Ads 468x60px

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Thứ sáu, Tuần IV-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Thứ tư, Tuần IV-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

MỤC TỬ NHÂN LÀNH (ĐTC Phanxicô, 25/04/2021)



“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh, cũng được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Tin Mừng (Ga 10,11-18) trình bày Chúa Giêsu là người mục tử đích thực, người bảo vệ, hiểu biết và yêu thương đàn chiên của mình...
Chúa Giêsu, người mục tử chân thật, luôn luôn bảo vệ chúng ta và cứu chúng ta khỏi bao nhiêu tình huống khó khăn, nguy hiểm nhờ ánh sáng lời Ngài và sức mạnh từ sự hiện diện của Ngài mà chúng ta luôn cảm nghiệm được nếu chúng ta muốn lắng nghe mỗi ngày...
Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành, biết chiên của mình và chiên biết Người (câu 14). Thật tuyệt vời và an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giêsu biết chúng ta từng người một, rằng chúng ta không phải là vô danh tiểu tốt đối với Ngài, rằng tên tuổi của chúng ta được Ngài biết đến! Chúng ta không phải là một hạt tí ti trong một “khối to lớn”, hay một trong “vô số” đối với Ngài, không. Chúng ta là những cá thể độc nhất vô nhị, mỗi người có câu chuyện riêng của mình, Người biết chúng ta và những câu chuyện riêng của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng của mình, bởi vì chúng ta đã được tạo ra và đã được cứu chuộc bởi Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta có thể nói: Chúa ơi, Chúa biết con! Từng người chúng ta có thể nói Chúa Giêsu biết tôi! Đó là sự thật, nó là như thế này: Ngài biết chúng ta không giống như những người khác. Chỉ có Ngài mới biết những gì trong lòng chúng ta, những dự định, những cảm xúc thầm kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của chúng ta, và luôn sẵn sàng chăm sóc cho chúng ta, để chữa lành vết thương lỗi lầm của chúng ta với lòng thương xót dư dật của Ngài. Nơi Ngài, hình ảnh mà các tiên tri đã đưa ra về người chăn dắt dân Chúa được ứng nghiệm hoàn toàn: Chúa Giêsu quan tâm đến bầy chiên của Ngài, Ngài gom chúng lại, Ngài băng bó các vết thương của chúng, Ngài chữa lành các bệnh tật của chúng. Chúng ta có thể đọc điều này trong Sách Tiên tri Ezekiel (xem Ez 34, 11-16).
Vì vậy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành bảo vệ, biết rõ và trên hết là yêu thương đàn chiên của Người. Và đây là lý do tại sao Ngài ban sự sống của Ngài cho họ (xem Ga 10, 15). Tình yêu dành cho chiên của mình, nghĩa là dành cho mỗi người trong chúng ta, sẽ dẫn đến cái chết trên thập tự giá. Vì đây là ý muốn của Thiên Chúa, là không ai bị hư mất. Tình yêu của Chúa Kitô không chọn lọc; tình yêu ấy bao trùm tất cả mọi người. Chính Ngài nhắc nhở chúng ta điều này trong Tin Mừng hôm nay khi Ngài nói: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16). Những lời này làm chứng cho mối quan tâm phổ quát của Ngài: Ngài là người chăn dắt mọi người. Chúa Giêsu muốn mọi người có thể đón nhận tình yêu của Chúa Cha và gặp gỡ Thiên Chúa.
Và Giáo Hội được mời gọi để thực hiện sứ mệnh này của Chúa Kitô. Bên cạnh những người tham gia vào cộng đoàn của chúng ta, phần lớn, rất nhiều người, chỉ tham gia vào những thời điểm cụ thể hoặc không bao giờ. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không phải là con cái Thiên Chúa: Chúa Cha giao phó mọi người cho Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, và Người đã hiến mạng sống mình vì mọi người.
Thưa anh chị em, Chúa Giêsu bảo vệ, biết và yêu thương chúng ta, tất cả mọi người. Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta là những người đầu tiên đón tiếp và bước theo Vị Mục Tử Nhân Lành, để cộng tác trong niềm vui sứ vụ của Người. (ĐTC Phanxicô, 25/04/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Chúa nhật, Tuần IV-PS

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Mục vụ tháng 5-2021

Ý CẦU NGUYỆN:Xin cho những người chịu trách nhiệm về tài chánh, biết làm việc với chính phủ, chỉnh đốn tài chánh cho phù hợp lợi ích quốc dân.
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần III-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Thứ sáu, Tuần III- Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

KHẨU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 21/04/2021)


“Lời cầu nguyện đầu tiên của con người luôn là khẩu nguyện : lời tụng thành tiếng. Môi luôn chuyển động trước tiên. Mặc dù tất cả chúng ta đều ý thức rằng cầu nguyện không có nghĩa là lặp lại các lời nói, tuy nhiên, cầu nguyện thành tiếng vẫn là điều chắc chắn nhất và luôn có thể thực hành được. Mặt khác, tình cảm, dù cao thượng đến đâu, cũng không luôn chắc chắn: chúng đến rồi đi, chúng rời bỏ chúng ta rồi quay trở lại. Không những thế, các ơn thánh của cầu nguyện cũng không thể đoán trước được: có lúc được an ủi rất nhiều, nhưng vào những ngày đen tối nhất, chúng dường như biến mất hoàn toàn. Lời cầu nguyện của trái tim là điều mầu nhiệm, và vào một số thời điểm nào đó, nó như không có. Thay vào đó, lời cầu nguyện trên môi được đọc thì thầm hoặc đọc thuộc lòng luôn luôn có thể tiếp cận được, và cũng cần thiết như lao động chân tay. Sách Giáo lý dạy chúng ta về điều này, và quả quyết rằng: “cầu nguyện thành tiếng là một yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Với các môn đệ, được lời cầu nguyện thầm lặng của Thầy mình lôi cuốn, Chúa Giêsu dạy một kinh cầu thành tiếng, đó là Kinh Lạy Cha” (số 2701). “Hãy dạy chúng con cách cầu nguyện”, các môn đệ xin Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu dạy họ một kinh cầu thành tiếng: Kinh Lạy Cha. Và mọi sự đều ở đó, trong kinh cầu đó…

