN THẾ NÀO ? (ĐTC Phanxicô, 12/03/2022)


“Phúc Âm cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu lên núi “để cầu nguyện” (Lc 9,28). Đây là động từ thứ ba: cầu nguyện. “Khi Ngài đang cầu nguyện, sắc mặt của Ngài đã thay đổi, và quần áo của Ngài trở nên sáng chói” (c. 29). Sự biến hình được sinh ra từ sự cầu nguyện. Chúng ta hãy tự hỏi mình, ngay cả sau nhiều năm thánh chức, ngày nay cầu nguyện có ý nghĩa gì đối với chúng ta, đối với tôi?
Có lẽ sức ép của thói quen hoặc một nghi lễ hàng ngày nào đó đã khiến chúng ta nghĩ rằng lời cầu nguyện không thay đổi cá nhân hay lịch sử. Tuy nhiên, cầu nguyện thay đổi thực tế. Cầu nguyện là một sứ mệnh tích cực, một sự chuyển cầu không ngừng. Nó không phải là xa cách thế giới, nhưng thay đổi thế giới. Cầu nguyện là mang trái tim đang đập của các vấn đề hiện tại vào sự hiện diện của Thiên Chúa, để ánh mắt của Người soi rọi lịch sử. Cầu nguyện có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Hôm nay chúng ta nên tự hỏi bản thân xem liệu lời cầu nguyện có làm chúng ta chìm đắm trong sự thay đổi này hay không. Nó có làm sáng tỏ những người khác và biến đổi tình huống của họ không? Vì nếu lời cầu nguyện là sống động, thì nó “khơi dậy” chúng ta từ bên trong, thắp lại ngọn lửa sứ mệnh, khơi lại niềm vui của chúng ta, và liên tục thúc giục chúng ta phải biết lo lắng trước những lời cầu xin của tất cả những ai đang đau khổ trong thế giới của chúng ta.
Chúng ta cũng hãy hỏi: làm thế nào chúng ta đưa cuộc chiến hiện tại đến với những lời cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta có thể nhìn vào lời cầu nguyện của Thánh Philip Neri, lời cầu nguyện đã mở rộng trái tim của ngài và khiến ngài mở rộng cửa với những đứa trẻ đường phố của thành Rôma vào thời của ngài. Hoặc là của Thánh Isidore, người đã cầu nguyện trên cánh đồng và mang công việc đồng áng của mình đến với lời cầu nguyện của mình.” (ĐTC Phanxicô, 12/03/2022)
Đọc tiếp »

TÌNH YÊU TRAO BAN (ĐTC Phanxicô, 14/03/2021)


“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người” (Ga 3,16). Đây là trọng tâm của Tin Mừng; đây là nguồn vui của chúng ta. Sứ điệp Tin Mừng không phải là một ý tưởng hay một học thuyết nhưng là chính Chúa Giêsu: Người Con mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta để chúng ta được sống. Nguồn gốc của niềm vui của chúng ta không phải là một lý thuyết đáng yêu nào đó về

cách tìm thấy hạnh phúc, mà là một trải nghiệm thực tế khi được đồng hành và yêu thương trong suốt hành trình của cuộc đời. “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài”. Thưa anh chị em, chúng ta hãy lắng nghe hai suy nghĩ này một chút: “Chúa quá yêu” và “Chúa đã ban cho”...
Thiên Chúa đã “ban” Con Ngài. Chính vì quá yêu chúng ta, nên Chúa đã trao ban chính Người; Ngài dâng hiến cho chúng ta cuộc sống của mình. Những người yêu luôn đi ra khỏi bản thân. Đừng quên điều này: những người yêu thương ra khỏi bản thân mình. Đức mến luôn hiến thân, cho đi, làm hao mòn chính mình. Đó là sức mạnh của tình yêu: nó phá vỡ lớp vỏ ích kỷ của chúng ta, thoát ra khỏi các khu vực an ninh được xây dựng cẩn thận của chúng ta, phá bỏ các bức tường và vượt qua nỗi sợ hãi, để cho đi chính mình cách nhưng không. Đó là những gì tình yêu làm: trao đi chính mình. Và đó là cách thức của những người yêu nhau: họ thích mạo hiểm trao ban bản thân hơn là giữ gìn bản thân. Đó là lý do tại sao Chúa đến với chúng ta: bởi vì Ngài “quá yêu” chúng ta. Tình yêu của Người quá lớn nên Người không thể không trao thân cho chúng ta. Khi dân chúng bị rắn độc tấn công trong sa mạc, Thiên Chúa bảo ông Môisê làm con rắn bằng đồng. Tuy nhiên, nơi Chúa Giêsu, được tôn vinh trên thập tự giá, chính Ngài đã đến để chữa lành nọc độc của sự chết cho chúng ta; Ngài đã trở thành tội lỗi để cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Thiên Chúa không yêu chúng ta bằng lời nói: Người ban Con của Người cho chúng ta, để ai nhìn vào Người và tin vào Người, thì được cứu độ (x. Ga 3,14-15).
Càng yêu nhiều, chúng ta càng có khả năng cho đi. Đó cũng là chìa khóa để chúng ta hiểu được cuộc sống của mình. Thật tuyệt vời khi gặp gỡ những người yêu thương nhau và chia sẻ cuộc sống của họ trong tình yêu thương. Chúng ta có thể nói về họ những gì chúng ta nói về Thiên Chúa: họ yêu nhau đến mức hiến dâng mạng sống của mình. Điều quan trọng không phải là những gì chúng ta có thể tạo ra hay tích lũy được, chính tình yêu mới là điều giúp chúng ta có thể trao ban.” (ĐTC Phanxicô, 14/03/2021)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần II - MC



