Ads 468x60px

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ





Đọc tiếp »

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Rm 13,11b-12

Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu.
Lời nguyện Chúa Nhật I Mùa Vọng :
Lạy Chúa Cha toàn năng, xin cho đoàn tín hữu chúng con, hằng quyết tâm làm việc thiện mà đón chào Con Chúa đang ngự đến xét xử trần gian, nhờ đó, chúng con sẽ được Người cho ở bên hữu và gọi vào hưởng phúc Nước Trời. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

PHỤC SINH-SỐNG LẠI (GIÁO LÝ CÔNG GIÁO) (28/11/2021)


Mùa Vọng mà nói phục sinh không phải “lộn mùa”, hay “trái mùa”, nhưng nối tiếp bài giáo lý trong thời đại dịch cho phép viếng nghĩa trang lãnh ơn toàn xá cả tháng 11…
Ta đã tìm hiểu thân phận con người cao quí nhưng yếu đuối, tội lỗi và phải chết. Nhưng ta không chỉ là xác hư nát trở về bụi tro, mà có linh hồn bất tử Chúa trực tiếp ban cho, ta có yếu tố trường tồn, vĩnh hằng… con người tồn tại mãi dù đã chết, và tận thế, toàn bộ con người sẽ phục sinh. GIÁO LÝ CÔNG GIÁO dạy :
997 :
“Phục sinh" là gì ? Khi chết, hồn lìa khỏi xác, thân xác con người lâm cảnh hư nát trong khi linh hồn đến gặp Thiên Chúa, nhưng trong tình trạng chờ đợi được tái hợp với thân xác vinh quang. Thiên Chúa toàn năng sẽ làm cho thân xác chúng ta vĩnh viễn không còn hư nát nữa, khi hợp nhất nó với linh hồn nhờ hiệu năng của Chúa Giê-su Phục Sinh.
998 :
Ai sẽ phục sinh ? Mọi người đã chết đều sẽ phục sinh : "Ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ thì sẽ sống lại để bị kết án" (Ga 5, 29; x. Ðn 12, 2).
999 :
Phục sinh thế nào ? Ðức Ki-tô đã phục sinh với chính thân xác mình : "Hãy nhìn chân tay Thầy coi : đúng là Thầy đây mà" (Lc 24, 39). Nhưng Người không trở về với đời sống trần thế. Cũng vậy, trong Người, mọi người sẽ sống lại với thân xác của mình, thân xác họ đang có bây giờ " (x. Cđ Latran IV: DS 801), nhưng thân xác đó "sẽ biến đổi thành thân xác vinh hiển" (Pl 3, 21), thành "thân xác có thần khí" (1 Cr 15, 44) : Có người thắc mắc : Kẻ chết sống lại như thế nào? Họ lấy thân hình nào mà trở về ? Ðồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là thân hình sẽ mọc lên nhưng là một hạt trơ trụi… Khi gieo xuống là thân xác hư nát, mà khi sống lại thì bất diệt... những kẻ chết sẽ sống lại mà không còn hư nát... Vì cái thân phải hư nát này cần phải mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này cần phải mặc lấy sự bất tử (x. l Cr 15, 35-37. 42, 42-53).
1000 :
“Thân xác con người phục sinh như thế nào" là điều vượt quá sức tưởng tượng và hiểu biết của chúng ta. Chúng ta chỉ hiểu được trong đức tin. Dầu vậy, khi rước Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta được nếm trước việc thân xác chúng ta được biến đổi nhờ Ðức Ki-tô : Bánh là hoa mầu ruộng đất, nhưng sau khi đã kêu cầu Thiên Chúa, không còn là bánh thường nữa mà trở thành Mình Thánh Chúa, gồm cả hai thực tại trần thế và thượng giới. Cũng vậy, khi con người rước Mình Thánh Chúa, thân xác sẽ không phải hư nát vì mang trong mình hạt giống phục sinh (x Irênê, chống lạc giáo 4, 18, 4-5).
1001 :
Bao giờ kẻ chết sống lại ? Mọi người sẽ sống lại (x. Ga 6, 39-40, 44. 54;11, 24) "vào ngày sau hết", "ngày tận thế"(x. LG 48). Ngày kẻ chết sống lại chính là ngày Ðức Ki-tô quang lâm :
"Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời xuống và những kẻ chết trong Ðức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên" (lTx 4, 16).
1002 :
Ðức Ki-tô sẽ cho chúng ta sống lại "ngày sau hết" nhưng có thể nói, chúng ta đã phục sinh với Ðức Ki-tô rồi. Thật vậy, nhờ Chúa Thánh Thần, cuộc đời Ki-tô hữu đã dự phần vào cái chết và sự Phục Sinh của Ðức Ki-tô ngay từ đời này : “Anh em đã được mai táng cùng với Ðức Ki-tô, khi chịu Phép Rửa, lại cùng được sống lại với Người, bởi anh em đã tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Ðấng làm cho Người sống lại từ kẻ chết… Vậy bởi anh em đã sống lại cùng với Ðức Ki-tô, thì anh em hãy tìm kiếm những gì trên trời, nơi Ðức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 2, 12; 3, 1).
1003 :
Ðược kết hiệp với Ðức Ki-tô nhờ bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu thật sự tham dự vào đời sống trên trời của Ðức Ki-tô Phục Sinh (x. Pl 3, 20), nhưng sự sống này còn "ẩn tàng với Ðức Ki-tô trong Thiên Chúa" (Cl 3, 3). "Thiên Chúa đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Ðức Ki-tô trên cõi trời" (Ep 2, 6). Ðược nuôi dưỡng bằng Mình Máu Ðức Ki-tô, chúng ta đã thuộc về Thân Thể Người. Khi chúng ta được phục sinh vào ngày sau hết, chúng ta sẽ "xuất hiện với Người và cùng Người hưởng phúc vinh quang" (Cl 3, 4).
1004 :
Trong khi chờ đợi ngày ấy, xác và hồn của tín hữu đã được vinh dự "thuộc về Ðức Ki-tô". Vì thế, phải tôn trọng thân xác của mình cũng như của kẻ khác, nhất là khi thân xác phải chịu đau đớn : Thân xác là để phụng sự Thiên Chúa vì Chúa là chủ thân xác. Thiên Chúa đã làm cho Ðức Ki-tô sống lại, cũng sẽ cho chúng ta sống lại. Nào anh em chẳng biết thân xác anh em là chi thể của Ðức Ki-tô sao ? ... Anh em đâu còn thuộc về mình nữa… Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em (x. l Cr 6, 13-15. 19-20).
1005 :
Muốn được phục sinh với Ðức Ki-tô, chúng ta phải cùng chết với Người, ta phải "lìa bỏ thân xác này để được ở bên Chúa" (2 Cr 5,8) Chết là "ra đi" (Pl 1, 23), hồn lìa khỏi xác. Hồn sẽ họp lại với xác trong ngày kẻ chết sống lại (x. SPF 28).
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