Tất cả chúng ta nên có sự khiêm tốn của một số người cao niên, những vị, trong nhà thờ, có lẽ vì thính giác của họ không còn nhạy bén, nên đã đọc thầm những lời cầu nguyện mà họ đã học khi còn nhỏ, lấp đầy lòng nhà thờ bằng những lời thì thầm. Lời cầu nguyện đó không làm xáo trộn sự im lặng, nhưng làm chứng cho sự trung thành của họ đối với bổn phận cầu nguyện, được thực hành suốt đời các vị không hề sai chạy. Những người thực hành kiểu cầu nguyện khiêm nhường này thường là những người cầu bầu tuyệt vời trong các giáo xứ: họ là những cây sồi từ năm này qua năm khác vươn cành tỏa bóng mát cho số lượng người đông đảo nhất. Chỉ có Thiên Chúa mới biết khi nào và mức nào trái tim của họ đã được kết hợp với những lời cầu nguyện được họ đọc thành tiếng: chắc chắn các vị này cũng đã phải đối diện với những đêm đen và những khoảnh khắc trống rỗng. Nhưng các vị luôn có thể trung thành với lời cầu nguyện thành tiếng của mình. Nó giống như chiếc mỏ neo: người ta có thể giữ chặt sợi dây và mãi trung thành, bất chấp điều gì xảy ra.
...chúng ta không được coi thường việc cầu nguyện thành tiếng. Người ta dám nói rằng “À, kiểu này chỉ dành cho trẻ em, dành cho những người ngu dốt; Tôi tìm cách cầu nguyện trong tâm trí, suy niệm, khoảng trống bên trong để Thiên Chúa có thể đến với tôi… ” Xin làm ơn! Đừng sa vào thứ kiêu ngạo mà la rầy lối cầu nguyện thành tiếng. Đó là lời cầu nguyện của người đơn sơ, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy: Lạy Cha chúng con ở trên trời… Các lời chúng ta đọc nắm lấy tay chúng ta; đôi khi chúng khôi phục được hương vị, chúng đánh thức ngay cả những trái tim mê ngủ nhất; chúng đánh thức dậy những tâm tình mà chúng ta đã lãng quên xưa nay. Và chúng cầm tay dẫn chúng ta hướng tới việc cảm nghiệm Thiên Chúa, những lời này… Và trên hết, chúng là những lời duy nhất, một cách chắc chắn, đạo đạt lên Thiên Chúa những câu hỏi mà Người muốn nghe. Chúa Giêsu đã không để chúng ta trong một màn sương mù. Người nói với chúng ta: "Hãy cầu nguyện như thế này". Và Người dạy Kinh Lạy Cha (x. Mt 6, 9). (ĐTC Phanxicô, 21/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần III-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

GẶP CHÚA PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, 18/04/2021)


“Vào Chúa Nhật thứ ba của Lễ Phục Sinh, chúng ta trở lại Giêrusalem, đến Phòng Tiệc Ly, theo sự hướng dẫn của hai môn đệ Emmaus, là những người đã lắng nghe những lời của Chúa Giêsu một cách vô cùng xúc động trên đường đi và sau đó nhận ra Ngài “trong cử chỉ bẻ bánh” (Lc 24, 35). Giờ đây, tại Nhà Tiệc Ly, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra giữa nhóm các môn đệ và chào: “Bình an cho anh em!” (Câu 36). Nhưng, như Tin Mừng cho biết, họ sợ hãi và nghĩ rằng họ “nhìn thấy một bóng ma” (câu 37). Rồi Chúa Giêsu chỉ cho họ thấy những vết thương trên thân thể Người và nói: “Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây” (câu 39). Và để thuyết phục họ, Ngài xin thức ăn và ăn uống trước cái nhìn đầy kinh ngạc của họ (xem câu 41-42).

...
Đoạn Tin Mừng này được đặc trưng bởi ba động từ rất cụ thể, theo một nghĩa nào đó phản ánh đời sống cá nhân và cộng đồng của chúng ta: nhìn, chạm đến và ăn. Ba hành động có thể mang lại niềm vui cho cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu hằng sống.
Nhìn. “Hãy nhìn vào bàn tay và bàn chân của Thầy”, Chúa Giêsu nói. Nhìn không chỉ là thấy, nó còn hơn thế nữa, nó còn bao hàm cả ý định, ý chí. Đây là lý do tại sao nó là một trong những động từ của tình yêu. Bố mẹ nhìn con mình, những người yêu nhau nhìn nhau; bác sĩ tốt lành nhìn bệnh nhân một cách cẩn thận… Nhìn là bước đầu tiên để chống lại sự thờ ơ, chống lại sự cám dỗ quay mặt đi của một người trước những khó khăn và đau khổ của người khác. Nhìn. Tôi có nhìn thấy, hay nhìn vào Chúa Giêsu không?
Động từ thứ hai là chạm vào. Mời các môn đệ chạm vào Người, để thấy rằng Người không phải là ma - hãy chạm vào Thầy! Chúa Giêsu chỉ cho các Tông đồ và cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Người và với anh em của chúng ta không thể có “khoảng cách”, không có Kitô giáo ở khoảng cách xa xa, không có Kitô giáo chỉ ở mức độ nhìn. Tình yêu đòi buộc nhìn ngắm nhưng nó cũng yêu cầu gần gũi, nó yêu cầu tiếp xúc, và chia sẻ cuộc sống. Người Samaritanô nhân hậu không chỉ nhìn người đàn ông mà anh ta tìm thấy đã sống dở chết dở dọc đường: anh ta dừng lại, cúi xuống, chữa trị vết thương cho nạn nhân, chạm vào anh ta, chất anh ta lên lưng lừa và chở anh ta về quán trọ. Và với chính Chúa Giêsu cũng vậy: yêu mến Chúa có nghĩa là đi vào một sự hiệp thông sống động, một sự hiệp thông với Người.
Và sau đó chúng ta đến với động từ thứ ba, ăn, động từ này diễn tả rõ ràng con người chúng ta trong sự nghèo đói tự nhiên nhất của nó, tức là nhu cầu nuôi dưỡng bản thân để sống còn. Nhưng việc ăn uống, khi chúng ta làm điều đó với nhau, với gia đình hoặc bạn bè, cũng trở thành một biểu hiện của tình yêu, một biểu hiện của hiệp thông, của cử hành... Biết bao lần Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu sống chiều kích hiệp thông này với các môn đệ của Người, ngay cả với tư cách là Đấng Phục sinh. Đến mức bàn tiệc Thánh Thể đã trở thành dấu chỉ tiêu biểu cho cộng đồng Kitô hữu. Cùng nhau ăn và uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô: đây là trung tâm của đời sống Kitô hữu.
Thưa anh chị em, đoạn Tin Mừng này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không phải là một “bóng ma”, nhưng là một Bản thể sống động; rằng khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta, Ngài làm chúng ta vui mừng đến mức không tin, và khiến chúng ta kinh ngạc, với sự kinh ngạc mà chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa mới đem lại, bởi vì Chúa Giêsu là Đấng Hằng Sống. Kitô Giáo trước hết không phải là một học thuyết hay một lý tưởng luân lý, mà là một mối quan hệ sống động với Người, với Chúa Phục Sinh: chúng ta nhìn Người, chạm vào Người, được nuôi dưỡng nhờ Người và, được biến đổi bởi tình yêu của Người, để rồi chúng ta nhìn, chạm vào và nuôi dưỡng người khác như anh chị em với mình. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống kinh nghiệm ân sủng này.” (ĐTC Phanxicô, 18/04/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Chúa Nhật III-PS