Đọc tiếp »

CHÚA ĐƯA TA LÊN VỚI CHÚA (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 12/03/2022)


“Động từ đầu tiên, hành động đầu tiên trong những hành động này của Chúa Giêsu, là mang theo với Người. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu “đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan” lên núi với Người (9,28). Chúa Giêsu “đưa” các môn đệ, và đưa cả chính chúng ta nữa đi cùng “với Ngài”.
Chúa Kitô đã yêu chúng ta, đã chọn chúng ta và gọi chúng ta. Mọi thứ bắt đầu với mầu nhiệm của một ân sủng, một sự lựa chọn, một “cuộc bầu chọn”. Quyết định đầu tiên không phải của chúng ta; đúng hơn, Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta, chẳng phải vì bất kỳ công đức nào về phần chúng ta. Trước khi trở thành những người biến cuộc đời mình thành một món quà trao ban, chúng ta là những người đã nhận được một món quà được ban tặng một cách nhưng không: đó là món quà nhưng không của tình yêu Thiên Chúa.
Hành trình của chúng ta, thưa anh chị em, cần phải bắt đầu lại mỗi ngày từ ân sủng ban đầu này. Như đã làm với Phêrô, Giacôbê và Gioan, Chúa Giêsu đã gọi tên chúng ta và dẫn chúng ta đi cùng. Ngài đã nắm lấy tay chúng ta. Đi đâu? Thưa: Đến núi thánh của Ngài, nơi mà ngay cả bây giờ chúng ta vẫn thấy mình đang ở với Ngài mãi mãi, và được biến hình bởi tình yêu của Ngài. Ân sủng, ân sủng đầu tiên này, dẫn chúng ta đến đó.
Vì vậy, khi chúng ta cảm thấy cay đắng hoặc thất vọng, khi chúng ta cảm thấy bị coi thường hoặc bị hiểu lầm, chúng ta đừng đi lạc vào những lời phàn nàn hoặc hoài niệm về những khoảng thời gian đã qua. Đây là những cám dỗ ngăn cản sự tiến bộ của chúng ta, khiến chúng ta chẳng đi đến đâu. Thay vào đó, chúng ta hãy nắm lấy cuộc sống của mình, bắt đầu lại một lần nữa với ân sủng, trung thành với ơn gọi của chúng ta. Chúng ta hãy đón nhận ân sủng biết nhìn mỗi ngày là một bước trên con đường hướng tới mục tiêu cuối cùng của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 12/03/2022)
Đọc tiếp »

THÁNH THI KINH TRƯA MÙA CHAY


Trưa hôm ấy chịu khổ hình thập tự,
Chúa kêu rằng “Khát nước”, thảm sầu thay !
Xin cho con ca tụng Chúa giờ này
Biết khát vọng ơn Ngài công chính hoá.
Ôi lạy Chúa, con thấy mình đói lả,
Chỉ có Ngài làm no thoả được thôi,
Tội lỗi xưa, con hối hận lắm rồi,
Chỉ ao ước trở nên người đức hạnh.
Vừa ngâm ngợi vừa đợi trông ơn thánh,
Nguồn mạch Thánh Linh đổ xuống tràn trề,
Cho xác thịt này dịu lửa đam mê,
Còn tâm trí lạnh lùng mau ấm lại.
Con phủ phục xin Ba Ngôi từ ái
Là Chúa Cha, Thánh Tử với Thánh Thần,
Tự cõi trời thương mở lượng khoan nhân
Ban hồng phúc như lòng con cầu khẩn.
Đọc tiếp »

THÁNH THỂ: TOÀN BỘ LỊCH SỬ CỨU ĐỘ (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, bài thuyết giảng đầu tiên cho Mùa Chay năm 2022 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục ở Vatican, 11/03/2022)