DỊCH BỆNH, ĐAU BUỒN… CỨ HÁT HALLELUIA


Trích bài giảng của thánh Âu-tinh, giám mục:
“Trên cõi đời này, dẫu còn phải âu lo, chúng ta hãy cứ hát lên Ha-lê-lui-a, để một ngày kia khi được yên ổn nơi cõi phúc, chúng ta vẫn có thể hát lên lời này.
Tại sao ở đời này ta phải âu lo ? Tôi đọc thấy thế này : Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời thử thách sao, mà bạn lại bảo tôi đừng lo lắng ư ? Tôi nghe dạy thế này : Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ, mà bạn lại bảo tôi đừng lo lắng ư ? Cám dỗ quá nhiều, đến nỗi Chúa phải truyền dạy chúng ta cầu nguyện thế này : Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con, mà bạn lại bảo tôi đừng lo lắng ư ?
Ngày ngày phải cầu xin, vì ngày ngày ta mắc tội. Ngày ngày tôi phải xin tha tội, xin cứu nguy, mà bạn lại bảo tôi cứ yên lòng yên trí sao ? Thật vậy, vừa nhắc đến tội lỗi đã phạm : Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con, tôi đã phải nghĩ ngay đến hiểm nguy sắp tới và thêm : Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ. Dân hạnh phúc làm sao được khi còn phải cùng tôi kêu cầu : Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ.
Tuy vậy, thưa anh em, ngay khi gặp sự dữ như thế, chúng ta cũng cứ hát Ha-lê-lui-a mừng Thiên Chúa nhân lành là Đấng cứu chúng ta khỏi sự dữ. Chúng ta hãy cứ hát Ha-lê-lui-a cùng với mọi người, dầu đang gặp hiểm nguy, dầu đang chịu cám dỗ. Thánh Phao-lô nói : Thiên Chúa là Đấng trung tín : Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức. Vậy giờ đây, chúng ta hãy hát Ha-lê-lui-a.
Bây giờ, con người mắc tội, nhưng Thiên Chúa trung tín. Thánh Tông Đồ không bảo là Thiên Chúa không để anh em bị thử thách, mà nói : Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức. Nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho lối thoát, để anh em có sức chịu đựng. Bạn gặp thử thách, nhưng Thiên Chúa sẽ cho lối thoát để bạn khỏi quỵ ngã trong thử thách. Như chiếc bình trong tay thợ gốm, bạn được lời giảng dạy nắn đúc và được gian truân tôi luyện. Nhưng khi gặp thử thách, bạn hãy nhớ là mình có lối thoát, vì Thiên Chúa trung tín : Người gìn giữ bạn lúc ra vào lui tới…” (Halleluia : Chúc tụng Chúa)
Đọc tiếp »

MỤC VỤ THÁNG 12 GIÁO XỨ CÙ MI: Xin Thánh Thần đổi mới chúng con sống năm phụng vụ mới…


Đọc tiếp »

Thánh Gioan Kim Khẩu:

"Bao lâu là chiên, bấy lâu ta thắng. Cho dù vô số sói dữ vây quanh, ta vẫn thắng. Nhưng nếu là sói, ta sẽ thua : vì không còn được Đấng Chăn Chiên trợ giúp. Thật vậy, Chúa không chăn sói, chỉ chăn chiên. Người sẽ bỏ rơi và xa lánh bạn, vì bạn không để cho Người bày tỏ quyền năng.
Người muốn nói thế này : Khi sai anh em đi giữa sói rừng, Thầy truyền cho anh em hãy nên như chiên, và như bồ câu. Thầy đã có thể làm ngược lại, không sai anh em đi để gặp phải điều dữ, cũng không nộp anh em như nộp chiên cho sói, nhưng có thể làm cho anh em nên hùng mạnh hơn sư tử..." (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

THƯ MỤC VỤ MÙA VỌNG và GIÁNG SINH của ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

Đọc tiếp »

TÔI CHỊU GIAN TRUÂN ĐỂ ANH EM CHÁY LỬA MẾN CHÚA...


Trích thư của thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh gửi các chủng sinh chủng viện Kẻ Vĩnh năm 1843 :
"Tôi là Phao-lô, đang bị xiềng xích vì Đức Ki-tô. Tôi muốn nói cho anh em biết những gian truân tôi đang chịu hằng ngày, để anh em được cháy lửa yêu mến Chúa mà hợp với tôi dâng lời ca ngợi Thiên Chúa : Chúa yêu thương ta đến muôn đời.
Ngục thất này quả là một hình ảnh sống động của hoả ngục đời đời : ngoài gông cùm, xiềng xích, dây thừng, lại còn thêm sự nóng giận, oán thù, nguyền rủa, những lời tục tĩu, những sự gây gỗ, những hành vi xấu xa, những lời thề gian, nói hành, và cả nỗi chán nản, buồn phiền, cả ruồi muỗi rận rệp.
Nhưng Đấng đã giải thoát ba người thanh niên khỏi ngọn lửa bừng bừng vẫn luôn ở cùng tôi ; Người cũng đã giải thoát tôi khỏi những sự khốn khó này bằng cách làm cho trở nên ngọt ngào : Chúa yêu thương ta đến muôn đời.
Những cực hình này thường làm cho người khác buồn sầu, nhưng nhờ ơn Chúa giúp, tôi vẫn đầy vui sướng hân hoan, bởi vì tôi không chỉ có một mình, nhưng có Đức Ki-tô ở cùng tôi. Người là Thầy của chúng ta, Người mang tất cả sức nặng của thập giá, chỉ để cho tôi đỡ phần nhẹ nhất. Người không chỉ nhìn tôi chiến đấu, mà chính Người đang chiến đấu và chiến thắng. Vì thế, triều thiên vinh quang đã được đặt trên đầu Người, nhưng chi thể cũng được hân hoan vì vinh quang của đầu..."
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Thánh Gioan Phaolô II, giảng lễ phong thánh TĐVN, 19/06/1988 :



“... Tôi chào tất cả các anh em Giám Mục, cũng như Giáo dân của Tây Ban Nha, Pháp quốc và Phi Luật Tân, những xứ sở mà trong suốt ba thế kỷ đã góp phần vào việc truyền giáo tại Việt Nam. Tất cả tuôn về Rôma hôm nay để tưởng niệm những người anh em trước kia là Thừa Sai xuất xứ từ ba quốc gia này.
Một tư tưởng ưu ái xin gửi tới các Linh Mục Đa Minh thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Mân Côi đã thành lập từ bốn thế kỷ, và Hội Thừa Sai Paris đã cống hiến một số đông đảo Giám Mục và Linh Mục, mà hôm nay chúng ta sùng kính như những vị Tử Đạo vì Đức Tin, vì đã rao giảng lời Chúa.
Một cách đặc biệt cha gửi lời chào tất cả anh chị em Việt Nam, hiện là thành phần Giáo đoàn thế giới, hôm nay từ bốn phương trời: Mỹ Châu, Á Châu, Úc Châu và Âu Châu tuôn về địa điểm này. Cha biết rằng các con đang ôm nặng ước nguyện tôn vinh các vị Tử Đạo đồng hương, nhưng trong thâm tâm còn tự cảm nhu cầu đứng chung quanh các vị Thánh - để xe kết tình huynh đệ kết nghĩa, thương mến hiện đang phập phồng trong đáy lòng vì nghĩ đến giang sơn gấm vóc ở xa. Hướng về quê hương này các con hoài cảm, luyến ái, nhớ nhung, là vì giữa thời gian phiêu bạt các con cố tìm ra một giây phút cảm thông với nhau và cùng chung sống niềm hy vọng.
Lên tiếng với các con để hô vang Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Tất cả chúng ta hôm nay gởi lời cám ơn các con vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Việt Nam các con đã nêu cao, bất cứ các Ngài là con dân Việt Nam, hay là những vị Thừa Sai xuất xứ từng những nước đã in sâu mầm mống Đức Tin Chúa Kitô.
Làm sao kể lại cho hết ? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong đó 8 vị Giám Mục, 50 Linh Mục, 59 Giáo dân, trong số đó một phụ nữ là Thánh Agnès Lê Thị Thành mẹ của sáu người con.
Truyền thống còn ghi nhớ truyền thống chết vì Đạo của Giáo Hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được truyền Đạo, Giáo Hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo Hội Âu Châu xưa. Từng ngàn giáo dân Tử Đạo, từng trăm ngàn người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
...
Một lần nữa, hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: Máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong Đức Tin. Giữa anh em, Đức Tin của Tổ Tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai. Đức Tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần túy sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn là người tín hữu của Chúa Kitô. Ai là người tín hữu đều ý thức rằng lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kính nể tha nhân, yêu thương anh em, kính yêu Thiên Chúa cũng như tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia (I Pet. 2, 13-17). Do đó công ích của quốc gia vẫn là điểm người công dân có Đạo phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn và anh em đồng tín ngưỡng, như thế là để sống an bình với mọi người và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân...”
Đọc tiếp »

MỪNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24/11-Lễ Trọng








Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN NƠI BỨC TƯỜNG THAN KHÓC (ISRAEL)


Lời Chúa hôm nay, thứ ba tuần cuối (34 TN) diễn tả Chúa Giêsu nhìn xuyên qua vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng, nguy nga của đền thờ Giêrusalem, và thấy trước cảnh điêu tàn đổ nát của nó : “Khi ấy, nhân có mấy người nói về Đền Thờ lộng lẫy nguy nga với những phiến đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo : “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21, 5-6)…
Lạy Chúa, giữa đại dịch này, chúng con rất cần “ơn tiên tri” để thấy được những đớn đau, tang thương, chết chóc… xuyên qua bức màn “xanh” an toàn, nhộn nhịp, thịnh vượng… hầu luôn cảnh giác ngăn ngừa, đừng cho nó xảy ra… và không bất ngờ, tuyệt vọng nếu chẳng may nó đến…
Tạ ơn Chúa năm 2014 con đã đến đặt tay, úp mặt vào tường, cầu nguyện nơi bức tường than khóc của thành Giêrusalem, nơi Chúa đã khóc thương thành, như các Đức giáo hoàng, các tổng thống và hàng trăm triệu người… hiệp nhau cầu nguyện cho thế giới, sớm chấm dứt cảnh chiến tranh, dịch bệnh, điêu tàn, tan thương… xây dựng nền văn minh tình thương…
Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN KHI BỒN CHỒN... (ĐTC Phanxicô, 18/11/2020)


“... Cầu nguyện là cách làm dịu những bồn chồn. Chúng ta bồn chồn, luôn muốn có những sự vật trước khi yêu cầu được chúng, và chúng ta muốn có ngay. Sự bồn chồn này làm hại chúng ta. Và việc cầu nguyện biết cách làm dịu sự bồn chồn, biết cách biến nó thành sự sẵn sàng. Khi bồn chồn, tôi cầu nguyện và lời cầu nguyện mở trái tim tôi ra và khiến tôi cởi mở đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Trong những khoảnh khắc ngắn ngủi của Biến cố Truyền Tin, Đức Trinh Nữ Maria biết cách bác bỏ sự sợ hãi, ngay cả khi cảm thấy lời “xin vâng” của mình sẽ mang đến cho mình những thử thách vô cùng khó khăn. Nếu trong việc cầu nguyện, chúng ta hiểu rằng mỗi ngày Thiên Chúa ban là một lời mời gọi, thì trái tim chúng ta sẽ mở rộng ra và chúng ta sẽ chấp nhận mọi sự. Chúng ta sẽ học cách nói: “Chúa muốn gì, lạy Chúa. Chỉ cần Chúa hứa với con rằng Chúa sẽ có mặt trên mỗi bước đường con đi”. Điều này rất quan trọng: cầu xin Chúa hiện diện trên mọi bước đường ta đi: để Người không bỏ rơi chúng ta một mình, để Người không bỏ rơi chúng ta trong cơn cám dỗ, để Người không bỏ rơi chúng ta trong những giờ phút tồi tệ. Kinh Lạy Cha kết thúc thế này: Ơn thánh mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta là cầu xin Chúa...” (ĐTC Phanxicô, 18/11/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