Đọc tiếp »

SỨC MẠNH của CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“Những người nam, nữ thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng như những người khác. Thậm chí họ thực sự có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là việc cầu nguyện. Họ luôn múc từ “cái giếng” vô tận của Mẹ Giáo Hội. Nhờ cầu nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của họ, như dầu thường làm cho đèn. Và do đó, họ tiến bước trong đức tin và đức cậy. Các thánh, những vị thường ít được coi trọng trong con mắt thế gian, trên thực tế là những người nâng đỡ thế gian, không phải bằng vũ khí tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông - v.v. - nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.

Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi cảm kích luôn khiến chúng ta phải suy gẫm: “Khi Con Người đến, Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?” (Lc 18, 8/ hay Người sẽ chỉ tìm thấy các tổ chức, như các nhóm doanh nhân có đức tin, mọi sự được tổ chức tốt, thực hiện các việc bác ái, nhiều việc lắm, hay Người sẽ tìm thấy đức tin? "Khi Con người đến, liệu Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?" Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn muốn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện một cách kiên trì, không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn đức tin tiến tới và dẫn cuộc sống của chúng ta, những người yếu đuối và tội lỗi tiến tới, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn nó tiến tới một cách an toàn.
Câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta cần tự hỏi là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trái tim mình? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện chút chút theo các ý nghĩ của mình và sau đó làm cho ý nghĩ của mình thành lời cầu nguyện? Đó là một lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của Kitô hữu. Tôi nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.
Và đây là nhiệm vụ thiết yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Ngọn đèn đức tin soi sáng sẽ sửa chữa mọi sự như chúng thực sự vốn là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu đức tin. Nếu không, nó sẽ tắt ngúm. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường truyền giảng Tin Mừng, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy đường để tin cho tốt; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể chiếu sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có niềm tin mọi sự đều sụp đổ; và nếu không có lời cầu nguyện, đức tin sẽ bị dập tắt. Đức tin và lời cầu nguyện đi đôi với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, như căn nhà và trường học dạy hiệp thông, là căn nhà và trường học dạy đức tin và cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Thứ bảy, Tuần II-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh em một buổi sáng tốt đẹp! 
Giáo Hội là trường vĩ đại dạy ta cầu nguyện. Nhiều người trong chúng ta đã học cách thì thầm những lời cầu nguyện đầu tiên trong lòng cha mẹ hoặc ông bà. Có lẽ chúng ta trân trọng ký ức về mẹ về cha chúng ta, những người đã dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những khoảnh khắc hồi tưởng này thường là những khoảnh khắc trong đó cha mẹ lắng nghe một bí quyết thân thiết nào đó và có thể cho chúng ta lời khuyên được Tin Mừng truyền cảm hứng. Sau đó, khi lớn thêm, người ta có những cuộc gặp gỡ khác, với những nhân chứng và những thầy dạy cầu nguyện khác (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2686-2687). Nhớ lại những điều đó quả là việc tốt lành.
Cuộc sống của một giáo xứ và mỗi cộng đồng Kitô hữu được đánh dấu bằng những khoảnh khắc phụng vụ và cầu nguyện cộng đồng. Chúng ta đã ý thức được rằng ơn phúc chúng ta nhận được một cách đơn sơ khi còn thơ ấu là một di sản tuyệt vời, một cơ nghiệp phong phú và kinh nghiệm cầu nguyện ngày càng đáng được thâm hậu hóa nhiều hơn (xem sđd, 2688).
Tấm áo đức tin không cứng ngắc, nhưng phát triển cùng với chúng ta; nó không cứng ngắc, nó phát triển, thậm chí nhờ những khoảnh khắc khủng hoảng và hồi sinh. Trên thực tế, không có sự trưởng thành nào mà không có những khoảnh khắc khủng hoảng vì khủng hoảng khiến anh chị em trưởng thành. Trải qua khủng hoảng là điều cần thiết để trưởng thành. Và hơi thở của đức tin là việc cầu nguyện: chúng ta lớn lên trong đức tin bao lâu chúng ta học cách cầu nguyện. Sau những bước quá độ nào đó trong cuộc sống, chúng ta ý thức được rằng nếu không có đức tin, chúng ta rất có thể không thoát được và sức mạnh của chúng ta là việc cầu nguyện - không chỉ là việc cầu nguyện của bản thân, mà còn là việc cầu nguyện của anh chị em chúng ta, của cộng đồng đã đồng hành và hỗ trợ chúng ta, của những người biết chúng ta, những người chúng ta xin cầu nguyện cho chúng ta nữa...” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần II-Mùa PS


 

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Thứ năm, Tuần II-Mùa PS


Đọc tiếp »

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

VẾT THƯƠNG CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)


“Sau khi sự bình an trong lòng được phục hồi và sự tha thứ nâng các môn đệ đứng dậy, đây là ân sủng thứ ba mà Chúa Giêsu thương xót các môn đệ: Ngài ban cho họ những vết thương. Từ những vết thương đó, chúng ta được chữa lành (x. 1 Pt 2, 24; Is 53, 5).