“Bí tích Thánh Thể có vị trí nào trong lịch sử cứu độ? Câu trả lời là nó không có vị trí cụ thể nào, vì nó là toàn bộ. Bí tích Thánh Thể đồng hành với lịch sử cứu độ. Cũng như vào một buổi sáng trong lành, cả bầu trời được phản chiếu trong giọt sương trên bụi cây, Bí tích Thánh Thể phản ánh toàn bộ lịch sử cứu độ.
Tuy nhiên, Thánh Thể hiện diện trong lịch sử cứu độ theo ba cách khác nhau vào những thời điểm hoặc giai đoạn khác nhau: nó hiện diện trong Cựu Ước như một hình tượng, trong Tân Ước như một sự kiện, và trong thời đại chúng ta, thời đại của Giáo hội, như một bí tích. Hình tượng dự đoán và chuẩn bị cho sự kiện; bí tích “kéo dài” sự kiện và hiện thực hóa nó.
Tôi đã nói trong Cựu Ước, Thánh Thể hiện diện như một “hình tượng”. Một trong những hình tượng này là Manna; một hình tượng khác là sự hy sinh của Menkisêđê, và một hình tượng khác nữa là việc sát tế Isaác. Trong Bài Thánh Ca Lauda Sion do Thánh Thomas Aquinas sáng tác cho ngày lễ “Corpus Domini” – “Mình Máu Thánh Chúa”, chúng ta hát:
Thể hiện nơi sự sát tế Isaac,
Trong tiến trình chuẩn bị manna:
Trong của lễ hiến tế Vượt qua,
Trong các hình thái cũ được tiền định.
Do chức năng của chúng như những hình tượng của Bí tích Thánh Thể mà Thánh Tôma đã gọi các nghi lễ của Cựu Ước là “các bí tích của Lề Luật Cũ”.
Với sự xuất hiện của Chúa Kitô và mầu nhiệm sự chết và sống lại của Người, Bí tích Thánh Thể không còn hiện diện như một hình ảnh, mà là một sự kiện, một thực tại. Chúng ta gọi nó là một “sự kiện” bởi vì nó là một điều gì đó đã xảy ra trong lịch sử, một biến cố duy nhất trong thời gian và không gian, chỉ diễn ra một lần (semel) và không thể lặp lại: Chúa Kitô “khi đến thời viên mãn, đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.” (Dt 9,26).
Cuối cùng, trong thời Giáo hội, tôi đã nói, Thánh Thể hiện diện như một bí tích, nghĩa là, trong dấu chỉ bánh và rượu, do Chúa Kitô thiết lập. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ sự khác biệt giữa sự kiện và bí tích: trong thực tế, đó là sự khác biệt giữa lịch sử và Phụng vụ. Chúng ta hãy để Thánh Augustinô giúp chúng ta:
Chúng ta biết và tin tưởng với đức tin đầy xác tín rằng Chúa Kitô chỉ chết một lần cho chúng ta, Đấng công chính chết thay cho kẻ tội lỗi, Chúa chết thay cho người tôi tớ. Chúng ta hoàn toàn biết rằng điều này chỉ xảy ra một lần; tuy nhiên, Tiệc Thánh làm mới lại điều đó một cách định kỳ, như thể những gì lịch sử tuyên bố chỉ xảy ra một lần được lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, sự kiện và bí tích không mâu thuẫn với nhau, như thể bí tích là ngụy biện và chỉ có sự kiện là đúng. Trong thực tế, điều mà lịch sử tuyên bố đã xảy ra, chỉ một lần, thì bí tích này thường canh tân (cải tổ) việc cử hành trong tâm hồn các tín hữu. Lịch sử tiết lộ những gì đã từng xảy ra và nó đã xảy ra như thế nào, Phụng vụ bảo đảm rằng quá khứ không bị lãng quên; không phải theo nghĩa làm cho biến cố xảy ra một lần nữa (non faciendo), nhưng theo nghĩa tôn vinh biến cố ấy (sed celebrando).
Việc chỉ rõ mối liên hệ tồn tại giữa hy tế duy nhất trên thập tự giá và Thánh lễ là một điều rất tế nhị và luôn là một trong những điểm gây bất đồng lớn nhất giữa người Công Giáo và người Tin lành. Như chúng ta đã thấy, Thánh Augustinô sử dụng hai động từ: đổi mới và cử hành, điều này hoàn toàn chính xác, với điều kiện là động từ này được hiểu dưới ánh sáng của động từ kia: Thánh lễ đổi mới biến cố thập giá bằng cách cử hành nó (không lặp lại nó!), và kỷ niệm biến cố ấy bằng cách đổi mới nó (chứ không chỉ nhắc đến nó!). Từ ngữ mà ngày nay đạt được sự đồng thuận đại kết lớn nhất, có lẽ là động từ “rappresentare” - tái hiện (cũng được Đức Phaolô Đệ Lục dùng trong thông điệp Mysterium Fidei - Mầu Nhiệm Đức Tin), được hiểu theo nghĩa mạnh là tái trình bày, nghĩa là làm tái hiện lại. Theo nghĩa này, chúng ta nói rằng Thánh Thể “tái hiện” thập giá…” (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, bài thuyết giảng đầu tiên cho Mùa Chay năm 2022 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục ở Vatican, 11/03/2022)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.