BỆNH, DỊCH…


Không biết có ai không bệnh không, nhưng tôi và nhiều người bị nó đeo bám hằng ngày. Nay dịch tràn lan, có khi quê hương Bình Thuận vượt quá 1000 ca trong ngày, chỉ đứng sau Sàigòn, nhiều giáo dân và người thân cũng nhiễm dịch bệnh…
GIÁO LÝ CÔNG GIÁO nói về bệnh tật giúp ta cảm thấu phận mình và cảm thông nỗi thống khổ của các bệnh nhân… Xin Chúa giúp ta được thanh luyện từ dịch bệnh, không ngã lòng nhưng vững tin, tha thiết khẩn cầu Chúa Giêsu, là vua nhân hậu và là lương y chữa lành chúng ta và thế giới :
1500 :
Bệnh tật và đau khổ là những thử thách nặng nề nhất trong cuộc sống con người. Khi lâm bệnh, con người cảm nghiệm sự bất lực, giới hạn và sự hữu hạn của mình. Bệnh tật khiến con người ý thức về cái chết nhiều hơn.
1501 :
Bệnh tật có thể làm cho con người xao xuyến, yếm thế, đôi khi đưa tới tuyệt vọng và nổi loạn chống lại Thiên Chúa, nhưng cũng có thể làm cho con người chín chắn hơn, giúp họ nhận ra những điều phụ thuộc trong cuộc sống để biết quay về với những điều chính yếu. Thường bệnh tật hối thúc con người tìm kiếm Thiên Chúa và quay về với Người.
1502 :
Cựu Ước nhìn bệnh tật trong tương quan với Thiên Chúa. Con người than thở với Chúa về bệnh tật (x. Tv 38) và xin Người cứu chữa, vì Người là Chúa sự sống và sự chết (x. Tv 6,3; Is 38). Bệnh tật trở thành con đường hoán cải và Thiên Chúa có tha thì bệnh mới lành (x. Tv 32,5; 107,20; Mc 2, 5-12). Dân Ít-ra-en có kinh nghiệm rằng bệnh tật liên hệ cách bí nhiệm với tội lỗi và sự dữ; trung thành giữ luật Chúa sẽ được Người hoàn lại sự sống, "vì Ta là Chúa, là Lương Y của ngươi" (Xh 15,26). Ngôn sứ I-sai-a tin rằng đau khổ cũng có giá trị chuộc tội cho kẻ khác (x Is 53,11). Ông loan báo Thiên Chúa sẽ ban cho Xi-on một thời đại, lúc đó Người sẽ tha thứ mọi tội lỗi và chữa lành mọi bệnh tật (x. Is 33,34).
1503 :
Ðức Ki-tô cảm thương người bệnh tật và chữa lành nhiều kẻ yếu đau (x. Mt 7,24): đó là dấu chỉ tỏ tường Thiên Chúa viếng thăm Dân Người (Lc 7,16) và Nước Trời đã gần kề. Ðức Giê-su không những có quyền chữa bệnh nhưng còn có quyền tha tội (x. Mc 2,5-12): Người đến chữa lành con người, cả hồn lẫn xác; Người là Lương Y mà các bệnh nhân cần đến (x. Mc 2,17). Người cảm thương mọi bệnh nhân đến nỗi đồng hóa với họ : "Ta đau yếu, các ngươi đã chăm nom" (Mt 25,36). Lòng yêu thương Ðức Ki-tô dành cho những người đau yếu luôn thôi thúc các tín hữu đón nhận tất cả những người đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Tình yêu này là nguồn mọi cố gắng không ngừng để nâng đỡ những anh em đau khổ.
1504 :
Ðức Giê-su thường đòi các bệnh nhân phải tin (x. Mc 5,34; 9,23). Người dùng những dấu bề ngoài để chữa bệnh : nước miếng và việc đặt tay (x. Mc 7, 32-36; 8,22-25), bùn đất và rửa sạch (x. Ga 9,6tt). Các bệnh nhân tìm cách chạm đến Chúa (x. Mc 1,41; 3,10; 6,56), "vì có một năng lực tự nơi Người phát ra chữa tất cả mọi người" (Lc 6,19). Trong các bí tích, Ðức Ki-tô tiếp tục "chạm" đến để chữa lành chúng ta.
1505 :
Xúc động trước bao cảnh khổ đau, Ðức Giê-su không những để cho bệnh nhân chạm đến Người nhưng còn nhận lấy đau khổ của họ làm của mình : "Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta" (x. Mt 8,17; Is 53,4). Tuy nhiên, Người đã không chữa mọi bệnh nhân. Việc Người chữa lành là dấu chỉ Nước Trời đang đến, loan báo việc chữa lành tận căn : đó là toàn thắng trên tội lỗi và cái chết nhờ cuộc Vượt Qua của Người. Trên thập giá, Ðức Ki-tô đã mang lấy tất cả mọi gánh nặng của sự dữ. Người "xóa tội trần gian" (Ga 1,29) mà bệnh tật chỉ là một hậu quả. Khi chịu nạn và chịu chết trên thánh giá, Ðức Ki-tô đã đem lại một ý nghĩa mới cho đau khổ : đau khổ giúp chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Ðức Ki-tô và liên kết chúng ta với cuộc khổ nạn cứu độ của Người.
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ


Hôm nay lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ, Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, cử hành Thánh Lễ trong “vùng vàng” theo qui định chỉ có 10 người, dù có 4 người hát lễ, vẫn còn hai thừa tác viên đọc sách… nhưng bầu khí âm thầm lạ thường trong ngày tôn vinh Vua cả trời đất.
Sau lễ cầu nguyện với kinh thần vụ sáng, tự nhiên nhớ lại lần lên núi kính viếng tượng Chúa Kitô Vua nổi tiếng thế giới ở Brazil trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day-28th) 2013 tại Rio de Janeiro… chuyến đi dài nhất, rất quí vì lần đầu đồng tế với ĐTC, các GM và LM khắp nơi trên thế giới… chắc không thể đến đó lần 2 !
Lạy Vua muôn vua, chỉ có Ngài mới giải thoát chúng con khỏi dịch bệnh này !


Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

LỄ CHÚA KI-TÔ VUA, Lễ trọng

Ca nhập lễ
Con Chiên đã bị giết
nay xứng đáng lãnh nhận
thần tính và uy quyền,
khôn ngoan cùng sức mạnh,
danh dự với vinh quang.
Kính dâng Người vinh dự và quyền năng
đến muôn thuở muôn đời.
Bài đọc 1
Bài trích sách ngôn sứ Đa-ni-en.
13Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa :
có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.
Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành
và được dẫn đưa tới trình diện.
14Đấng Lão Thành trao cho Người
quyền thống trị, vinh quang và vương vị ;
muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ
đều phải phụng sự Người.
Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu,
không bao giờ mai một ;
vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.
Đáp ca
Đ
Chúa là vua hiển trị,
Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.
Chúa là Vua hiển trị,
Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào,
Người lấy dũng lực làm cân đai.
Chúa là vua hiển trị,
Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.
Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển.
Ngai vàng Chúa kiên cố tự ngàn xưa :
Ngài hiện hữu tự muôn ngàn đời.
Chúa là vua hiển trị,
Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.
Lạy Chúa, thánh chỉ Ngài thật là bền vững,
nơi đền vàng rực lên toàn thánh thiện
triền miên qua mọi thời.
Chúa là vua hiển trị,
Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.
Bài đọc 2
Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
5 Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, 6 làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người : kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men ! 7 Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế ! A-men !
8 Đức Chúa là Thiên Chúa phán : “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng.”
Tung hô Tin Mừng
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
33b Khi ấy, quan Phi-la-tô nói với Đức Giê-su rằng : “Ông có phải là vua dân Do-thái không ?” 34 Đức Giê-su đáp : “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi ?” 35 Ông Phi-la-tô trả lời : “Tôi là người Do-thái sao ? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì ?” 36 Đức Giê-su trả lời : “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.” 37 Ông Phi-la-tô liền hỏi : “Vậy ông là vua sao ?” Đức Giê-su đáp : “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”
Đọc tiếp »

CHẾT, Tháng 11 nhớ người đã chết.


Tối hôm qua, 19/11/2021, cả nước tưởng niệm hơn 23.300 người Việt chết vì covid…
GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992, dạy chúng ta về cái chết qua các số :
1006 :
Trước cái chết, bí ẩn về thân phận con người lên cao đến tột độ" (x. GS 18). Con người phải chết, đó là điều tự nhiên. Nhưng, đức tin cho chúng ta biết, chết là "tiền công trả cho tội lỗi" (Rm 6, 23) (x. St 2, 17). Và đối với người chết trong ân sủng Ðức Ki-tô, chết là tham dự vào cái chết của Chúa để cùng được tham dự vào sự Phục Sinh của Người (x. Rm 6, 3-9; Pl 3, 10-11).
1007 :
Chết là chấm dứt cuộc đời trần thế. Cuộc đời chúng ta được tính bằng thời gian. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta thay đổi, già đi rồi chết, bình thường như mọi sinh vật khác trên mặt đất. Thực tại này cho chúng ta một cái nhìn bức thiết hơn về cuộc sống. Nhớ đến cái chết, chúng ta phải nhớ là đời người có hạn:
"Vào thời thanh xuân, con hãy nhớ đến Ðấng Sáng Tạo ... trước khi bụi trở về với đất như cũ và sinh khí trở về với Ðấng đã ban nó cho con" (x. Giảng viên 12, 1. 7).
1008 :
Chết là hậu quả của tội lỗi. Khi chính thức giải thích những điều Thánh Kinh (x. St 2, 17;3, 3;3, 19;Sg 1, 13;Rm 5, 12;6, 23) và Thánh Truyền khẳng định, Huấn quyền của Hội Thánh dạy rằng cái chết đã vào trần gian vì con người đã phạm tội (x. DS 1511). Mặc dù theo bản tính tự nhiên con người phải chết, nhưng Thiên Chúa đã muốn nó không phải chết. Cái chết đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa sáng tạo và nó bước vào trần gian như hậu quả của tội lỗi (x. Kn 2, 23-24). "Giả như con người không phạm tội thì đã không phải chết" (x. GS 18), nên "cái chết là kẻ thù cuối cùng con người cần phải chiến thắng" (x. 1Cr 15, 26).
1009 :
Cái chết được biến đổi nhờ Ðức Ki-tô. Dù là Con Thiên Chúa, Ðức Giê-su đã chịu chết vì mang thân phận con người. Ðứng trước cái chết, tuy sợ hãi (x. Mc 14, 33-34; Dt 5, 7-8), Người đã chấp nhận nó vì hoàn toàn và tự nguyện tùng phục ý Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Ðức Giê-su đã biến đổi cái chết từ chỗ là lời nguyền rủa trở thành lời chúc lành (x. Rm 5, 19-21).
1010 :
Nhờ Ðức Ki-tô, chết mang một ý nghĩa tích cực. "Ðối với tôi, sống là Ðức Ki-tô và chết là một mối lợi" (Pl 1, 21). "Ðây là lời đáng tin cậy : Nếu ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống với Người" (2 Tm 2, 11). Ki-tô giáo đem lại ý nghĩa mới cho cái chết : nhờ bí tích Thánh Tẩy, Ki-tô hữu đã "cùng chết với Ðức Ki-tô" cách bí nhiệm để sống một đời sống mới. Nếu chúng ta chết trong ân sủng Ðức Ki-tô, cái chết thể xác sẽ kết thúc việc "cùng chết với Ðức Ki-tô" mỗi ngày để hoàn tất việc tháp nhập chúng ta vĩnh viễn vào Người nhờ công trình cứu độ của Người:
Ðối với tôi, chết trong Ðức Giê-su Ki-tô còn hơn là được cai trị cả thế gian. Tôi đang đi tìm Ðấng đã chết cho chúng ta: tôi đang khao khát Ðấng đã phục sinh cho chúng ta. Giờ tôi được sinh ra (trong cuộc sống vĩnh cửu) đã gần kề ... Anh em hãy để tôi nhận lãnh ánh sáng tinh tuyền, khi nào tôi tới được đó, tôi mới thực sự là một con người (x. T. Inhaxio Antiôkia, thư gởi giáo đoàn Rô-ma 6, 1-2).
1011 :
Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Người. Vì thế đối với cái chết, Ki-tô hữu có thể mong ước như Thánh Phao-lô : "Ao ước của tôi là ra đi để được ở với Ðức Ki-tô" (Pl 1, 23); theo gương Ðức Ki-tô, họ có thể biến cái chết của mình thành một hành vi vâng phục và yêu mến đối với Chúa Cha (x. Lc 23, 46).
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN CHO HƠN 23.000 NGƯỜI VIỆT QUA ĐỜI VÌ COVID !