Nhưng làm thế nào để một vết thương có thể chữa lành chúng ta? Thưa: với lòng thương xót. Trong những vết thương đó, giống như Tông đồ Tôma, chúng ta chạm vào bằng bàn tay của mình để thấy rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến tận sâu thẳm, rằng Người đã biến vết thương của chúng ta thành của riêng Người, rằng Người đã mang những yếu đuối của chúng ta vào cơ thể của Người. Những vết thương này là những kênh thông thoáng giữa Ngài và chúng ta, là những kênh thương xót đổ xuống trên những đau khổ của chúng ta. Những vết thương này là những con đường mà Thiên Chúa đã mở rộng cho chúng ta để chúng ta bước vào sự dịu dàng của Ngài và chạm vào Nhiệm thể Ngài bằng đôi tay của chúng ta. Và chúng ta không còn chút nghi ngờ nào về lòng thương xót của Người. Bằng cách yêu mến, hôn lên vết thương của Người, chúng ta khám phá ra rằng tất cả những nhược điểm của chúng ta đều được hoan nghênh trong sự dịu dàng của Người. Điều này xảy ra trong mọi Thánh lễ, nơi Chúa Giêsu dâng hiến cho chúng ta Thân thể bị thương và đã phục sinh của Người: chúng ta chạm vào Người và Người chạm vào cuộc đời của chúng ta. Và điều đó làm cho Thiên đường xuống trong chúng ta.
Những vết thương phát sáng của Người xuyên thủng bóng tối mà chúng ta mang bên trong. Và chúng ta, giống như Thánh Tôma, tìm thấy Chúa, chúng ta khám phá ra Ngài thân mật và gần gũi, và xúc động khi nói với Ngài: “Lạy Chúa và là Chúa của con!” (Ga 20, 28). Và mọi thứ đều bắt nguồn từ đây, từ ơn của người được thương xót. Từ đây bắt đầu cuộc hành trình của Kitô hữu. Mặt khác, nếu chúng ta dựa vào khả năng của mình, vào hiệu quả của các công trình và dự án của chúng ta, chúng ta sẽ không tiến xa được. Chỉ khi chúng ta chào đón tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể ban tặng một điều gì đó mới mẻ cho thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA PHỤC SINH BAN THÁNH THẦN THA TỘI (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)


“Chúa Giêsu thương xót các môn đệ bằng cách ban Chúa Thánh Thần cho họ. Ngài ban Thánh Thần để các ngài có năng quyền tha tội (Ga 20, 22-23). Các môn đệ là những người có tội, họ đã chạy trốn bỏ rơi Thầy. Và tội lỗi ám ảnh, cái ác có giá của nó. Tội lỗi của chúng ta, theo Thánh Vịnh (xem 51: 5), luôn ở trước mặt chúng ta. Chúng ta không thể hủy bỏ nó một mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể loại trừ, chỉ có Ngài với lòng thương xót mới làm cho chúng ta thoát ra khỏi những đau khổ sâu xa nhất của chúng ta.

Giống như những môn đệ đó, chúng ta cần cho phép mình được tha thứ, và nói từ tận đáy lòng: “Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi con”. Hãy mở rộng trái tim để cho phép mình được tha thứ. Sự tha thứ trong Chúa Thánh Thần là ân sủng Phục sinh để được phục sinh từ bên trong. Chúng ta hãy xin ơn đón nhận Người, đón nhận bí tích tha tội. Và xin ơn để hiểu rằng ở trung tâm của bí tích hòa giải không phải là chúng ta với tội lỗi của mình, mà là Thiên Chúa với lòng thương xót của Người.
Chúng ta không đi xưng tội để suy sụp, nhưng để làm cho chúng ta được phục hồi. Chúng ta cần đến bí tích hòa giải rất nhiều, tất cả mọi người đều cần. Chúng ta cần bí tích hòa giải như những đứa trẻ nhỏ, mỗi khi ngã, chúng cần được bố mẹ nâng lên. Chúng ta cũng thường xuyên sa ngã. Và bàn tay của Chúa Cha đã sẵn sàng để giúp chúng ta đứng dậy và tiếp tục bước đi. Bàn tay an toàn và đáng tin cậy này là bí tích hòa giải. Đó là Bí tích nâng chúng ta lên, không để chúng ta nằm trên mặt đất mà khóc trên những sàn cứng của những sa ngã. Đó là bí tích của sự phục sinh, đó là lòng thương xót thuần khiết. Và bất cứ ai nhận được bí tích hòa giải phải làm cho chính mình cảm nhận được sự ngọt ngào của lòng thương xót.
Và đây là cách của các cha giải tội khi tiếp nhận lời xưng thú của mọi người: hãy làm cho mọi người cảm nhận được sự ngọt ngào của lòng thương xót của Chúa Giêsu, Đấng đã tha thứ mọi sự. Chúa tha thứ mọi sự.” (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Thứ ba, Tuần II-Mùa PS

Đọc tiếp »

BÌNH AN CHO ANH EM (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)



“Ngay từ đầu, Chúa Giêsu mang lại cho các môn đệ ơn bình an. Những môn đệ này đã rất đau khổ. Họ đã nhốt mình trong nhà vì sợ hãi, vì sợ bị bắt và kết cục cũng sẽ như Thầy. Nhưng không chỉ đóng cửa nhà, các ngài còn đóng kín cửa tâm hồn trong sự hối hận. Các ngài đã bỏ rơi và chối Chúa Giêsu. Các ngài cảm thấy mình chẳng có khả năng gì, chẳng được ơn ích gì, và sai lầm. Chúa Giêsu đến và lặp lại hai lần: “Bình an cho anh em!”. Người không mang lại một sự bình an giúp loại bỏ những vấn đề bên ngoài, mà là một sự bình an giúp khơi dậy sự tự tin bên trong. Không phải bình an bên ngoài, mà là bình an trong lòng. Người nói: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20:21). Như thể Người đang nói: “Thầy sai anh em đi bởi vì Thầy tin tưởng anh em”. Những môn đệ thất vọng đó được làm hòa với chính mình.

Sự bình an của Chúa Giêsu khiến họ chuyển từ hối hận sang sứ mệnh. Trên thực tế, sự bình an của Chúa Giêsu làm phát sinh sứ mệnh. Bình an của Chúa không phải là sự yên tĩnh, nó không phải là sự nhàn nhã, nhưng là sự đi ra khỏi chính mình. Sự bình an của Chúa Giêsu giải thoát khỏi sự khép kín làm tê liệt, và phá vỡ xiềng xích giam giữ trái tim. Và các môn đệ cảm thấy đầy lòng thương xót: họ cảm thấy rằng Thiên Chúa không lên án họ, không sỉ nhục họ, nhưng tin tưởng vào họ. Vâng, Người tin vào chúng tôi nhiều hơn chúng tôi tin vào chính mình. “Ngài yêu chúng ta nhiều hơn chúng ta yêu chính chúng ta” (xem Thánh John Henry Newman, Suy niệm và Tôn sùng, III, 12:2). Đối với Chúa không ai bất tài, không ai vô dụng, không ai bị loại trừ. Hôm nay Chúa Giêsu lặp lại một lần nữa: “Bình an cho anh em, là những người quý giá trong mắt Thầy. Bình an cho anh em, là những người quan trọng với Thầy. Bình an cho anh em, là những người có sứ mệnh. Không ai có thể làm điều đó thay cho anh em. Anh em là những người không thể thay thế được. Và Thầy tin vào anh em”. (ĐTC Phanxicô, 11/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

THƯ MỤC VỤ: Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu 2021

Đọc tiếp »

Trích thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôxê, chương 3 :


Anh em đã được sống lại cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. 2 Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. 3 Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. 4 Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.

5 Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em : ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam ; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. 6 Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục. 7 Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy. 8 Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó : nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục.
9 Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, 10 và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu. 11 Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người.
12 Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. 13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. 14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. 15 Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.
16 Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. 17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
Đọc tiếp »

Chúa nhật II-PS


 

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Thứ bảy, Tuần Bát nhật Phục Sinh


Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

CÁC THÁNH (ĐTC Phanxicô, 07/04/2021)


 “...Cầu nguyện luôn được tái sinh: mỗi lần chúng ta nắm tay nhau và mở rộng tâm hồn với Thiên Chúa, chúng ta thấy mình được đồng hành với các vị thánh vô danh và các vị thánh được công nhận, những vị đang cầu nguyện với chúng ta và đang cầu bầu cho chúng ta như những anh chị em đã đi trước chúng ta trong cùng cuộc phiêu lưu của con người. Không có đau buồn nào trong Giáo Hội phát sinh trong cô đơn, không có nước mắt nào rơi trong quên lãng, vì mọi người cùng thở và tham dự vào một ơn thánh chung. Không phải ngẫu nhiên mà trong Giáo Hội cổ thời, người ta được chôn cất trong những khu vườn xung quanh một tòa nhà thánh thiêng, như để nói rằng, một cách nào đó, đoàn ngũ những người đi trước chúng ta đang tham dự vào mọi Bí tích Thánh Thể. Cha mẹ và ông bà của chúng ta ở đó, các cha mẹ đỡ đầu của chúng ta ở đó, các giáo lý viên và các thầy cô khác của chúng ta ở đó… Đức tin được truyền lại, được truyền tải, mà chúng ta đã nhận được. Cùng với đức tin, cách cầu nguyện và việc cầu nguyện đã được truyền lại.

Các thánh vẫn còn ở đây không xa chúng ta; và việc trưng bầy các ngài trong các nhà thờ gợi lên “đám mây nhân chứng” luôn vây quanh chúng ta (xem Dt 12: 1). Lúc bắt đầu, chúng ta đã nghe đoạn trích từ Thư gửi tín hữu Do Thái. Họ là các nhân chứng mà chúng ta không tôn thờ - nghĩa là chúng ta không tôn thờ các vị thánh này - nhưng là những vị được chúng ta tôn kính và là những vị, trong muôn ngàn cách khác nhau, đã đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại. Một “vị thánh” không đưa anh chị em đến với Chúa Giêsu thì không phải là một vị thánh, thậm chí không phải là một Kitô hữu. Một vị thánh phải làm cho anh chị em nhớ đến Chúa Giêsu Kitô vì ngài từng bước trên con đường sống như một Kitô hữu. Các thánh nhắc nhở chúng ta rằng ngay trong cuộc sống của chúng ta, dù yếu đuối và đầy tội lỗi, sự thánh thiện vẫn có thể khai mở. Dù vào thời điểm sau cùng. Thực thế, chúng ta đọc trong Tin Mừng rằng vị thánh đầu tiên được chính Chúa Giêsu phong thánh là một tên trộm, không phải là một Giáo hoàng. Sự thánh thiện là một hành trình của cuộc đời, một cuộc gặp gỡ dài hay ngắn hoặc tức thời với Chúa Giêsu. Nhưng họ luôn luôn là một nhân chứng, một vị thánh là một nhân chứng, một người nam hay người nữ đã gặp Chúa Giêsu và đi theo Chúa Giêsu. Không bao giờ là quá muộn để quay về với Chúa, Đấng tốt lành và cao cả trong tình yêu thương (xem Thánh vịnh 103,8)
...
Cách đầu tiên để đương đầu với thời điểm lo âu xao xuyến là xin các anh chị em của chúng ta, trên hết là các thánh, cầu nguyện cho chúng ta. Tên được đặt cho chúng ta lúc Rửa tội không phải là một nhãn hiệu hay một vật trang trí! Đó thường là tên của Đức Trinh Nữ, hoặc một vị Thánh, những vị không mong điều gì khác hơn là “giúp chúng ta một tay” ở trong đời, giúp chúng ta một tay để có được ơn thánh của Thiên Chúa mà chúng ta rất cần. Nếu những thử thách của cuộc sống vẫn chưa đến mức cùng cực, nếu chúng ta vẫn còn khả năng kiên trì, nếu bất chấp mọi sự chúng ta vẫn tiến bước một cách phó thác, hơn là do công lao của chúng ta, có lẽ chúng ta mang ơn tất cả những điều này vì lời chuyển cầu của tất cả các thánh, trong đó, một số vị đang ở trên Thiên đàng, một số khác đang lữ hành như chúng ta trên thế gian, những người đang bảo vệ và đồng hành với chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều biết có những vị thánh ở đây trên trái đất này, những người nam nữ thánh thiện sống trong sự thánh thiện. Họ không biết điều đó; chúng ta cũng không biết điều đó. Nhưng có những vị thánh, những vị thánh thường ngày, những vị thánh ẩn dật, hay như tôi thích nói, “những vị thánh sống ở nhà bên cạnh”, những người chia sẻ cuộc sống của họ với chúng ta, những người làm việc với chúng ta và sống một cuộc sống thánh thiện.” (ĐTC Phanxicô, 07/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, Tuần Bát nhật Phục Sinh


 

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Thứ năm, Tuần Bát nhật Phục Sinh

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

TÌM GẶP CHÚA PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, 05/04/2021)