Đọc tiếp »

Lc 19:

1 Khi ấy, Đức Giê-su vào Giê-ri-khô, đi ngang qua thành phố ấy. 2 Ở đó có một người tên là Da-kêu ; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. 3 Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. 4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. 5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông : “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” 6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. 7 Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau : “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ !” 8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng : “Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo ; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” 9 Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng : “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. 10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”
At that time, Jesus came to Jericho and intended to pass through the town.
Now a man there named Zacchaeus, who was a chief tax collector and also a wealthy man, was seeking to see who Jesus was; but he could not see him because of the crowd, for he was short in stature. So he ran ahead and climbed a sycamore tree in order to see Jesus, who was about to pass that way. When he reached the place, Jesus looked up and said to him, "Zacchaeus, come down quickly, for today I must stay at your house."
And he came down quickly and received him with joy. When they all saw this, they began to grumble, saying, "He has gone to stay at the house of a sinner." But Zacchaeus stood there and said to the Lord, "Behold, half of my possessions, Lord, I shall give to the poor, and if I have extorted anything from anyone I shall repay it four times over." And Jesus said to him, "Today salvation has come to this house because this man too is a descendant of Abraham. For the Son of Man has come to seek and to save what was lost."
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Lc 18:

1 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2 Người nói : “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông : ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ 4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng : ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc’.”
6 Rồi Chúa nói : “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó ! 7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao ? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi ? 8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”
Jesus told his disciples a parable about the necessity for them to pray always without becoming weary. He said,
"There was a judge in a certain town who neither feared God nor respected any human being.
And a widow in that town used to come to him and say, 'Render a just decision for me against my adversary.'
For a long time the judge was unwilling, but eventually he thought, 'While it is true that I neither fear God nor respect any human being, because this widow keeps bothering me I shall deliver a just decision for her lest she finally come and strike me.'"
The Lord said, "Pay attention to what the dishonest judge says. Will not God then secure the rights of his chosen ones who call out to him day and night? Will he be slow to answer them? I tell you, he will see to it that justice is done for them speedily. But when the Son of Man comes, will he find faith on earth?"
Đọc tiếp »

Lc 17:

26 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Cũng như thời ông Nô-ê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. 27 Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu, và nạn hồng thuỷ ập tới, tiêu diệt tất cả. 28 Sự việc cũng xảy ra giống như vậy trong thời ông Lót : thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây cất. 29 Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Xơ-đôm, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả. 30 Sự việc cũng sẽ xảy ra như thế, ngày Con Người được mặc khải.
31 “Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở dưới nhà, thì đừng xuống lấy. Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay trở lại. 32 Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót. 33 Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống. 34 Thầy nói cho anh em biết : đêm ấy, hai người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. 35 Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. 36 Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại.” 37 Các môn đệ lên tiếng hỏi Đức Giê-su : “Thưa Thầy, ở đâu vậy ?” Người nói với các ông : “Xác nằm đâu, diều hâu tụ đó.”
Jesus said to his disciples: “As it was in the days of Noah, so it will be in the days of the Son of Man;
they were eating and drinking, marrying and giving in marriage up to the day that Noah entered the ark, and the flood came and destroyed them all.
Similarly, as it was in the days of Lot: they were eating, drinking, buying, selling, planting, building;
on the day when Lot left Sodom, fire and brimstone rained from the sky to destroy them all.
So it will be on the day the Son of Man is revealed.
On that day, a person who is on the housetop and whose belongings are in the house must not go down to get them, and likewise a person in the field must not return to what was left behind.
Remember the wife of Lot.
Whoever seeks to preserve his life will lose it, but whoever loses it will save it.
I tell you, on that night there will be two people in one bed; one will be taken, the other left.
And there will be two women grinding meal together; one will be taken, the other left."
They said to him in reply, "Where, Lord?" He said to them, "Where the body is, there also the vultures will gather."
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