“Anh chị em thân mến, chào buổi sáng

Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh còn được gọi là Thứ Hai Thiên Thần vì chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ của thiên thần với những người phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu (x. Mt 28: 1-15). Thiên sứ nói với các bà: “Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như Người đã phán”. (c. 5-6). Thành ngữ “Người đã sống lại” này vượt quá khả năng của con người. Ngay cả những người phụ nữ đã đi vào ngôi mộ và thấy nó trống rỗng cũng không thể xác nhận “Người đã sống lại”, nhưng họ chỉ có thể nói rằng ngôi mộ trống rỗng. “Người đã sống lại” là một thông điệp. Chỉ một thiên thần mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại, chỉ một thiên thần có thẩm quyền mang thông điệp của thiên đàng, với quyền năng được Chúa ban mới có thể nói điều đó, giống như một thiên thần đã có thể nói với Đức Maria: “Bà sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1:31-32). Vì thế, chúng ta gọi ngày hôm nay là Thứ Hai của Thiên thần bởi vì chỉ có một thiên thần với quyền năng của Thiên Chúa mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
Thánh sử Matthêu thuật lại rằng vào buổi sáng Phục sinh “có một trận động đất lớn; vì một thiên sứ của Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá và ngồi trên đó” (xem câu 2). Hòn đá lớn đó, được cho là dấu ấn chiến thắng cái ác và cái chết, được đặt dưới chân, nó trở thành bệ ngồi của thiên thần Chúa. Tất cả các kế hoạch và những mưu lược của những kẻ thù và những kẻ bách hại Chúa Giêsu đều ra vô ích. Tất cả các phong niêm đã vỡ vụn. Hình ảnh thiên thần ngồi trên đá trước lăng mộ là biểu hiện cụ thể, biểu hiện hữu hình của sự chiến thắng cái ác của Thiên Chúa, biểu hiện của sự chiến thắng của Chúa Kitô đối với hoàng tử của thế gian này, biểu hiện của sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Ngôi mộ của Chúa Giêsu không được mở ra bởi một hiện tượng vật lý, mà bởi sự can thiệp của Chúa. Thánh Matthêu nói tiếp rằng sự xuất hiện của thiên thần “giống như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết” (c. 3). Những chi tiết này là những biểu tượng xác nhận sự can thiệp của chính Thiên Chúa, Đấng đang mở ra một kỷ nguyên mới, là thời kỳ cuối cùng của lịch sử vì sự phục sinh của Chúa Giêsu đã khởi đầu cho thời kỳ cuối cùng, có thể kéo dài hàng nghìn năm trong lịch sử, nhưng đó là lần cuối cùng.
Có một phản ứng gồm hai mặt khi nhìn thấy sự can thiệp này của Thiên Chúa. Đó là những người lính canh không thể đối mặt với quyền năng áp đảo của Thiên Chúa và bị rung chuyển bởi một trận động đất bên trong: họ đờ người ra như những người chết (xem câu 4). Quyền năng của Chúa Phục sinh lật nhào những kẻ đã được sử dụng để bảo đảm chiến thắng rõ ràng của cái chết. Và những người bảo vệ đó đã phải làm gì? Đến gặp những người đã ra lệnh cho họ phải canh gác và nói ra sự thật. Họ có một lựa chọn để thực hiện: hoặc nói sự thật hoặc để bản thân bị thuyết phục bởi những người đã giao cho họ lệnh canh gác. Và cách duy nhất để thuyết phục họ là tiền. Và những người đáng thương đó, những người nghèo, đã bán sự thật, và với số tiền trong túi, họ tiếp tục nói: “Không, các môn đệ đến và cướp xác”. Tiền bán Chúa, ngay cả ở đây, trong biến cố phục sinh của Chúa Kitô, có khả năng phủ nhận sự thật. Phản ứng của những người phụ nữ thì khác vì họ được sứ thần Chúa mời gọi một cách rõ ràng là đừng sợ, và cuối cùng, các bà không sợ - “Đừng sợ!” (c. 5) và đừng tìm kiếm Chúa Giêsu trong mộ.
Chúng ta có thể gặt hái được một giáo huấn quý báu từ những lời của thiên sứ: chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa Kitô Phục sinh, Đấng ban sự sống dồi dào cho những ai gặp Ngài. Tìm kiếm Chúa Kitô có nghĩa là khám phá sự bình an trong tâm hồn chúng ta. Những người phụ nữ trong Tin Mừng cũng vậy, sau khi bị rúng động lúc đầu là điều thường tình có thể hiểu được, đã cảm thấy vui mừng tột độ khi phát hiện ra Thầy còn sống (xin xem các câu 8-9). Trong Mùa Phục Sinh này, ước muốn của tôi là mọi người có thể có cùng một kinh nghiệm thiêng liêng, khi đón nhận trong tâm hồn, trong nhà và trong các gia đình của chúng ta lời loan báo vui mừng về Lễ Phục Sinh: “Đức Kitô, đã sống lại từ trong cõi chết, nay Người không còn ở đây nữa; cái chết không còn quyền thống trị trên Người nữa” (Ca nhập lễ). Lời loan báo Phục sinh, Chúa Kitô đang sống, Chúa Kitô đồng hành với cuộc đời tôi, Chúa Kitô ở bên cạnh tôi. Chúa Kitô gõ cửa trái tim tôi để anh chị em có thể cho Người vào, Chúa Kitô đang sống. Trong những ngày lễ Phục sinh, sẽ là tốt cho chúng ta khi lặp lại điều này: Chúa vẫn đang sống.” (ĐTC Phanxicô, 05/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ tư,Tuần XIV- MTN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Thứ ba, Tuần Bát Nhật Phục Sinh


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

SỨ ĐIỆP PHỤC SINH 2021 (ĐTC Phanxicô)



“Anh chị em thân mến, chúc một Lễ Phục sinh tốt lành, hạnh phúc và an bình!
Hôm nay, khắp thế giới, lời công bố của Giáo hội vang lên: “Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, đã sống lại như lời Người đã phán hứa. Alleluia!”
...
Chúa Giêsu bị đóng đinh, không ai khác, đã sống lại từ trong cõi chết. Chúa Cha đã nâng Chúa Giêsu, Con Ngài sống lại, vì Ngài đã hoàn thành ý muốn cứu độ của Người. Chúa Giêsu đã mặc lấy sự yếu đuối của chúng ta, sự mỏng dòn của chúng ta, thậm chí cái chết của chúng ta. Ngài đã chịu đựng những đau khổ của chúng ta và gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Bởi thế, Chúa Cha đã siêu tôn Người và bây giờ Chúa Giêsu Kitô sống mãi mãi; Ngài là Chúa.
Các nhân chứng thuật lại một chi tiết quan trọng: Chúa Giêsu Phục sinh mang dấu vết của các vết thương ở tay, chân và cạnh sườn. Những vết thương này là dấu ấn vĩnh cửu của tình yêu Người dành cho chúng ta. Tất cả những ai trải qua thử thách đau đớn về thể xác hay tinh thần đều có thể tìm thấy nơi nương tựa trong những vết thương này và qua các vết thương ấy, nhận được ân sủng của niềm hy vọng không làm thất vọng.
Chúa Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng cho tất cả những ai đang tiếp tục phải chịu đựng đại dịch, cả những bệnh nhân và những người đã mất người thân yêu. Xin Chúa ban cho họ sự an ủi, và nâng đỡ những nỗ lực dũng cảm của các bác sĩ và y tá. Tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, cần được hỗ trợ và có quyền được tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết. Điều này càng rõ ràng hơn trong những thời điểm mà tất cả chúng ta được kêu gọi để chống lại đại dịch. Vắc xin là một công cụ cần thiết trong cuộc chiến này. Tôi kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế, với tinh thần trách nhiệm toàn cầu, cam kết khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc phân phối vắc xin và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối vắc xin, đặc biệt là ở các nước nghèo nhất.
Chúa bị đóng đinh và phục sinh là niềm an ủi cho những người bị mất việc làm hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và thiếu an sinh xã hội cần thiết. Cầu mong Ngài truyền cảm hứng cho các cơ quan công quyền hành động để tất cả mọi người, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, sẽ được cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để có một mức sống đúng phẩm giá. Đáng buồn thay, đại dịch đã làm gia tăng đáng kể số người nghèo và sự tuyệt vọng của hàng ngàn người.
...
Anh chị em thân mến, một lần nữa trong năm nay, ở nhiều nơi khác nhau, nhiều Kitô hữu đã phải cử hành Lễ Phục sinh dưới những hạn chế nghiêm nhặt và đôi khi không thể tham dự các cử hành phụng vụ. Chúng ta cầu nguyện rằng những hạn chế đó, cũng như tất cả những hạn chế về quyền tự do thờ phượng và tôn giáo trên toàn thế giới, có thể được dỡ bỏ và mọi người được phép tự do cầu nguyện và ca ngợi Thiên Chúa.
Giữa muôn vàn gian khổ mà chúng ta đang chịu đựng, chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta đã được chữa lành bởi những vết thương của Chúa Kitô (xem 1 Phi 2:24). Dưới ánh sáng của Chúa Phục Sinh, những đau khổ của chúng ta giờ đây đã được biến đổi. Nơi từng có cái chết, giờ đây ở đó có sự sống. Nơi từng có tang thương, giờ đây có niềm an ủi. Khi ôm lấy thập tự giá, Chúa Giêsu đã ban tặng ý nghĩa cho những đau khổ của chúng ta và bây giờ chúng ta cầu nguyện rằng thiện ích của việc chữa lành đó sẽ lan rộng khắp thế giới. Cầu chúc một lễ Phục sinh tốt lành, hạnh phúc và thanh thản cho tất cả anh chị em!” (04/04/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh 03/04/2021)




“Những người phụ nữ nghĩ rằng họ sẽ tìm thấy xác Chúa để xức dầu, nhưng thay vào đó họ lại tìm thấy một ngôi mộ trống. Họ đã đi để than khóc một người đã chết, nhưng họ lại nghe thấy một thông báo về sự sống. Vì thế, Tin Mừng cho biết, những người phụ nữ đó “đầy sợ hãi và kinh ngạc”, đầy sợ hãi, run rẩy và đầy kinh ngạc. Kinh ngạc: trong trường hợp này là sự sợ hãi xen lẫn vui mừng, khiến họ ngạc nhiên khi thấy tảng đá lớn của ngôi mộ đã bị lăn qua một bên và thấy một chàng trai mặc áo choàng trắng. Thật là ngạc nhiên khi nghe những lời đó: “Các bà đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nagiarét chịu đóng đinh, nhưng Người đã sống lại”

...
Chúa Giêsu không phải là một nhân vật lỗi thời. Ngài vẫn sống, ở đây và bây giờ. Ngài đi bên cạnh anh chị em mỗi ngày, trong hoàn cảnh anh chị em đang trải qua, trong thử thách anh chị em đang phải đối diện, trong những giấc mơ mà anh chị em ấp ủ trong lòng.
...
Chúa Giêsu, Chúa Phục sinh, yêu thương chúng ta vô bờ bến và thăm viếng từng hoàn cảnh sống của chúng ta. Ngài hiện diện giữa lòng thế giới và mời gọi chúng ta vượt qua những rào cản, vượt qua những định kiến, đến gần những người xung quanh mỗi ngày, để khám phá lại ân sủng của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy nhận ra Chúa Phục sinh hiện diện trong Galilêa của chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày. Với Ngài, cuộc sống sẽ thay đổi. Bởi vì vượt lên trên mọi thất bại, xấu xa và bạo lực, vượt qua mọi đau khổ và chết chóc, Chúa Phục sinh đang sống và Chúa Phục sinh đang hướng dẫn lịch sử.
Anh chị em thân mến, nếu trong đêm nay, anh chị em mang trong lòng mình một giờ khắc đen tối, một ngày chưa ló rạng, một ánh sáng bị chôn vùi, một giấc mơ tan vỡ, thì hãy đi, hãy mở rộng trái tim của anh chị em với sự ngạc nhiên trước thông điệp của Lễ Phục Sinh: Chúa đã sống lại! Ngài đang đợi anh chị em ở Galilêa. Kỳ vọng của anh chị em sẽ không còn dang dở, nước mắt của anh chị em sẽ được lau khô, nỗi sợ hãi của anh chị em sẽ được vượt qua bằng hy vọng. Bởi vì, anh chị em biết đấy, Chúa luôn đi trước anh chị em, luôn đi trước anh chị em. Và, với Người, cuộc sống luôn bắt đầu lại.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh 03/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

Thứ Bảy - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

THẬP GIÁ (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Dầu, 01/04/2021)


“... chúng ta ngạc nhiên khi thấy thập tự giá hiện diện trong cuộc đời của Chúa ngay từ lúc bắt đầu sứ vụ của Ngài, ngay cả trước khi Ngài chào đời. Thập giá đã ở đó trong sự bối rối ban đầu của Đức Maria trước sứ điệp của thiên thần; thập giá ở đó trong giấc ngủ chập chờn của Thánh Giuse, khi thánh nhân cảm thấy phải đưa Mẹ Maria ra đi một cách lặng lẽ. Thập giá ở đó trong cuộc bách hại của Hêrôđê và trong những gian khổ mà Thánh Gia phải chịu đựng, giống như những gia đình khác khi phải sống lưu vong bên ngoài quê hương của họ.