ĐTC PHANXICÔ GIẢNG LỄ NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI NGHÈO


14/11/2021 :
“…Chúng ta đang ở trong một lịch sử được đánh dấu bằng những khổ nạn, bạo lực, đau khổ và bất công, đang chờ đợi một sự giải phóng dường như không bao giờ đến. Trên tất cả, đó là những người nghèo, những mắt xích mỏng manh nhất trong dây chuyền, những người bị tổn thương, bị áp bức và đôi khi bị nghiền nát. Ngày Thế Giới Người Nghèo, mà chúng ta đang cử hành, đòi hỏi chúng ta đừng quay lưng lại, đừng ngại nhìn kỹ vào nỗi đau khổ của những người yếu đuối nhất, mà bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến rất phù hợp: mặt trời của cuộc đời họ thường bị che khuất bởi sự cô đơn, vầng trăng mong đợi của họ bị dập tắt; những ngôi sao trong giấc mơ của họ đã rơi vào cảnh cam chịu và chính sự tồn tại của họ mới là điều đáng buồn. Tất cả những điều này là do bởi cái nghèo mà họ thường bị ép buộc, họ là những nạn nhân của sự bất công và bất bình đẳng của một xã hội lãng phí…
Kitô Hữu chúng ta cần làm gì khi đối mặt với thực tế này? Thưa: Chúng ta được yêu cầu nuôi dưỡng hy vọng của ngày mai bằng cách chữa lành nỗi đau của ngày hôm nay…
Và hôm nay, như thể Giáo hội đang nói với chúng ta rằng: “Hãy dừng lại và gieo hy vọng nơi sự nghèo khó. Đến gần người nghèo và gieo hy vọng”. Hy vọng của người đó, hy vọng của anh chị em và hy vọng của Giáo hội. Điều này được yêu cầu nơi chúng ta: giữa những tàn tích hàng ngày của thế giới, những người xây dựng hy vọng không mệt mỏi; sáng lên khi mặt trời sắp tắt nắng; trở thành nhân chứng của lòng trắc ẩn trong khi sự phân tâm ngự trị xung quanh; trở thành những người yêu thích và chăm chú giữa sự thờ ơ tràn lan, và là chứng nhân của lòng thương xót. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm điều tốt nếu không trải qua lòng trắc ẩn. Cùng lắm là chúng ta sẽ làm được những điều tốt đấy, nhưng điều đó không liên quan gì đến đường lối của Kitô Hữu vì chúng không chạm đến trái tim. Điều khiến chúng ta chạm đến trái tim của mình là lòng trắc ẩn: chúng ta đến gần, chúng ta cảm thấy mủi lòng và chúng ta thực hiện những cử chỉ âu yếm. Đúng với phong cách của Chúa: gần gũi, từ bi và dịu dàng…
Giống như những chiếc lá cây, chúng ta được kêu gọi hấp thụ ô nhiễm xung quanh chúng ta và biến nó thành tốt: chúng ta không cần phải nói về các vấn đề, những tranh cãi, những tai tiếng - tất cả chúng ta đều biết cách làm điều này, đó là chúng ta cần bắt chước những chiếc lá, không thu hút sự chú ý hàng ngày nhưng lặng lẽ biến không khí bẩn thành không khí sạch. Chúa Giêsu muốn chúng ta là những người “cải thiện”: những người, (Rô-ma 12, 21) hành động: bẻ bánh cho người đói, nỗ lực vì công lý, nâng cao người nghèo và phục hồi phẩm giá của họ, như người Samaritanô đã làm.
Thật là đẹp và có tính truyền giáo một Giáo Hội trẻ trung vượt ra khỏi chính mình và giống như Chúa Giêsu, loan báo tin mừng cho người nghèo (x. Lc 4,18). Tôi dừng lại ở tính từ đó, tính từ cuối cùng: một Giáo hội như vậy là trẻ trung; tuổi trẻ để gieo hy vọng. Đây là một Giáo hội tiên tri, với sự hiện diện của mình, nói với trái tim lạc lối và bị bỏ rơi của thế giới: “Can đảm lên, Chúa đã đến gần, vì anh em cũng có một mùa hè đến giữa lòng mùa đông. Ngay cả từ nỗi đau của anh chị em, hy vọng có thể sống lại”. Thưa anh chị em, chúng ta hãy mang cái nhìn hy vọng này đến với thế giới. Chúng ta hãy dịu dàng đón nhận người nghèo, gần gũi, với lòng trắc ẩn, không phán xét họ - để chúng ta khỏi bị phán xét. Vì ở đó, với họ, với người nghèo là Chúa Giêsu; bởi vì ở đó, trong họ, là Chúa Giêsu, Đấng đang chờ đợi chúng ta.”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.