Tất cả những điều này làm cho chúng ta nhận ra rằng mầu nhiệm thập giá hiện diện “ngay từ đầu”. Nó làm cho chúng ta hiểu rằng thập tự giá không phải là một suy nghĩ sau đó, một điều gì đó đã xảy ra một cách tình cờ trong cuộc đời của Chúa. Đúng là tất cả những ai đóng đinh người khác trong suốt lịch sử thường xem thập tự giá như một hình phạt tình cờ, nhưng không phải vậy: thập tự giá không xuất hiện một cách tình cờ. Thập giá lớn nhỏ của nhân loại, thập giá của mỗi chúng ta, không ngẫu nhiên xuất hiện.
Tại sao Chúa đã chấp nhận thập giá trọn vẹn và cho đến cùng? Tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận trọn cuộc Khổ nạn của Ngài: sự phản bội và bỏ rơi của bạn bè sau Bữa Tiệc Ly, sự bắt giữ bất hợp pháp, phiên tòa chóng vánh và bản án không tương xứng, sự bạo hành vô cớ và không thể biện minh được khi Ngài bị đánh đập và phỉ nhổ? Nếu hoàn cảnh là yếu tố duy nhất quyết định sức mạnh cứu rỗi của thập tự giá, Chúa đã không chấp nhận mọi sự. Nhưng khi giờ của Ngài đến, Ngài đã chấp nhận thập tự giá một cách trọn vẹn. Vì trên thập tự giá không thể có sự mơ hồ! Thập giá là không thể thương lượng.
...đúng là có một khía cạnh của thập tự giá là một phần tích hợp của tình trạng con người, giới hạn và sự yếu đuối của chúng ta. Tuy nhiên, cũng đúng là một điều gì đó đã xảy ra trên Thập tự giá không liên quan gì đến sự yếu đuối của con người chúng ta mà là vết cắn của con rắn, là kẻ, khi nhìn thấy Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, đã cắn Ngài trong một nỗ lực đầu độc và đập tan mọi công việc của Ngài. Một vết cắn cố gắng gây tai tiếng - và đây là thời đại của những vụ tai tiếng - một vết cắn tìm cách vô hiệu hóa và biến tất cả sự phục vụ và hy sinh yêu thương cho người khác thành ra vô ích và vô nghĩa. Đó là nọc độc của kẻ ác luôn khăng khăng: hãy tự cứu lấy mình.
Chính trong “vết cắn” khắc nghiệt và đau đớn tìm cách mang đến cái chết này, chiến thắng của Thiên Chúa cuối cùng đã được nhìn thấy. Thánh Maximô Cha Giải Tội nói với chúng ta rằng trong Chúa Giêsu bị đóng đinh, một sự đảo ngược đã xảy ra. Khi cắn thịt Chúa, ma quỷ không đầu độc được Ngài, vì trong Ngài, nó chỉ gặp được sự hiền lành vô hạn và sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Ngược lại, nó bị dính vào cái móc của thập tự giá, nó ăn thịt của Chúa, là điều xem ra độc hại đối với nó, trong khi đối với chúng ta, đó là liều thuốc giải độc vô hiệu hóa sức mạnh của kẻ ác.
Đây là những suy ngẫm của tôi. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng để sinh lợi từ giáo huấn này. Đúng là thập tự giá hiện diện trong việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta, nhưng đó là thập tự giá mang đến ơn cứu rỗi cho chúng ta. Nhờ bửu huyết giao hòa của Chúa Giêsu, chính cây thập tự giá chứa đựng sức mạnh chiến thắng của Chúa Kitô, chiến thắng sự dữ và giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác. Đón nhận thánh giá cùng với Chúa Giêsu, và như Ngài đã làm trước chúng ta là ra đi rao giảng, sẽ cho phép chúng ta phân biệt và loại bỏ nọc độc của tai tiếng, mà ma quỷ muốn đầu độc chúng ta bất cứ khi nào cây thập tự bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta...
Cách chúng ta đón nhận thập tự giá trong việc rao giảng Tin Mừng - bằng những việc làm và bằng lời nói, khi cần thiết - làm rõ hai điều này. Thứ nhất, những đau khổ đến từ Tin Mừng không phải là của chúng ta, mà là “những đau khổ của Đức Kitô trong chúng ta” ( 2Cr 1: 5), và thứ hai là “chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn phần chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu” ( 2Cr 4, 5).
Tôi muốn kết thúc bằng cách chia sẻ một trong những kỷ niệm của tôi. “Một lần, vào một thời điểm đen tối trong cuộc đời, tôi đã cầu xin Chúa ban cho ân sủng để giải thoát tôi khỏi một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Một khoảnh khắc đen tối. Tôi đã giảng các Bài Linh Thao cho một số nữ tu, và vào ngày cuối cùng, theo thông lệ trong những ngày đó, tất cả họ đều đi xưng tội. Một sơ lớn tuổi đến; sơ ấy có một cái nhìn trong sáng, đôi mắt đầy ánh sáng. Một người phụ nữ của Chúa. Khi sơ ấy xưng tội xong, tôi cảm thấy thôi thúc muốn xin sơ ấy một ân huệ, vì vậy tôi nói với sơ ấy, ‘Thưa sơ, để làm việc đền tội, sơ hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần một ân sủng đặc biệt. Hãy cầu xin Chúa cho điều đó. Nếu sơ cầu xin Chúa, chắc chắn Ngài sẽ ban cho tôi điều đó’. Sơ ấy dừng lại trong im lặng một lúc và dường như đang cầu nguyện, sau đó sơ ấy nhìn tôi và nói, ‘Chúa chắc chắn sẽ ban cho cha ân sủng đó, nhưng cha nên rõ ràng rằng: Ngài sẽ ban cho cha theo thánh ý của riêng Ngài’. Điều này đã làm tôi rất vui khi nghe được rằng Chúa luôn ban cho chúng ta những gì chúng ta xin, nhưng Người làm như vậy theo cách của Người. Cách đó liên quan đến thập tự giá. Không phải vì chủ nghĩa khổ hạnh. Nhưng vì tình yêu, tình yêu cho đến cùng”. (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Dầu, 01/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Thứ Năm -Tuần Thánh


Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.